Basis là gì? Đặc điểm và tầm quan trọng của basis trong chứng khoán phái sinh

Thuật ngữ Basis là một thuật ngữ quan trọng nhưng thường bị nhiều người bỏ qua khi giao dịch trên thị trường tài chính. Đặc biệt là tại thị trường phái sinh. Vậy trong chứng khoán, Basis là gì? Có ý nghĩa ra sao? Nếu bạn đang tìm hiểu những vấn đề liên quan tới chỉ số này, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Các khái niệm về Basis

Basis là gì?

Basis là khái niệm thể hiện sự chênh lệch giữa giá giao ngay tại thời điểm chuyển giao/ký hợp đồng và giá của hàng hoá, tài sản tại một thời hạn xác định trong tương lai.

Trong đó, giá giao ngay được hiểu là mức giá hiện hành của tài sản trên thị trường. Tài sản đó có thể là các mã cổ phiếu, sản phẩm chứng khoán, hàng hoá hoặc tiền tệ. Tại mức giá này, tài sản sẽ được mua/bán ngay lập tức.

Do luôn có sự khác nhau giữa giá giao ngay với giá tương lai vào ngày đáo hạn hợp đồng nên Basis không nhất thiết phải chính xác tuyệt đối. Nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau này là do các hợp đồng sẽ có thời gian đáo hạn không giống nhau, hoặc có chất lượng sản phẩm khác nhau, địa điểm giao hàng không giống nhau…

Như vậy, Basis được sử dụng khi nhà đầu tư cần đánh giá tiềm năng sinh lời trong tương lai của hàng hoá. Từ đó tìm kiếm cơ hội nhận lãi thông qua sự chênh lệch của giá hàng hàng hóa trong tương lai.

Basis trong chứng khoán là gì?

Trong chứng khoán, Basis còn được hiểu là giá mua sau khi đã trừ đi mọi chi phí bao gồm phí môi giới, thuế và chi phí khác liên quan. Thuật ngữ này thường được gọi với các cách gọi khác như Basis chi phí hay Basis thuế. Thông qua những số liệu này, bạn có thể xác định giá mua không gồm các chi phí, từ đó tính toán được lãi/lỗ và đưa ra quyết định giao dịch phù hợp nhất.

Basis phái sinh là gì?

Trong chứng khoán phái sinh, basis được hiểu là mức chênh lệch giá giữa giá trị thực tế của tài sản cơ sở và mức giá trong hợp đồng tương lai.

Ví dụ: Basis thể hiện giá chênh nhau giữa mức giá đóng cửa cuối cùng của thị trường phái sinh VN30 với thời gian kỳ hạn 1 tháng và giá đóng cửa cuối cùng của thị trường cơ sở (Chỉ số VN30).

Nhà đầu tư lưu ý rằng Basis chịu tác động và có sự thay đổi nhất định theo thời gian. Chính bởi thế, mức giá được đảm bảo trong hợp đồng tương lai có thể khác với giá thực hiện ngay lập tức tại thời điểm bạn mua hợp đồng tương lai. Khoảng thời gian ở giữa quá trình đóng/mở quyền chọn của hợp đồng tương lai càng dài thì mức giá càng được đảm bảo vững chắc.

basis-phai-sinh-trong-chung-khoan

Đặc điểm của Basis trong chứng khoán phái sinh

Công thức tính basis sẽ là:

Basis = Giá tương lai - giá giao ngay

Basis trong chứng khoán không phải hằng số mà sẽ có sự thay đổi, nó có thể là một số âm hoặc dương. Basis dương cho thấy cho việc giá thị trường đang lớn hơn giá tương lai và ngược lại.

Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới giá trị của Basis là do biến động của yếu tố cung - cầu. Đặc biệt là cung cầu trong ngắn hạn. Vào thời điểm hợp đồng đáo hạn, giá giao ngay cũng chính là giá tương lai, Basis sẽ bằng 0.

Nếu thị trường xuất hiện nhu cầu quá lớn còn nguồn cung lại quá nhỏ, giá thị trường có thể tăng vượt lên cao hơn hẳn so với giá futures, khiến cho basis mạnh lên. Còn nếu nhu cầu của thị trường đang thấp mà nguồn cung thì rất dồi dào, giá hiện tại có thể giảm nhiều so với giá futures, điều này khiến basis yếu đi.

Tầm quan trọng của Basis với nhà đầu tư chứng khoán phái sinh

Basis là một khái niệm cực kỳ quan trọng đối với các nhà quản lý danh mục đầu tư và nhà đầu tư cá nhân. Việc nắm bắt rõ mối quan hệ giữa mức giá hiện tại và giá tương lai sẽ giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro, hạn chế sai lầm khi rót vốn.

Các nhà đầu tư xây dựng một chiến lược đầu tư phòng hộ gồm hai bộ phận: Tài sản cơ sở đầu tư và Công cụ phòng hộ. Vì vậy, các chiến lược phòng hộ thường mang rủi ro basis. Khi các nhà đầu tư chứng khoán sử dụng chiến lược phòng hộ, họ sẵn sàng đánh đổi rủi ro về giá trị để nhận rủi ro về basis.

Rủi ro basis xảy ra trong trường hợp giá hiện tại và giá tương lai phân kỳ với nhau. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi bất ngờ của Basis, thường là mạnh lên hay yếu đi đột ngột. Dù bạn có chiến lược phòng hộ bảo vệ bạn khỏi rủi ro về giá, nhưng vẫn không thể tránh khỏi rủi ro về basis. Về tổng thể, dù basis có thể biến động, song nó thường bất ổn ít hơn so với những biến động giá thị trường hay giá tương lai.

Ví dụ khi nhà đầu tư phòng hộ bằng cách bán khống hợp đồng tương lai, chiến lược phòng hộ này sẽ tạo ra một vị thế tốt hơn mà tại đó nhà đầu tư sẽ long basis. Nếu giá thị trường của HĐTL tăng lên so với giá futures, basis sẽ biến mạnh dần. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư nhận những tác động có lợi.

Theo thống kê trong giai đoạn từ năm 2018 - 2022, khi basis dương với chỉ số > 20 điểm, thị trường chứng khoán phái sinh có vai trò là một chỉ báo tương đối chính xác trong thời gian ngắn hạn cho một xu hướng tăng trưởng.

Lời khuyên đến các nhà đầu tư là nên dùng chứng khoán phái sinh như một công cụ phòng vệ rủi ro sẽ tốt hơn khi sử dụng như một công cụ tìm kiếm nhiều lợi nhuận. Công cụ phái sinh là một sản phẩm phức tạp, đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến ​​thức và có thể chịu mức độ rủi ro cao. Basis sẽ là thông số quan trọng, giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng ra trong tương lai, từ đó đưa ra quyết định chính xác.

Trên đây là các thông tin quan trọng về Basis trong chứng khoán. Đây là một số liệu quan trọng trong chứng khoán phái sinh, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về thị trường. Vì thế, nhà đầu tư cần lưu ý về sự chênh lệch giá này, phân tích trong một thời gian dài để đưa ra quyết định chính xác nhất.

Link nội dung: https://flowerstore.vn/basis-for-la-gi-a33487.html