Quy trình viết bài học thuật | Ứng dụng vào IELTS Writing Task 2

Sau đây, tác giả sẽ cung cấp cho người đọc các bước trong quy trình viết học thuật và những công cụ hữu dụng giúp tạo ra một bản văn gọn gàng và trôi chảy đồng thời tối ưu được thời gian hoàn thành yêu cầu đề bài.

Key takeaways

Quy trình tiêu chuẩn các bước để hoàn thành một bài viết học thuật

Để đạt được mục tiêu nghị luận, các bài viết học thuật có thể đi theo các bước sau: tìm kiếm và nghiên cứu thông tin (discovery/ investigation), hình thành ý tưởng và dàn ý (prewriting), soạn thảo (draft), kiểm duyệt (revising), chỉnh sửa (editing), và trích nguồn (referencing).

Bước 1: Tìm kiếm và nghiên cứu thông tin (Discovery/ Investigation)

Ở bước này, nhiệm vụ được yêu cầu là bám sát một cách chủ động chủ động với các nguồn thông tin tìm được. Nói cách khác, việc đọc thụ động thông thường không còn đủ mà học sinh cần phải phản biện, ghi chú những suy nghĩ, ý tưởng của mình trong suốt quá trình đọc.

Tự chất vấn những câu hỏi như “những thông tin, dữ liệu đó nói lên được câu chuyện gì?”, “tại sao thông tin đó được đưa ra?”, “điều gì có thể làm tốt hơn?”

Hơn nữa, không phải lúc nào ta cũng phải đọc một cách chuyên sâu (intensive reading) mà cần phải học thêm những kỹ năng khác như đọc lướt (skimming) và đọc quét để tìm từ khoá (scanning) để việc tra cứu thông tin cần thiết trở nên hiệu quả hơn:

Trong khi, việc đọc lướt nghĩa là nhìn nhanh qua các từ mang thông tin và câu chủ đề của mỗi đoạn để có cái nhìn tổng quan về nội dung của đoạn, đọc quét có nghĩa là tìm ra những từ khoá quan trọng trong bài để tìm được vùng thông tin mong muốn.

Những công cụ này sẽ cần thiết hơn khi việc nghiên cứu đòi hỏi việc đọc nhiều sách, thứ sẽ mất rất nhiều thời gian nếu đọc toàn bộ. Thay vì thế, người viết có thể tìm kiếm một tiêu đề của một chương có thể chứa thông tin có liên quan đến chủ đề của mình hoặc tra phụ lục để tìm những thuật ngữ mong muốn.

image-alt

Những bài báo trực tuyến có thẩm định là một nguồn thông tin học thuật phù hợp cho các học sinh, sinh viên tham khảo, có thể được tìm thấy qua các công cụ tìm kiếm như: Google Scholar hay Capron Library,…

Ngoài ra, người mới bắt đầu cũng có thể đọc từ các đầu báo uy tín của Việt Nam như: VNExpress, Vietcetera… để tích luỹ cho mình nguồn kiến thức khoa học, xã hội rộng hơn.

Bước 2: Hình thành ý tưởng và lên dàn ý (Prewriting)

Giai đoạn prewriting là bước quan trọng mà ta sẽ áp dụng một số những công cụ như: viết tự do (free writing), viết theo cụm (clustering), brainstorming (tư duy đa chiều) và lên dàn ý (outlining) để thích ý tưởng và định hướng tư duy của mình.

Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình viết vì nó sẽ giúp tổ chức bài viết một cách khoa học và như một ngọn hải đăng khiến người viết không đi “lạc đề”.

Viết tự do (Free writing)

Phương pháp này cho phép tác giả tập trung viết những suy nghĩ và ý tưởng của mình ra giấy một cách tự do trong một khoảng thời gian xác định mà không cần quan tâm về lỗi ngữ pháp, chính tả hay nội dung.

Điều quan trọng của kỹ thuật này là không được dừng lại mà phải viết liên tục trong khoảng thời gian đó để hạn chế sự kiểm duyệt của não bộ- thứ ngăn cản chúng ta suy nghĩ vượt khỏi khuôn khổ.

