Bướu máu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Bướu máu là “vết bớt” phổ biến nhất của thời thơ ấu, đây là những khối u tế bào gốc lành tính, thường xuất hiện trên vùng da ở trẻ. Tuy vậy, bệnh cũng có thể xuất hiện ở nội tạng hoặc các vị trí nguy hiểm như mắt, mũi, họng,… và dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Không ít bậc phụ huynh lo lắng, thậm chí hoang mang, sợ hãi khi thấy con chào đời với bớt đỏ trên cơ thể. Vậy bướu máu là bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị bướu máu ở trẻ? Tất cả những thông tin đã có trong bài viết dưới đây với sự tư vấn của Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC.

Bướu máu là bệnh gì?

Bướu máu (u máu) là một bệnh lý mạch máu thường gặp ở trẻ, 59% xuất hiện khi mới sinh, 40% trong tháng đầu, 30% ở trẻ đẻ non cân nặng dưới 1,8kg. Bệnh được hình thành do các tế bào lót (nội mô) trong các mạch máu sinh sản nhanh chóng một cách bất thường. Bướu máu trông như một vết bớt đỏ, hơn 80% nằm ở vùng đầu, mặt và cổ, phần lớn ở ngoài da hoặc mô mỡ dưới da. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp bướu nằm ở nội tạng như: gan, phổi, ruột,… thậm chí cả ở não.

Bướu máu thường lớn rất nhanh vào thời điểm trẻ từ trên 2-9 tháng tuổi, đây là giai đoạn tăng trưởng của bướu. Sau đó, bướu phát triển chậm dần và bắt đầu đi vào thời kỳ thoái hóa và chuyển dần thành bướu sợi, mỡ hoặc hòa lẫn vào mô mỡ bình thường. Sự thoái hóa là 50% khi trẻ khoảng 5 tuổi, 70% khi trẻ 7 tuổi và thoái triển khi trẻ 10-12 tuổi. Đa số bướu máu nhỏ và “lành tính” nhưng một số có diện tích khá lớn. Hiện nay, vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác tỷ lệ nguy hại do bướu máu ở trẻ em.

Cho đến nay vẫn chưa xác định được tại sao tỷ lệ bé gái mắc bệnh gấp 3 - 5 lần bé nam. Các yếu tố nguy cơ gồm trẻ thiếu tháng, thiếu cân và sinh đôi.

Nguyên nhân gây bệnh

Bướu máu là khối u lành tính, phát triển do các tế bào lót (nội mô) trong các mạch máu sinh sản nhanh chóng một cách bất thường. Đây không phải là bệnh di truyền, cũng không liên quan gì đến bệnh tật, thuốc men hay thức ăn của mẹ bầu trong lúc mang thai. Đến nay vẫn chưa xác định rõ ràng được nguyên nhân xuất hiện bướu máu. Có nhiều giả thuyết gây nên bệnh như:

Phân loại bệnh bướu máu

Bệnh bướu máu ở trẻ em được phân chia thành 3 dạng lâm sàng như sau:

Bướu máu trong da (nông): Xuất hiện như một vết son hay một mảng màu đỏ tươi nổi hờ trên da bình thường, ấn xuống không mất màu.

Bướu máu dưới da (sâu): Thường là một vùng nổi gờ có màu sắc đỏ nhạt, nằm phía dưới của vùng da bình thường hay da xanh nhợt. Trong đa số trường hợp, u lan rộng và xâm lấn mô dưới da, cơ và có thể làm biến dạng cơ thể. Loại u này có thể xuất hiện cả ở các cơ quan nội tạng, hay trong não.

Bướu máu hỗn hợp: là loại phổ biến nhất (chiếm 75%), mang đặc điểm của 2 loại trên, thương tổn đơn lẻ hoặc nhiều u. Vị trí u máu có thể bất kỳ nhưng thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ (50-75%), kích thước thường dưới 3cm đường kính (60-80%).

Phân biệt bướu máu với dị dạng mạch

Bệnh bướu máu trẻ em cho đến nay vẫn hay bị nhầm lẫn với các dạng bệnh lý mạch máu khác như dị dạng mạch máu. Do đó, cần phân biệt rõ ràng 2 bệnh để có hướng điều trị thích hợp cũng như tiên lượng trước, sau điều trị. Bướu máu là do tăng sinh tế bào nội mạch tiến triển qua 3 giai đoạn: tăng sinh, ổn định, thoái triển. Thường bệnh sẽ tự khỏi sau khi trẻ lớn.

