Tương truyền rằng, 13 bà Mụ là người đã tạo ra hình hài mỗi của mỗi em bé mới sinh. Vì thế khi bé tròn 1 tháng tuổi, ba mẹ sẽ sắm sửa 1 mâm lễ đầy tháng cho bé trai, bé gái nhằm mục đích tạ ơn Thần linh 13 Mụ bà và 3 Đức thầy (Thánh sư, Tổ sư, Tiên sư). Qua bài viết này, Đồ cúng Tâm Phúc xin chia sẻ các lễ vật cần có trong mâm cúng đầy tháng, cách tính ngày cúng đầy tháng… và những thông tin hữu ích khác mà ba mẹ nên lưu ý trong lễ cúng đầy tháng cho bé trai.
Lễ đầy tháng là dịp để ba mẹ tạ ơn và mong rằng Thần linh sẽ tiếp tục phù hộ che chở cho bé trong những năm tháng tiếp theo. Đồng thời đây cũng là lúc để ba mẹ trình báo với gia tiên, họ hàng cùng chúc phúc cho thành viên mới.
Câu hỏi “mâm lễ đầy tháng cho bé trai gồm những gì?” sẽ còn phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, mà ba mẹ sẽ chuẩn bị lễ vật khác nhau. Đồ cúng Tâm Phúc xin đưa ra danh sách lễ vật cần có trong lễ đầy tháng bé trai miền Bắc, mời ba mẹ cùng tham khảo.
Theo truyền thống, ông bà ta sẽ chia mâm lễ đầy tháng cho bé trai thành 2 bàn. Cụ thể, 1 bàn sẽ để lễ vật dâng lên cho bà Mụ và bàn còn lại dâng lên 3 Đức thầy.
Xem thêm: Bảng báo giá mâm lễ đầy tháng bé trai đơn giản, giúp ba mẹ tránh được tình trạng thiếu xót lễ vật.
Bài văn khấn được ba mẹ sử dụng nhiều trong ngày tổ chức mâm lễ đầy tháng cho bé trai. Ba mẹ có thể tải về và in ra để tiện cho việc đọc văn cúng suôn sẻ nhé. Bài văn cúng được sưu tầm “Sách văn khấn cổ truyền Việt Nam”.
Sau khi chủ lễ đọc bài văn khấn, gia đình sẽ đợi nhang tàn còn 1/3 cây rồi mới khai hoa cho bé. Nghi thức khai hoa hay còn gọi là “bắt miếng”. Ba mẹ bế bé ra trước mâm cúng chủ lễ rót trà, thắp nhang xin khai hoa cho bé. Chủ lễ ngắt bông hoa tươi có sẵn trên mâm cúng rồi quơ trước mặt bé đồng thời đọc 4 câu thơ truyền thống sau:
Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến
Theo tục lệ của người phương Đông và trong đó có người Việt Nam ta, tất cả các lễ cúng truyền thống đều dựa theo lịch Âm để chọn ngày tổ chức. Ba mẹ chọn ngày tổ chức mâm lễ cúng đầy tháng bé trai cũng sẽ được tính theo Âm lịch. Nguyên tắc tính ngày cúng đầy tháng được lưu truyền trong dân gian sẽ là “Gái lùi hai, trai lùi một”. Để hiểu rõ mời ba mẹ xem ví dụ sau nhé:
Ví dụ : Nếu bé gái sinh nhằm ngày 8/5 Âm lịch, thì ngày cúng đầy tháng sẽ là 6/6 Âm lịch. Được hiểu rằng, ngày cúng đầy tháng bé gái sẽ cúng sớm hơn (lùi lại) 2 ngày so với ngày sinh Âm lịch của bé.
Nếu bé trai sinh nhằm ngày 8/5 Âm lịch, thì ngày cúng đầy tháng sẽ là 7/6 Âm lịch. Được hiểu rằng, ngày cúng đầy tháng bé trai sẽ cúng sớm hơn (lùi lại) 1 ngày so với ngày sinh Âm lịch của bé.
- Ba mẹ lưu ý chọn lễ vật phải còn tươi mới, hoa và trái cây không bị dập, trầy xước.
- Thông thường thời điểm diễn ra mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái sẽ trước 12h trưa.
- Tại một số nơi tại miền Bắc có quan niệm cúng “xôi vò” và “chè hoa cau” cho mâm cúng đầy tháng. Việc ba mẹ chọn xôi, chè trong lễ cúng sẽ còn phụ thuộc vào quan niệm văn hóa từng gia đình.
Qua bài viết vừa rồi, Đồ cúng Tâm Phúc đã chia sẻ cho ba mẹ những thông tin hữu ích về “Mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai miền Bắc”. Hi vọng rằng, ba mẹ đã có thể tự chuẩn bị cho bé yêu có buổi lễ đầy tháng đầy đủ và sum vầy.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc - Chuyên nhận đặt mâm cúng tại các tỉnh khu vực miền Nam.
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua những cách thức sau để được tư vấn miễn phí và chọn giờ tốt cho bé.
Website: dichvudocungtamphuc.com
Hotline: 033.357.3839
Facebook: Đồ cúng Tâm Phúc.
Link nội dung: https://flowerstore.vn/sam-le-cung-day-thang-cho-be-trai-mien-bac-a34984.html