Thậm chí, có thể buộc bản thân viết liên tục bằng cách viết ra những suy nghĩ của bản thân ra giấy cho đến khi ý tưởng nảy ra trong đầu. Mục tiêu cốt lõi của công cụ này là tạo ra những ý tưởng nên buộc phải viết nhanh đến mức không thể nhìn lại hay chỉnh sửa bất kỳ ý tưởng nào của mình.

Sau khi thời gian kết thúc, hãy nhìn lại những gì đã viết và lọc ra những ý tưởng nổi bật và thú vị. Lặp đi lặp lại quá trình viết tự do này nhưng dần cụ thể hơn lần trước đó và những nguyên tắc tương tự vẫn được áp dụng: “viết nhanh, không chỉnh sửa và không ngừng lại” cho đến khi có đủ luận điểm cho bài viết.

Viết theo cụm (Clustering tool)

Hay còn được gọi là sơ đồ tư duy, công cụ này sẽ giúp bạn khám phá được mối liên kết giữa các ý tưởng khác nhau.

Sau khi đọc hiểu đề bài, ta cần phải xác định được những từ khoá hay những đối tượng trọng tâm của đề bài, gọi chung là “giới hạn chủ đề”.

Tiếp theo, khi bạn nghĩ ra các ý tưởng, hãy viết xung quanh đối chủ đề đó và nối với chúng bằng những sợi dây liên kết, cho đến khi bạn có một biểu đồ gồm các ý tưởng kết nối với nhau một cách trực quan. Từ đó, sẽ thấy những ý tưởng ăn khớp với nhau như thế nào và sắp xếp có định hướng cho bài viết của mình.

Tư duy đa chiều (Brainstorming)

Công cụ rèn luyện cách suy nghĩ bứt phá khỏi lối suy nghĩ thông thường của mình, dưới nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau. Mọi ý tưởng mới đều được tiếp nhận một cách không phán xét và kỹ thuật khuyến khích mọi người đưa ra những ý tưởng lúc đầu có vẻ hơi điên rồ.

Nếu bạn cho phép bạn thân suy nghĩ vượt qua khuôn khổ, bạn có thể tìm thấy cách nhìn vào một chủ đề cũ thông qua một con mắt mới.

Ví dụ:

Topic: “There are several improvements in life due to the positive effects of technology”.

Để phân tích chủ đề này, tác giả sẽ sử dụng hai công cụ là viết theo cụm và tư duy đa chiều:

image-alt

Từ một chủ đề nhỏ là “lợi ích của công nghệ”, tác giả đã có thể nhìn dưới 3 góc nhìn khác nhau, từ khía cạnh công việc, đến giáo dục và giải trí. Sau đó sắp xếp những ý tưởng khác nhau vào các mục nhỏ ta sẽ có được một sơ đồ ý tưởng logic và mạch lạc.

Lên dàn ý (Outlining):

Từ các nhóm ý tưởng, người viết sẽ tổ chức bố cục của bài luận một cách logic.

Bắt đầu với việc tạo lập một câu luận đề giới thiệu quan điểm của tác giả, giúp người đọc hiểu được lập luận của bạn một cách dễ dàng hơn về sau.

Thường bắt đầu với các cụm như:

Sau đó, sắp xếp các ý tưởng mà các bạn đã có được qua các bước phía trên vào các đoạn văn thân bài để hỗ trợ cho câu luận đề của mình. Sau cùng, sẽ có một dàn ý chủ đề thể hiện thứ tự và mạch ý của từng đoạn thân bài trong bài luận.

Cũng trong giai đoạn này, người viết cần phải đưa ra quyết định về đối tượng người đọc để lựa chọn ngôn ngữ và giọng điều cho phù hợp. Để làm được điều này người viết cần phải tự đặt những câu hỏi như: “Đối tượng mình muốn hướng đến là ai?”, “Mục đích bài viết là gì?”.

Các kỹ thuật này có thể được áp dụng vào quá trình phân tích đề bài và lập dàn ý để đạt được điểm số mong muốn cho tiêu chí Task Response, cũng như có sự định hướng nội dung mạch lạc và trôi chảy hơn.