Dị dạng mạch máu là kích thước thể tích mạch, độ chun giãn không bình thường, không có sự tăng sinh bất thường của tế bào nội mạch, mạch lớn lên tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của trẻ, tiến triển có thể đơn giản, phức tạp hoặc phối hợp. Dị dạng mạch có thể là mao mạch, bạch mạch, tĩnh mạch, động mạch.

Triệu chứng bệnh bướu máu là gì?

Bướu máu là bệnh thường gặp ở da nên có dấu hiệu nhận biết khá rõ ràng và biểu hiện dưới 3 cấp độ:

Các giai đoạn phát triển của bệnh bướu máu

Giai đoạn tăng sinh: Thường diễn ra trong 3 tháng, nhưng có khi diễn ra trong 6 tháng với bướu máu nông, 8-10 tháng với bướu máu sâu. Trong giai đoạn này, 80% bướu máu tăng gấp đôi kích thước; trong đó khoảng 5% phát triển ồ ạt, có thể đe dọa tính mạng, ảnh hưởng chức năng và thẩm mỹ của trẻ.

Giai đoạn ổn định: Sau giai đoạn tăng sinh, bướu máu dần dần ổn định cả kích thước và dấu hiệu lâm sàng, kéo dài đến tháng thứ 18-20.

Giai đoạn thoái triển: Thời gian đầu, màu da nhạt dần sau đó u máu dưới da xẹp dần, nhưng chậm hơn. Sự thoái triển này xảy ra đến 70-80% các trường hợp sau 6 tuổi. Sự thoái triển của u máu dưới da thường chậm hơn u máu da.

Khi trẻ được 12 đến 18 tháng tuổi, bướu có thể bắt đầu chuyển sang màu hồng nhạt. Đây là một dấu hiệu cho thấy chúng đang dần biến mất. Nếu bướu máu bị tổn thương có thể gây chảy máu kéo dài và nhiễm trùng thành vết loét nếu không vệ sinh sạch sẽ.

Bướu máu: vết bớt “lành tính” phổ biến thời thơ ấu, khoảng 90% bướu sẽ thoái triển khi trẻ 10-12 tuổi.

Biến chứng của bệnh bướu máu

Bướu máu phát triển trong những năm đầu đời của trẻ, đa phần tự teo đi khi trẻ lớn lên và tự khỏi, ít trường hợp u tồn tại và phát triển to. Bên cạnh đó, u máu thường nằm ngoài da nên cũng rất dễ phát hiện bệnh, giúp bác sĩ có phương án theo dõi, điều trị kịp thời, hiệu quả người bệnh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bướu máu không tự teo mà gây ra biến chứng.

Về bản chất, bướu máu ở trẻ em ít nguy hiểm vì đa phần là bướu máu da, chỉ một số ít trường hợp biến chứng bệnh bướu máu cơ quan khác có thể gây nguy hiểm, đó là:

Chính các biểu hiện và biến chứng đó, xử trí bướu máu đòi hỏi sự kết hợp giữa nhiều chuyên khoa như mắt, tai mũi họng, thần kinh, phẫu thuật hàm mặt, nhi, da liễu…

Bướu máu ở trẻ dễ bị nhầm lẫn với bệnh dị dạng mạch máu, vì vậy Bố Mẹ không nên chủ quan với bệnh.

Chẩn đoán bệnh bướu máu ra sao?

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ chủ yếu dựa vào sự tiến triển của 3 giai đoạn qua theo dõi, thăm khám lâm sàng.

Phương pháp điều trị bướu máu ở trẻ

Do tính chất lành tính và biến mất tự nhiên của bướu máu nên 90% trẻ không cần chữa trị gì. Việc điều trị trong giai đoạn sớm chỉ áp dụng cho những bướu nằm ở vị trí đặc biệt ảnh hưởng đến những chức năng bình thường của trẻ như: thở, nhìn, ăn uống, đi vệ sinh. Trong một số trường hợp, bướu máu có biến chứng như chảy máu, loét, nhiễm trùng, hay ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau cũng cần điều trị. Một số phương pháp được sử dụng để điều trị được áp dụng như:

Bướu máu tuy lành tính nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Do đó, việc phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh là rất cần thiết để bảo vệ chức năng của các cơ quan cũng như thẩm mỹ, đem lại chất lượng cuộc sống tốt nhất sau này cho trẻ. Nếu phát hiện trẻ có bướu máu hay các vết bớt đậm màu trên da, phụ huynh nên sớm đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.

Link nội dung: https://flowerstore.vn/buou-mau-tre-so-sinh-a36035.html