Hướng Dẫn Cách Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo Theo Harvard

Trích dẫn là một công đoạn rất quan trọng trong bất cứ văn bản nào. Đây là một tiêu chí bắt buộc để đánh giá chất lượng các bài tiểu luận, luận văn hay báo cáo. Nó thể hiện sự chuyên nghiệp và kỹ năng của người viết. Một trong những cách trích dẫn phổ biến là cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard.

Trong bài viết dưới đây, Luận văn 1080 sẽ giới thiệu đến bạn phong cách trích nguồn Harvard cũng như các thao tác để thực hiện trích dẫn theo phong cách này để bạn tham khảo và áp dụng vào bài viết của mình.

Tham khảo thêm bài viết khác:

+ Tổng hợp đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành kinh tế hay nhất

1. Khi nào phải trích dẫn nguồn?

Khi nào phải trích dẫn nguồn?
Khi nào phải trích dẫn nguồn?

Trích dẫn nguồn là một thao tác quan trọng bắt buộc phải có khi bạn thực hiện bất cứ văn bản nào mang tính học thuật. Trích dẫn được sử dụng khi bạn sử dụng ý tưởng của người khác để đưa vào bài viết của mình, dù chỉ là một phần của bài báo, tài liệu, sách vở hay nội dung trên website.

Đó là hành động tôn trọng quyền tác giả, tôn trọng chất xám và công sức sáng tạo của người khác. Ngay cả khi bạn không sử dụng trực tiếp ý tưởng đó mà chỉ truyền tải một cách gián tiếp bằng ngôn ngữ riêng của mình thì trích dẫn vẫn là một yêu cầu bắt buộc.

Trích dẫn còn được sử dụng để tăng tính thuyết phục cho bài viết, văn bản của bạn. Trích dẫn chính là những cơ sở thực tế mà bạn dựa vào, do đó mà người đọc có thể tin tưởng hơn vào những gì mà bạn trình bày. Đồng thời, trích dẫn cũng là căn cứ để người đọc có thể tham khảo thêm về nội dung có trong bài viết của bạn và để kiểm chứng những khi cần thiết. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo harvard là một trong những cách được sử dụng nhiều nhất.

2. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo chuẩn Harvard là gì?

Hướng Dẫn Cách Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo Theo Harvard
Hướng Dẫn Cách Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo Theo Harvard

Phong cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard có tên tiếng anh là Harvard referencing style, là một phong cách trích dẫn nguồn được công nhận bởi giới học thuật và được sử dụng rộng rãi trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học. Phong cách này phổ biến tại Anh và Úc, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến nhân văn.

Tại Việt Nam, phong cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo chuẩn Harvard cũng rất được ưa chuộng bởi các trường đại học, dành cho sinh viên, học viên cao học, thạc sĩ, tiến sĩ áp dụng trong các bài tiểu luận, luận văn và báo cáo.

Ngoài ra, phong cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard cũng có những biến thể khác để ứng dụng vào trong các lĩnh vực khác nhau như phong cách APA, MLA, Vancouver, Chicago,... Nhìn chung, các phong cách này khá giống nhau và chỉ có một số điểm khác biệt nhỏ để phù hợp khi trích dẫn trong từng lĩnh vực, chuyên ngành.

3. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard

Có hai cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard bao gồm cách trích dẫn nguyên văn và trích dẫn tạo mục lục tham khảo.

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard

3.1. Trích dẫn nguyên văn

Cách trích dẫn nguyên văn thường được sử dụng khi người viết một sử dụng toàn bộ ý tưởng của tác giả vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn chính là việc trích dẫn trực tiếp ngay trong nội dung bài.

Cách thực hiện khá đơn giản, khi muốn trích dẫn nguyên văn, bạn chỉ cần nêu nên tác giả và năm xuất bản của tác phẩm, tài liệu đó vào trong ngoặc đơn. Khi trích dẫn như vậy, người đọc có thể tìm được tài liệu tham khảo đầy đủ khi tra cứu ở phần danh mục tài liệu tham khảo.

Ví dụ:

- Ý tưởng này được đưa ra bởi Nguyễn Nam (2001).

- Ý tưởng này được đưa ra lần đầu vào năm 1995 (Nguyễn Nam 2001).

Với những bài viết, những tác phẩm, tài liệu mà nội dung của nó có độ dài đáng kể và bạn sử dụng chỉ một ý tưởng trong đó thì việc bổ sung thêm số trang là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp người đọc tìm kiếm thông tin mà bạn đề cập tới một cách dễ dàng hơn.

Ví dụ:

- Nguyễn Nam (2001, p.567) đã khẳng định rằng “đây là một vấn đề cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu”.