Bước 3: Soạn thảo (Drafting)

Đây là bước mà người viết sẽ bắt tay vào việc viết bài luận của mình.

Trong quá trình soạn thảo, người viết cần phải bám sát vào các nội dung được tạo ra trong bước lên dàn ý và đồng thời xem lại những ghi chú trong quá trình tìm kiếm và nghiên cứu thông tin để xây dựng và trình bày các đoạn văn thân bài toàn diện.

Bước 4: Kiểm duyệt (Revising)

Theo bài viết “The Writing Process” của đại học University of Lynchburg, có hai phạm vi khác nhau của quá trình kiểm duyệt, có thể hiểu nôm na là cục bộ và toàn bộ.

Quá trình kiểm duyệt toàn bộ: là việc tìm kiếm những vấn đề về sự mạch lạc và sự phát triển tổng thể của cả bài. Cụ thể, nếu các đoạn văn trong bài chưa được nối kết với nhau mà hơi rời rạc, bài viết đang có vấn đề về sự liên kết.

Có thể thay đổi một chút thứ tự của các đoạn văn, thêm vào một số phương tiện liên kết (cohesive devices) hoặc thêm một đến hai câu giải thích về sự chuyển luận điểm. Nó hiển nhiên rằng một bài viết mà có một sự chuyển tiếp một cách mượt mà sẽ giúp người đọc dễ theo dõi và dễ hiểu hơn.

Quá trình kiểm duyệt cục bộ: Những vấn đề cục bộ bao gồm sự rõ ràng trong câu đảm bảo tính mạch lạc của ý tưởng. Một trong những điều quan trọng giúp tránh và sửa những vấn đề về cục bộ là đa dạng cấu trúc câu như câu đơn, câu phức, câu ghép, câu với mệnh đề quan hệ,… và tránh sử dụng những từ vựng trùng lặp để tạo ra sự hứng thú cho người đọc.

Bước 5: Chỉnh sửa (Editing)

Trong giai đoạn này, thay vì đọc nội dung ta nên tập trung kỹ hơn về những vấn đề liên quan đến ngữ pháp, đánh vần và chấm câu đã bị bỏ qua hoặc mắc phải trong trong bước duyệt lại.

Tips: Để tìm ra lỗi ngữ pháp, có một tips nhỏ là hãy đọc ra tiếng bài viết của bạn, bạn sẽ tìm thấy những vấn đề về ngữ pháp, chấm câu và chính tả dễ dàng hơn.

Mặc dù đây là một bước nhỏ nhưng rất quan trọng để tránh mất điểm ngữ pháp do những lỗi sai không đáng có.

Bước 6: Định dạng và trích nguồn (Referencing)

Mỗi lĩnh vực, loại tài liệu khác nhau cần được định dạng theo một cách khác nhau tuỳ thuộc vào tổ chức hay ban thẩm định bài viết. Vì vậy, cần phải đọc kỹ quy định của biên tập cho phần định dạng trước khi viết để đáp ứng những yêu cầu đó.

Thông thường, các bài viết học thuật về khoa học, kinh doanh và kinh tế sử dụng quy tắc định dạng APA và CSE, ngôn ngữ và các ngành nhân văn khác sẽ thường sử dụng quy tắc định dạng MLA.

Sau đó, ta cần phải trích dẫn trực tiếp trong các đoạn văn bản và các thêm một danh sách các nguồn sử dụng (Works cited list, Reference list) trong bài. Đồng thời cách trích dẫn trực tiếp trong văn bản và định dạng của danh sách các nguồn sử dụng cũng sẽ được quy định trong quy tắc định dạng.

Xem các quy tắc định dạng APA, Chicago, và MLA có thể được tham khảo: tại đây

Lưu ý: các thí sinh IELTS thường không cần phải thực hiện bước này vì hầu hết các thông tin trong bài viết đều là ngôn ngữ của tác giả.

