Kiến ba khoang thường xuất hiện nơi có độ ẩm cao. Chất tiết kiến ba khoang có nọc độc nên khi tiếp xúc với da, chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Thạc sĩ bác sĩ CKI Phạm Trường An, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM chia sẻ về kiến ba khoang qua bài viết dưới đây.
Kiến ba khoang còn được gọi là kiến kim, kiến hoang, kiến lác, kiến nhốt, kiến cong,… thuộc giống Paederus, họ Staphilinidae, bộ cánh cứng; có tên khoa học là Paederus fuscipes, loại côn trùng thuộc bộ cánh cứng. Thực chất, kiến ba khoang không phải là con kiến, nhưng vì hình dạng giống loài kiến nên thường được gọi là kiến ba khoang.
Đây là côn trùng sống chủ yếu trên ruộng đồng, vườn tược từ nhiều năm nay, kiến ba khoang là người bạn của bà con nông dân. Chúng chuyên ăn sâu rầy gây hại cho hoa màu, là một trong những loài thiên địch tốt nhất trên ruộng đồng.
Tại Việt Nam những năm gần đây, kiến ba khoang xuất hiện nhiều ở các khu dân cư, chung cư, tòa nhà cao tầng… khiến người dân khổ sở, khó chịu vì bị kiến ba khoang đốt.
Kiến ba khoang chứa nhiều độc tố pederin có khả năng gây bỏng da, viêm da. Nếu bị kiến ba khoang cắn mà không vệ sinh đúng cách hay điều trị sớm thì vết thương lan ra các vùng da xung quanh.
Kiến ba khoang có đặc điểm, cấu tạo hình thể thon dài, chiều dài khoảng 0,8-1,2cm, chiều ngang khoảng 2,5-3mm. Đặc điểm của loài kiến ba khoang là có phần bụng được chia thành 3 đốt với phần đuôi nhọn.
Kiến ba khoang có màu nâu cam hoặc màu cam ở vùng bụng, có khoang màu đen xen kẽ, phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm theo đôi cánh cứng. Đầu của kiến ba khoang có 2 râu dài.
Kiến ba khoang thường sống ở các vườn tược, ruộng lúa, bãi rác, bãi cỏ hoặc những công trình xây dựng. Nhưng hiện nay, ở các khu đô thị lớn, kiến ba khoang xuất hiện ở các khu chung cư cao tầng, trường học, ký túc xá, nơi có cỏ mọc xung quanh. Chúng thường xuất hiện vào mùa mưa khi thời tiết có độ ẩm cao, thuận lợi cho chúng phát triển. Kiến ba khoang thường bay vào nhà theo ánh đèn, đậu vào giường chiếu, chăn màn, quần áo,…
Ngoài ra, kiến ba khoang còn được phát hiện vào mùa mưa lũ, chúng di chuyển đến các vùng khô ráo hơn. Sau khi mưa lũ làm ngập ruộng đồng, ban đêm, kiến ba khoang sẽ đi theo những loài côn trùng khác, theo ánh đen bay vào nhà người dân.
Về vòng đời phát triển, trứng được đẻ riêng lẻ vào các đường nứt trên bề mặt đất. Con cái thường đẻ khoảng 18-100 trứng. Chúng bắt đầu đẻ từ cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 và kéo dài đến tận tháng 7.
Sau 3-19 ngày, trứng kiến bắt đầu nở thành ấu trùng. Giai đoạn ấu trùng có hai giai đoạn: Giai đoạn đầu kéo dài 4 ngày đầu đến ngày thứ 22 và giai đoạn sau kéo dài từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 36.
Sau đó, giai đoạn nhộng kéo dài 3-12 ngày. Tổng số ngày hoàn thành vòng đời kiến ba khoang 22-50 ngày.
Con trưởng thành và ấu trùng thường ăn các loài côn trùng nhỏ hơn chúng và tuyến trùng trong đất. Trứng và ấu trùng kiến ba khoang thường bị tấn công bởi các loài côn trùng khác và nhện.
Kiến ba khoang không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây tổn thương trên da với số lượng lớn vị trí viêm da như vùng đầu, mặt, cổ, tay, chân, lưng,…
Kiến ba khoang gây hại nhiều với con người. Trong kiến ba khoang có một lượng độc tố khi tiếp xúc với da người dù diện tích tiếp xúc nhỏ cũng có thể làm da nổi mụn nước, bọng nước, ngứa, rát, vô cùng khó chịu. Khi gãi, vết thương mụn nước, bọng nước bị vỡ ra, dẫn tới lở loét, không được điều trị kịp thời sẽ gây viêm da, nhiễm trùng da.
Đặc biệt, lượng pederin có trong kiến ba khoang lan nhanh khi người bệnh không biết cách phòng tránh mà dùng tay đập kiến kiến trực tiếp khiến vùng da bị tổn thương lan rộng và nhanh hơn.
Ngoài ra, khi tiếp xúc kiến ba khoang từ 12-36 tiếng, da người bệnh có thể nổi phồng rộp da, nổi mụn nước,… Những vùng da mỏng, nhạy cảm dễ bị tổn thương nặng nhất, dễ lan rộng khi bị kiến ba khoang cắn.
Kiến ba khoang cắn mà người bệnh không điều trị kịp thời sẽ khiến tình trạng viêm chuyển sang lở loét, những tổn thương này thường có hình dạng đường thẳng dài, hình chữ Y,… Tổn thương da có thể xuất hiện tương tự như tổn thương của bệnh Zona. Khi điều trị, các tổn thương thường hết sau 1 tuần.
Trong trường hợp điều trị trễ, những dấu hiệu tổn thương trên da có thể để lại sẹo đỏ, phải điều trị dai dẳng nhiều tháng mới bớt và có thể để lại sẹo lâu dài.
Nghiêm trọng hơn, độc tố kiến ba khoang dính vào mắt gây nên một số bệnh như viêm kết mạc, sưng nề quanh mắt.
Khi bị kiến ba khoang đốt, cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau:
Tuyệt đối người bệnh không được giết kiến dính vào trên da.
Kiến ba khoang có thể khỏi trong trường hợp nhẹ, xuất hiện các triệu chứng sưng đỏ, bỏng rát. Tuy nhiên, trường hợp vết thương nặng, người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu kéo dài, cần gặp ngay bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da để được chẩn đoán, điều trị, hạn chế nguy cơ sẹo hoặc nhiễm trùng.
Kiến ba khoang là loài có cánh, với 3 đôi chân và 2 đôi cánh. Gồm 1 đôi cánh mỏng trong suốt được khép vào trong và 1 đôi cánh cứng ngắn ở bên ngoài.
Nhiều người thắc mắc không biết kiến ba khoang có bay được không. Đặc điểm của loài này bay được và bay rất nhanh. Điều thú vị là kiến ba khoang còn có khả năng chạy trên mặt nước.
Khi chất tiết của chúng tiếp xúc với da người sẽ dẫn đến tình trạng viêm mủ, ngứa rát, phồng rộp trên da. Khi giận hoặc cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ phình bụng lên, đe dọa kẻ thù.
Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, luôn cập nhập và ứng dụng những kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin đến quý đọc giả về kiến ba khoang để quý đọc giả có thể hiểu rõ hơn về loài côn trùng này. Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đã và đang tiếp nhận, điều trị các trường hợp người bệnh bị kiến ba khoang đốt.
Link nội dung: https://flowerstore.vn/kien-kim-a38329.html