Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt cho người bệnh?

Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì và nên ăn gì? Những gợi ý trong bài viết này sẽ giúp người bệnh biết cách chăm sóc khi bị viêm amidan bã đậu và mau hồi phục.

Theo THS. BSNT. Phạm Thái Duy, Bác sĩ Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM amidan nằm ở 2 bên của thành bên họng. Chúng trực tiếp tiếp xúc với nguồn thức ăn, nước uống mà chúng ta nạp vào cơ thể hàng ngày. Khi bị viêm, amidan sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng với một số loại nước, thức ăn… trong đó có một số loại thức ăn và đồ uống dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm amidan nặng hơn. Do đó bên cạnh tuân thủ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần biết cách lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp với tình trạng họng - amidan của bản thân.

viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì
Viêm amidan hốc mủ hay còn gọi là viêm amidan bã đậu

Viêm amidan kiêng ăn gì? uống gì?

Các loại thức ăn, nước uống người bệnh cần tránh hoặc hạn chế trong khi bị viêm amidan bao gồm.

1. Các loại thức ăn khô, cứng và thô ráp

Họng miệng có thể chịu được tác động của mọi loại thức ăn, nước uống đi qua khi nó khoẻ mạnh. Nhưng khi bị viêm amidan, amidan và các mô xung quanh sẽ trở nên sưng tấy, hoặc trở nên dễ bị kích ứng hơn nhất là nếu nguồn thức ăn khô, cứng, thô ráp. Những loại thức ăn kiểu này phổ biến như.

2. Thức ăn chứa nhiều chất béo - dầu mỡ

Theo bác sĩ Thái Duy thực phẩm béo khiến cơ thể khó tiêu hóa hơn và có thể ức chế hệ thống miễn dịch, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cảm lạnh như viêm amidan, đau họng.

Thực phẩm chiên rán thường bị khô và thô ráp, điều này có thể gây kích ứng amidan và niêm mạc họng của người bệnh khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.

3. Các loại đồ uống có chất kích thích

Rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga là những đồ uống chứa chất kích thích người bệnh không nên uống. Lý do là chúng sẽ gây kích ứng niêm mạc, làm cho các vết viêm loét nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, rượu, bia có thể gây nôn ói, gây áp lực lên vùng miệng họng, trong khi cà phê có thể gây mất ngủ dẫn đến hệ miễn dịch thêm suy yếu.

4. Thức ăn cay nóng và có nhiều gia vị chua, cay

Thực phẩm cay, nóng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm amidan. Lý do là chúng gây kích ứng niêm mạc họng, gây ho, rát khó chịu.

Các thực phẩm cay nóng chẳng hạn như thức ăn nhiều tiêu, ớt, tương ớt, ớt tươi, mù tạt; mì tôm chua cay; thực phẩm đóng gói như bim bim cay…

5. Đồ ăn lạnh

Những đồ ăn lạnh như kem, đá bào, nước đá mặc dù có thể làm dịu các triệu chứng viêm đau họng nhưng chỉ là hiệu ứng tức thời.

Theo bác sĩ Thái Duy, khi các dây thần kinh tiếp xúc với đồ lạnh chúng sẽ truyền tín hiệu đau đến não chậm hơn và điều này khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là cảm giác tạm thời, thực chất trong khi bạn cảm thấy cổ họng dịu lại thì cũng là lúc cái lạnh đang gây kích ứng niêm mạc miệng họng. Do đó, lạm dụng đồ ăn lạnh nhiều trong khi viêm họng, amidan nhất là khi đang viêm cấp tính, bạn có thể sẽ bị ho và đau nhiều hơn. Đây là lý do người đang gặp các triệu chứng về đường hô hấp trên không nên sử dụng đồ ăn, thức uống lạnh.

6. Thực phẩm chứa L-arginin

L-arginine là một axit amin giúp cơ thể sản xuất protein. Protein rất cần thiết vì mọi tế bào trong cơ thể bạn đều chứa protein. L-arginine trong các loại thịt là cần thiết khi bạn bị viêm amidan hốc mủ, nhưng L-arginine trong các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí ngô thì không nên ăn lúc này. Lý do vì các loại hạt cứng sẽ gây kích ứng niêm mạc, không có lợi cho người bệnh trong lúc amidan bị viêm.

7. Không ăn các loại trái cây có lông, vảy

Những loại trái cây có lông, vảy như đào, nhót rất dễ gây ngứa họng dẫn đến ho. Do vậy bạn không nên ăn các loại trái cây này khi có vấn đề về họng và amidan.

8. Các món ăn sống

Các món ăn sống như sushi, các loại gỏi, rau sống không cần kiêng cử tuyệt đối khi bạn đang bị viêm, nhưng khi sử dụng cần đảm bảo vệ sinh và rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh nhiễm các bệnh liên quan đến giun, sán ký sinh. Bên cạnh đó, các thực phẩm tươi sống như sushi cũng là nguồn cung cấp protein và acid béo dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.(1)

viêm amidan mủ nên kiêng ăn gì
Khi đang bị viêm amidan, người bệnh không nên ăn quá nhiều thức ăn sống như sushi

Viêm amidan hốc mủ nên ăn gì? uống gì?

