Đó là thông tin mà “vua dê núi” Trịnh Văn Đàm ở xã Đông Sơn, TP.Tam Điệp (Ninh Bình) hé lộ sau quá trình hàng chục năm nuôi và theo dõi đàn dê tại trang trại của gia đình.
Cận cảnh một chú dê đực đang độ sung mãn
“Hiện đàn dê của tôi đang nuôi có số lượng lớn nhất tỉnh, lên đến khoảng trên 200 con, trong đó có cả dê cái và dê đực. Với số lượng dê cái hùng hậu tôi luôn phải nuôi thửa tới 5 - 7 chú dê đực to khỏe mới có thể đáp ứng nhu cầu” - ông Đàm chia sẻ.
Ông Đàm cho biết, dê đực tại trang trại thường làm “chuyện ấy” với dê cái vào các buổi sáng sớm khi ông tháo chuồng cho dê đi ăn. Tranh thủ lúc này, dê đực vẫn giao phối với khoảng 30 - 40% đàn dê cái.
Trong “nhiệm kỳ” trên dưới 5 năm của mình (độ tuổi dê đực có sức khỏe sung mãn nhất) dê đực luôn giữ vị trí thủ lĩnh trong đàn dê cái khoảng từ 30 - 50 con.
“Có hôm đuổi dê đi ăn trên núi tôi còn theo dõi thấy một số con dê cái nhảy lên nhau (giống hành động của dê đực khi giao phối với dê cái). Theo dõi nhiều ngày tôi mới nghiệm ra một điều là khi con dê cái nào đó trong đàn động dục sẽ gây sự chú ý và dụ dỗ dê đực giao phối với mình bằng cách khiêu khích, nhưng thường trong đàn có con dê cái nào đến thời kỳ sinh sản là dê đực đều biết và chủ động giao phối trước” - ông Đàm tiết lộ.
Một chú dê đực lai to khỏe thống lĩnh đàn dê cái và các con non khoảng trên dưới 50 con tại trang trại của ông Đàm.
Để tránh tình trạng dê giao phối cận huyết và giữ sức khỏe cho đàn dê, ông Đàm cho biết thường hay trao đổi dê đực với các chủ trang trại khác trong và ngoài địa phương: “Thường thì trong 1 đến 2 năm chúng tôi trao đổi dê đực1-2 lần. Mỗi con dê đực mới đưa về thường phải có thời gian nhất định mới quen và lãnh đạo được các thành viên trong các đàn của mình”.
Cận cảnh một gia đình nhà dê tại trang trại của ông Đàm. "Thường thì dê đực chuẩn có sức khỏe tốt có cân nặng từ 30 đến trên dưới 80kg/con tùy chủng loại dê, qua theo dõi của tôi thì các loại dê như dê núi cỏ, dê lai bách thảo... đều có khả năng giao phối cực cao" - ông Đàm tiết lộ.
Là một người cũng có bề dày kinh nghiệm trong nghề nuôi dê núi đá ở Hoa Lư (Ninh Bình), ông Nguyễn Hùng Vương - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Hòa cho rằng: Dê là loài vật sinh sống bầy đàn nên thường sẽ có một con đực đầu đàn. Con đực có trách nhiệm dẫn dắt cả bầy đi ăn, dẫn về và chịu trách nhiệm cai quản các thành viên khác. Con đực đầu đàn còn có chức năng truyền giống cho các con cái sinh sản.
“Khi con đực đầu đàn già, yếu đi (khoảng trên dưới 5 năm tuổi) thì sẽ bị con dê đực khác mạnh hơn soán ngôi để chiếm quyền thống lĩnh và "hưởng thụ" số dê cái trong đàn. Thường thì người ta chỉ nuôi một con đực cho đàn dê khoảng 50 con dê cái. Số dê đực con sẽ bị bán làm thịt, chỉ có con nào đẹp mới giữ lại làm dê giống” - ông Vương cho hay.
Ngay từ bé dê cái con đã học được chiêu khiêu khích dê đực (chiêu dẫn dụ để dê đực đến giao phối với dê cái) từ dê mẹ.
Cũng theo ông Vương, dê cái con sẽ mất khoảng hai tháng để trưởng thành rồi động dục. Còn dê cái lớn sau sinh vài ngày là động dục liền. Dê cái động dục sẽ tìm dê đực. “Tuy nhiên, qua theo dõi trong thời gian nuôi dê, tôi thường thấy dê cái tự tìm đến khiêu khích dê đực hoặc dê đực hay dẫn dụ dê cái giao phối với mình bằng mùi hương đặc trưng của dê đực” - ông Vương chia sẻ.
Theo ông Vương, do biết được bí quyết tình dục của loài dê, nhiều người đã tìm cách "đánh cắp" bí quyết này bằng cách mua ngọc dương của dê đực về ngâm rượu uống nhằm cải thiện đời sống vợ chồng.
>> XEM THÊM: “Kiện tướng” nuôi dê tiết lộ bí quyết phối giống
Link nội dung: https://flowerstore.vn/hinh-anh-con-de-duc-a32457.html