Ứng dụng quy trình chuẩn vào bài thi IELTS Writing Task 2

Khi viết bài writing task 2, các học sinh IELTS có thể đi theo quy trình gồm 4 bước sau: hình thành ý tưởng và lên dàn ý, soạn thảo, kiểm duyệt và chỉnh sửa.

Bước tìm kiếm và khám phá thông tin không hẳn là không xảy ra mà quá trình này sẽ xảy ra gián tiếp thông qua quá trình chọn lọc và tích luỹ thông tin từ các nguồn khác nhau như báo chí, bài viết khoa học, sách vở hằng ngày và từ trải nghiệm sống của mình.

Việc thiếu quá trình tìm kiếm và khám phá thông tin sẽ khiến cho luận điểm sẽ không được sắc bén và bài viết IELTS từ đó mà không đủ chiều sâu. Vì thế, học sinh cần phải trau dồi cho mình một vốn kiến thức sâu rộng và tư duy phản biện thông qua quá trình học tập và tìm tòi.

Bước 1: Hình thành ý tưởng và lên dàn ý (Prewriting)

Đối với thí sinh thi IELTS, đối tượng người đọc được xác định là các giám khảo và văn phong quy định là phong cách học thuật (formal) hoặc bán trang trọng/ trung lập (Semi-formal and neutral) cho cả hai task 1 và 2.

Lưu ý: Không phải lúc nào cũng áp dụng tất cả các công cụ viết tự do, viết theo cụm và tư duy đa chiều trong lúc làm bài viết. Tuỳ thuộc vào từng chủ đề, hoàn cảnh khác nhau khác nhau, người đọc sẽ chọn vài công cụ và sử dụng linh hoạt để tối ưu hoá được thời gian và điểm số của mình.

Quy trình có thể sẽ diễn ra như ví dụ sau:

E.g. Some people say that too much time and resources are spent on the protection of wild animals and birds. To what extent do you agree or disagree?

Áp dụng kỹ thuật viết tự do, tác giả tìm thấy một số những ý tưởng nổi bật như:

Những khu bảo tồn động vật hoang dã đang bị xuống cấp như sở thú Sài Gòn, động vật phải sống trong điều kiện thiếu thức ăn, đồ uống,v.v,…

Các động vật hoang dã vẫn bị khai thác cho các hoạt động giải trí của con người ở các khu du lịch và các sở thú.

Việc tiêu thụ động vật hoang dã vẫn diễn ra như cao cọp, sừng tê giác,…

Những ý kiến trên đều phủ nhận niềm tin trên→ tác giả phát triển bài viết theo hướng hoàn toàn không đồng ý.

Áp dụng kỹ thuật viết theo cụm ta có sơ đồ tư duy sau:

image-alt

Cuối cùng, lập một dàn ý khoa học dựa trên các luận điểm trên.

a. Introduction:

Giới thiệu chủ đề: Paraphrase lại đề bài từ 1-2 câu

Thesis statement: However, I personally disagree with this point of view since time is not invested efficiently to tackle the illegal use and consumption of wild animals and birds, and the subsidies are insufficient for their basic needs.

b. Body:

Point 1: Have not invested enough time in law enforcement.

Support: Wild animals and birds are being taken advantage of for the entertainment purposes of humans.

Support: The poaching of endangered species is still taking place by hunters without any strict handling measures.

Point 2: The resources are insufficient for their basic needs

Support: The living condition of wild birds and animals are poor in some conservation areas as they are kept in small and rusted cages.

Support: Animals depend mainly on limited funds from tourists' sightseeing fees and non-governmental organizations.

c. Conclusion:

Khẳng định lại luận đề và tóm tắt sơ lược về nội dung: In conclusion, I believe that… as …

Từ dàn ý phía trên, ta có thể khái quát dàn ý cho bài viết IELTS task 2 như sau:

image-alt

Bước 2: Soạn thảo

Tác giả sẽ giới thiệu một công cụ để củng cố lập luận của mình trong phần thân bài gọi là cấu trúc P.I.E với ba phần