1. Thức ăn mềm

Khi vùng họng đang bị tổn thương, nó rất nhạy cảm với đồ ăn thức uống. Vì vậy, thức ăn mềm là giải pháp tốt nhất giúp cho cổ họng dễ dàng tiếp nhận. Trong khi viêm amidan đau, rát cổ, bạn nên ăn các thức ăn mềm như cháo, súp giàu dinh dưỡng, các loại bánh mềm như flan, bánh kem, bánh bông lan…

2. Bổ sung thêm nước và các loại nước ép

Tình trạng viêm amidan có thể gây sốt dẫn đến mất nước, mệt mỏi. Bổ sung các loại nước trái cây giàu vitamin và uống nhiều nước lọc sẽ giúp bù nước cho cơ thể để giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng.(2)

3. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Vitamin C là chất thiết yếu để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong lúc viêm amidan, sức khỏe suy yếu, người bệnh nên bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, bưởi, kiwi, các loại rau quả như cà chua, diếp cá, bông cải xanh, cải thìa…. hoặc bổ sung bằng viên sủi vitamin C.

4. Các loại trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc có chứa chất kháng sinh tự nhiên và tinh dầu nhẹ nhàng nên có thể giúp cơ thể thư giãn, tăng cường sức đề kháng và làm dịu cổ họng. Người bệnh có thể pha mật ong với trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà…, uống khi còn ấm vào mỗi sáng hoặc tối.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng dùng lá húng chanh hoặc mật ong kết hợp với gừng theo cách sau để tăng cường sức đề kháng và làm dịu cổ họng.

viêm amidan hốc mủ nên ăn uống gì
Các loại trà thảo mộc như mật ong và gừng rất tốt cho người đang bị viêm amidan hốc mủ

Lưu ý khi bị viêm amidan

Bác sĩ Thái Duy lưu ý, trong khi bị viêm amidan, ngoài ghi nhớ chế độ ăn kiêng, người bệnh cần giữ ấm, vệ sinh mũi họng hàng ngày để bệnh mau hồi phục.

Cụ thể, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm, tốt nhất là nước muối sinh lý pha sẵn đạt tiêu chuẩn về vệ sinh và nồng độ natri. Bởi vì nước muối tự pha có thể quá mặn sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng, hòng làm vết thương loét ra, hoặc nước muối quá nhạt sẽ không có tác dụng bảo vệ miệng họng.

Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà là cần thiết để tránh khói bụi và nhiễm các nguồn bệnh lây qua đường hô hấp. Các tác nhân này khiến cho tình trạng viêm amidan càng thêm nghiêm trọng.

Ngoài ra, giữ ấm cho vùng mũi họng sẽ giúp bảo vệ các cơ quan này khỏi tình trạng kích ứng do thời tiết, dẫn đến ho nhiều, sưng đau họng. Điều này càng làm cho bệnh viêm amidan hốc mủ thêm trầm trọng.

Viêm amidan hốc mủ hay còn gọi là viêm amidan hốc mủ bã đậu, là một trong 3 thể viêm amidan mạn tính gồm viêm amidan xơ teo, viêm amidan quá phát, viêm amidan hốc mủ. Nguyên nhân cho đến nay vẫn còn chưa rõ, nhưng nhiều bằng chứng cho rằng do sự rối loạn trong quá trình hình thành miễn dịch tại amidan khiến vi khuẩn “thoát ly” khỏi hệ miễn dịch và cư trú tạo hốc trong amidan. Theo thời gian, tại các hốc sẽ xuất hiện mủ - bã đậu do viêm nhiễm kéo dài.

Một số câu hỏi thường gặp về viêm amidan hốc mủ

1. Viêm amidan hốc mủ có cần phẫu thuật cắt amidan không?

Viêm amidan hốc mủ là một tình trạng viêm mạn tính của amidan, thuốc uống được sử dụng khi bạn có thêm tình trạng cấp tính. Tùy thuộc vào độ nặng và sự dai dẳng của triệu chứng, người bệnh nên làm phẫu thuật cắt amidan nhằm quản lý các biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ về lâu dài.

2. Viêm amidan thường gặp ở độ tuổi nào?

Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em.

3. Viêm amidan hốc mủ có phải là viêm amidan bã đậu không?

Viêm amidan hốc mủ còn có tên gọi khác là viêm amidan bã đậu. Lý do là các khu vực viêm nhiễm hình thành các cục vón màu trắng xám như bã đậu nên nó được gọi là viêm amidan bã đậu.

Viêm amidan hốc mủ là một trong những thể của viêm amidan mãn tính rất phổ biến. Không chỉ gây viêm đau, ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói, viêm amidan hốc mủ khi biến chứng còn có thể gây ra các tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Các biến chứng tại chỗ như đau họng, mệt mỏi, khàn giọng. Các biến chứng có thể xảy ra ở tai, mũi, họng thanh quản do cấu trúc thông giữa các khoang tai mũi họng làm lây lan virus, vi khuẩn dẫn đến viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm phế quản phổi… Ngoài ra, các biến chứng hiếm gặp đe dọa đến tính mạng cũng có thể xảy ra như viêm cầu thận, viêm khớp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn máu nếu viêm amidan hốc mủ gây áp xe, hoại tử.

Bác sĩ Thái Duy khuyên, khi có các triệu chứng như đau rát cổ họng, khàn giọng, ho có đờm hoặc ho khan kéo dài;; hơi thở có mùi hôi, hoặc quan sát thấy các hạt bã đậu trên amidan … người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám và tư vấn điều trị nhằm tránh để bệnh kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Link nội dung: https://flowerstore.vn/viem-hong-hat-hoc-mu-a36866.html