- “Đây là một vấn đề cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu” (Nguyễn Nam, 2001, p.567).

Đối với những trường hợp tác phẩm, tài liệu trích dẫn được thực hiện bởi nhiều tác giả thì bạn cũng bắt buộc phải liệt kê đầy đủ toàn bộ tên các tác giả đó. Thứ tự tên tác giả sẽ được tuân theo thứ tự ghi trong tài liệu gốc, với tác giả cuối cùng cần có từ nối “và” đứng trước. Trong trường hợp có từ bốn tác giả trở lên, chỉ ghi tên tác giả đầu tiên, sau tên tác giả đầu tiên là “et al.” (có nghĩa “và nhiều đồng tác giả khác”).

Khi bạn muốn trích dẫn nhiều tác phẩm, tài liệu tham khảo trong cùng một câu thì thứ tự trích dẫn sẽ tuân theo thứ tự tên tác giả theo bảng chữ cái, giữa các tên tài liệu có dấu chấm phẩy. Ví dụ: Lý thuyết này tuân theo các quy luật của thị trường (Đắc Nam 2003; Thùy Trang 2002).

Đối với những tài liệu không có ngày tháng, ghi n.d. Ví dụ: La Thành (n.d) đã miêu tả nó như một cơn lốc…

Xem thêm: Hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong word

3.2. Danh mục tham khảo

Bên cạnh cách trích dẫn trực tiếp vừa nêu trên, bạn cũng có thể chọn cách ghi nguồn tại danh mục tài liệu tham khảo. Đây sẽ là tổng hợp tất cả các tài liệu mà bạn trích dẫn và người đọc có thể căn cứ vào đây để tìm và tra cứu những tài liệu mà bạn sử dụng khi cần thiết.

- Tài liệu sách:

Với tài liệu là sách, thứ tự trích dẫn bao gồm: Tên tác giả (họ và chữ cái đầu của tên) + Năm xuất bản + Tên sách + Thứ tự tái bản + Nhà xuất bản + Số trang.

- Tài liệu tạp chí chuyên ngành:

Những nội dung cần trích dẫn đối với tài liệu tạp chí chuyên ngành bao gồm: Tên tác giả (họ và chữ cái đầu của tên) + Năm xuất bản + Tên bài viết + Tên tạp chí + Số đăng + Số trang.

- Tài liệu bài viết chuyên ngành online:

Cấu trúc một danh mục trích dẫn loại này như sau: Tên tác giả (họ và chữ cái đầu của tên) + Năm xuất bản + Tên bài viết + Tên báo + Số báo + Số trang + Link website.

- Tài liệu từ website:

Khi trích dẫn từ Website, sử dụng cấu trúc sau: Tên tác giả (họ và chữ cái đầu của tên) + Năm xuất bản + Tên bài viết + Tên website + Link website. Nếu website không có tên tác giả thì có thể bỏ qua không đề cập.

- Tài liệu Ebook hoặc PDF:

Cấu trúc trích dẫn cho dạng tài liệu này như sau: Tên tác giả (họ và chữ cái đầu của tên) + Năm xuất bản + Tên tài liệu + Số lần xuất bản + Nhà xuất bản + Số trang + Link Ebook hoặc PDF.

Với cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard, khi trình bày danh mục tài liệu tham khảo, bạn cần chia trích dẫn theo nhóm những tài liệu trên để phân biệt. Đối với tên tài liệu, bạn có thể in đậm và in nghiêng để người đọc dễ dàng phân biệt và tạo ra dễ dàng tìm kiếm, tra cứu và kiểm chứng.

Việc đánh số thứ tự cũng nên được sử dụng để tạo ra sự logic, trình bày một cách khoa học. Khi tìm kiếm tài liệu tham khảo và thực hiện trích dẫn, bạn nên lựa chọn những nguồn uy tín, chính thống để tạo điểm tựa niềm tin. Khi nhìn vào tài liệu tham khảo, người đọc vẫn có thể đánh giá được chất lượng bài viết của bạn ra sao từ chính những nguồn mà bạn trích dẫn.

Nếu như không kỹ càng trong việc trích dẫn tài liệu, đôi khi bạn sẽ sử dụng phải những nguồn thông tin sai lệch, thậm chí là phản động, phản khoa học. Sử dụng những nguồn này rất có thể sẽ bị trừ điểm rất nặng và bị đánh giá là thiếu kỹ năng làm bài.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đã có thể áp dụng thành công vào trong bài viết của mình.

Nếu như bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, hãy liên hệ ngay với Luận văn 1080 thông qua SĐT: 096 999 1080 hoặc Email: luanvan1080@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Link nội dung: https://flowerstore.vn/cach-trich-nguon-tu-trang-web-a37948.html