Tham khảo bài viết giải thích về cấu trúc P.I.E cụ thể hơn ở đây: Cấu trúc đoạn văn P.I.E và ứng dụng vào Two-part questions trong IELTS Writing Task 2

image-alt

Áp dụng cấu trúc P.I.E cho chủ đề IELTS phía trên, tác giả sẽ có đoạn thân bài 1 như sau:

To begin with, the laxity in monitoring and management of illegal animal exploitation illustrates that the government has not invested enough time in the enforcement of animal protection laws. For instance, wild bears and birds are still taken advantage of for recreational purposes despite the ban on animal circus performances. Additionally, the poaching of endangered species is still taking place frequently with limited control from the government. Therefore, more time should be spent on imposing strict punishments for those violations and securing the lives of animals in natural habitats.

POINT: Trước tiên đưa ra một ý tưởng trọng tâm được thảo luận xuyên suốt đoạn văn bằng một luận điểm chính: “To begin with, The laxity in monitoring and management of illegal animal exploitation illustrates that the government has not invested enough time in the enforcement of animal protection laws.”

ILLUSTRATION: Minh hoạ cho luận điểm của mình bằng các luận cứ (những kinh nghiệm cá nhân hay những ví dụ minh hoạ): “For instance, wild bears and birds are still taken advantage of for recreational purposes despite the ban on animal circus performances. Additionally, the poaching of endangered species is still taking place frequently with limited control from the government.”

EXPLANATION: Giải thích mối liên quan giữa luận cứ và luận điểm để bố cục thêm chặt chẽ: “Therefore, more time should be spent on imposing strict punishments for those violations and securing the lives of animals in natural habitats.”

→ Lưu ý: Khi làm bài thi IELTS, trong bước này, các học viên cũng nên chú ý số từ của mình: không nên trình bày quá nhiều ý tưởng cho một đoạn văn nên ta có thể xếp các ý tưởng tương tự vào cùng nhau và phân tích kỹ hơn để đạt được tiêu chí “Task Response” về phát triển và hỗ trợ luận điểm.

Bước 3: Kiểm duyệt lại

Trong bước này, ta có thể lồng ghép thêm các phương tiện liên kết như: “however”, “similarly”, “although”, “for example”, “in addition" để cho các câu văn trong đoạn được liên kết với nhau trôi chảy hơn.

Ngoài ra, tác giả còn có thể sử dụng đa dạng các loại câu như: câu điều kiện, câu với mệnh đề quan hệ, câu ghép để tạo ra sự phong phú thêm cho đoạn văn giúp bài viết thu hút đọc giả và tăng sức thuyết phục.

Bước 4: Chỉnh sửa

Hãy luôn nhớ dành ít nhất hai đến ba phút cuối cùng để đọc lại bài của mình một lần nữa. Tuy nhiên, thay vì tập trung vào nội dung, thí sinh cần chú ý hơn về cú pháp, văn phạm và chính tả của mình để tránh bị mất điểm cho tiêu chí “grammatical range and accuracy” một cách đáng tiếc.

Tổng kết

Bài viết đã đề cập, phân tích và những ví dụ về cách áp dụng quy trình tiêu chuẩn thực hiện một bài luận văn cho các học viên IELTS, cũng như đưa ra một dàn ý chung cho bài IELTS writing task 2. Để cải thiện tốc độ viết và chất lượng của bài viết IELTS writing task 2, việc áp dụng quy trình gồm 4 bước: hình thành ý tưởng và dàn ý, soạn thảo, kiểm duyệt và chỉnh sửa là không thể thiếu. Ngoài ra, ta có thể luyện tập sử dụng các công cụ kích thích tư duy phát triển ý tưởng như brainstorming, freewriting để tạo ra những luận điểm sắc bén cho mình.

Tài liệu trích dẫn:

Purdue Writing Lab. “OWL // Purdue Writing Lab.” Purdue Writing Lab, 2015, owl.purdue.edu/.

“The Writing Process.” The University of Lynchburg, www.lynchburg.edu/academics/writing-center/wilmer-writing-center-online-writing-lab/the-writing-process/.

Link nội dung: https://flowerstore.vn/viet-hoc-thuat-a32278.html