Phân biệt “nên” và “lên” từ nào đúng chính tả? Phân biệt “nên” và “lên” khi viết chính tả. “Nên” và “lên” là cặp từ nhiều học sinh thường nhầm lẫn khi sử dụng. Hãy cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ phân biệt “nên” và “lên”
Bạn đang xem: Phân biệt “nên” và “lên” từ nào đúng chính tả?
Tùy từng trường hợp mà từ nên sẽ có những nghĩa khác nhau, dưới đây là một số nghĩa thường gặp của từ nên:
Ví dụ: Dạo này bạn trông mệt mỏi quá, mình nghĩ bạn nghỉ ngơi nhiều hơn
Ví dụ: Con phải cố gắng học hành sao cho nên người
Ví dụ: Vì trời quá nóng nên tôi sẽ bật quạt
Tương tự với từ nên, với mỗi trường hợp sử dụng, từ lên sẽ có các nghĩa khác nhau, cụ thể:
Ví dụ: Bạn đi lên phía trên đi, đừng dừng ở đây nữa
Ví dụ: Con lên thành phố học hành, thầy u ở nhà cố giữ gìn sức khỏe
Ví dụ: Thành phố này nay đã lên loại 2 rồi
Tùy từng ngữ cảnh mà chúng ta sẽ chọn từ phù hợp. Không thể trả lời một cách cứng nhắc rằng nên, lên từ nào đúng từ nào sai, mà tùy từng trường hợp chúng ta sẽ sử dụng từ nên hoặc lên
Khi bạn nói “lên người” thì từ nên mới đúng còn từ lên lại sai, còn khi bạn nói “tôi nên thành phố” thì từ nên sai còn từ lên mới đúng
Tạo lên hay tạo nên mới đúng?
Trong trường hợp này thì tạo nên mới là từ đúng. Tạo nên mang ý nghĩa xây dựng nên, tạo ra…
Ví dụ: Kiến thức tạo nên sự quyến rũ của con người
Xây dựng nên hay xây dựng lên mới đúng?
Từ này thường được dùng khi nói về một hành động nào đó đối với một sự vật cụ thể mà chúng ta có thể cảm nhận bằng giác quan
Ví dụ: Bố tôi xây dựng lên cái nhà này bằng chính công sức của ông ấy
Từ này thường được sử dụng để nói về một sự vật hiện tượng, lĩnh vực mang tính trừu tượng hoặc một quá trình, sự nghiệp nào đó mà chúng ta không thể cảm nhận được bằng giác quan
Ví dụ: Chính những người nghệ sĩ này đã xây dựng nên nền nghệ thuật cải lương đáng quý.
=> Xây dựng nên và xây dựng lên, mỗi từ đều có những ý nghĩa riêng của nó, không có từ nào là luôn đúng, từ nào luôn sai mà tùy từng ý nghĩa mà ta lựa chọn những từ sao cho phù hợp nhất.
Phân biệt từ xây dựng nên hay xây dựng lên thường cũng mơ hồ, khi bạn không chắc chắn về nghĩa của một từ nào đó, các bạn có thể tránh sử dụng từ đó
Ví dụ: Cây cầu Rồng này được xây dựng bởi một phần công sức của ba tôi
=> Trong trường hợp này các bạn có thể chỉ sử dụng từ xây dựng thay vì xây dựng lên.
Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Phân biệt “nên” và “lên” từ nào đúng chính tả? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Giáo dục
Link nội dung: https://flowerstore.vn/tao-nen-hay-tao-len-a40322.html