Một trong những chủ đề vẽ tranh được các bạn nhỏ rất yêu thích là hình ảnh các chú bộ đội. Xuất hiện từ truyện, sách đến các phương tiện thông tin đại chúng, vậy nên chú bộ đội đã gắn liền với tuổi thơ chúng ta từ khi tấm bé đến lúc trưởng thành.
Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh các chú bộ đội luôn gắn liền với nhân dân, với đất nước. Họ là lực lượng tiên phong trong kháng chiến sẵn sàng hy sinh thân mình vì nước vì dân.
Khi chỉ xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng như chúng ta vẫn thường thấy mà ngay cả trong văn học hình ảnh của chú bộ đội cũng được sử dụng như một cách biết ơn sự hy sinh quên mình trong từng trận chiến hào hùng của dân tộc.
Tranh vẽ chú bộ đội
Người con của bộ đội cụ Hồ mang trong mình những đức tính phẩm chất tốt đẹp, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Để chúng ta có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, những con người đã dâng mình vào sinh ra tử cùng đất nước.
Vì thế mà hình ảnh chú bộ đội đã in sâu vào tâm trí của mỗi người dân Việt Nam yêu nước. Điều này cũng lý giải được tại sao tranh vẽ chú bộ đội nhận được nhiều sự yêu thích đến từ nhiều tầng lớp khác nhau bất kể già trẻ, trai gái, lớn bé.
Hình ảnh chú bộ đội với màu xanh áo lính đã trở nên quá quen thuộc với mỗi người trong chúng ta. Dưới góc nhìn của những bức tranh chú bộ đội giúp dân làm nhà giúp các bé có thêm những hiểu biết mới về những người anh hùng của Tổ quốc này.
Tranh vẽ bộ đội giúp dân làm nhà
Sự hiểu biết về các chú bộ đội được trau dồi qua từng bài học hằng ngày không chỉ giúp các bé học được thêm những kiến thức mới thú vị mà còn khuyến khích các em noi theo những tấm gương tốt, phát triển bản thân thành con người của Đảng, của Nhà nước. Từ đó cũng khiến các em có thêm tinh thần học tập và noi theo tấm gương đạo đức của những người lính cụ Hồ.
Không còn là nét mặt nghiêm túc hay ánh mắt quyết chiến đấu hết mình vì Tổ quốc, tất cả còn lại là nụ cười tươi cùng những tiếng trò chuyện rộn rã khi được giúp đỡ người dân. Niềm vui của nụ cười ấy đến từ việc các chú bộ đội có thể giúp người dân có một mái ấm, chỗ che mưa, che nắng.
Vốn là một công việc đơn giản hằng ngày của người nông dân nhưng khi được thể hiện qua bức tranh Bộ đội giúp dân gặt lúa lại lại thêm phần sinh động. Bằng những nét vẽ giản dị, đơn sơ vẫn đủ để khắc họa hình ảnh chú bộ đội cụ Hồ cùng đôi tay đang thoăn thoắt gặt lúa.
Mùa vàng của cánh đồng lúa kết hợp với màu xanh của áo lính tạo nên sự phối hợp thật mới mẻ mà vẫn đẹp đẽ. Hai màu sắc ấy khi được hòa quyện với nhau cũng đủ làm cho lòng người trở nên ấm áp. Họ không ngại vất vả, xắn tay cùng với nông dân làm tất cả công việc để đạt được hiệu quả nhanh nhất.
Tranh vẽ bộ đội giúp dân gặt lúa
Những hình ảnh thân thuộc như chú trâu, em bé, người nông dân trong một không khí rộn ràng, tươi vui, hứa hẹn sẽ đem đến một mùa màng bội thu.
Nhận về được nhiều cảm xúc đến từ người thưởng thức tranh là những bức tranh với đề tài bộ đội giúp dân gặp nạn. Sau rất nhiều năm trường kỳ kháng chiến chống các thế lực thù địch xâm lăng đất nước, nước ta năm nào cũng phải đối mặt với rất nhiều thiên tai bão lũ, đặc biệt là đồng bào miền Trung.
Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và công việc của người dân. Mỗi khi cơn lũ kéo đến cuốn trôi đi cây cối, vườn tược, đồ đạc của nhân dân. Những thiệt hại về cả người và của không có điều gì có thể bù đắp được.
Tranh vẽ bộ đội giúp dân gặp nạn
Thậm chí, vào những ngày lũ lớn, không khó để bắt gặp hình ảnh những người dân vì nước dâng quá lớn buộc phải sống trên mái nhà của mình. Mọi đồ dùng trong dòng nước đều bị cuốn trôi theo dòng lũ khiến cuộc sống đã vất vả nay lại càng khó khăn.
Vậy nên hình ảnh chú bộ đội cụ Hồ trong những sự kiện này lại càng trở nên đáng quý, đáng trân trọng. Không quản ngại khó khăn, mưa gió, nguy hiểm, các anh lao mình trong bão lũ để gắng sức giúp đỡ bà con dân làng.
Điều này cũng thể hiện thêm tình cảm của người dân đối với chú bộ đội khi họ giúp dân trong thiên tai, lũ lụt khảm sâu vào trong tâm can của mỗi người.
Sau nạn đói năm 1945, đất nước ta phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề không chỉ về vật chất mà còn là con người khi gần 2 triệu đồng bào chúng ta phải ra đi về thiếu lương thực. Chế độ Bắc thuộc, Pháp thuộc đã thi hành chính sách ngu dân khiến tình trạng nghèo đói và nạn mù chữ ngày càng nghiêm trọng. Trên những vùng núi, vùng biển đảo xa xôi hẻo lánh, ngay cả trẻ con cũng rất ít cơ hội để đến trường và tiếp xúc với con chữ.
Sau khi kháng chiến thành công, những người lính bộ đội cụ Hồ lại bắt đầu một hành trình mới trong việc mang con chữ đến với người dân. Với mong muốn mọi người đều có thể đọc viết, các anh đã ra sức giúp đỡ và giảng dạy cho người dân.
Tranh vẽ bộ đội giúp dân học chữ
Tuy lớp học đơn sơ, giản dị với vài ba chiếc ghế, bảng phấn, nhưng luôn ngập tràn tiếng cười và niềm hứng khởi khi các em được tiếp cận với những điều mới mẻ. Niềm vui ấy đã được lan truyền tới các anh bộ đội, họ cũng cảm thấy bản thân mình đã mang tới ánh sáng của tri thức cho các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa.
Rồi khi các bé có sự hiểu biết và những kiến thức cần thiết thì chính các em sẽ là người xây dựng đất nước bởi đây là những mầm non tương lai của đất nước.
Tranh vẽ các chú bộ đội giúp người dân đón Tết trong một không tươi vui, rộn ra và hân hoan để cùng Đảng và nhà nước chào đón mùa xuân mới. Còn ở nơi đảo xa, các anh chiến sĩ canh gác biển đảo quê hương bất kể ngày đêm gìn giữ bình yên cho dân tộc.
Dù nỗi nhớ nhà, nhớ quê vẫn luôn đong đầy nhưng họ đã đặt Tổ quốc lên hàng đầu để vững vàng canh gác. Và để vơi bớt đi nỗi nhớ nhà, các anh coi những người dân trên đảo như các thành viên trong gia đình.
Tết đến xuân về, khoác trên mình bộ áo lính biển đảo nhưng họ vẫn cùng người dân gói bánh chưng, trồng đào, dọn dẹp nhà cửa mang đến cái tết đặc trưng cho vùng biển đảo xa xôi. Quả thật bức tranh này thật đẹp và vô cùng ý nghĩa.
Tranh vẽ bộ đội giúp dân đón Tết
Đề tài chú bộ đội trong chương trình giáo dục của Việt Nam vẫn luôn là chủ đề ý nghĩa. Bởi việc vẽ hình ảnh các anh như cách người dân có thể thể hiện tình yêu và sự trân trọng của mỗi người với các anh chiến sĩ.
Link nội dung: https://flowerstore.vn/ve-tranh-bo-doi-cu-ho-a34635.html