Người ta sử dụng biện pháp chưng cất hơi nước để chiết xuất tinh dầu long não từ lá cây. Đài Loan từng là quốc gia chuyên chiết xuất và chế biến tinh dầu long não cũng như các sản phẩm có nguồn gốc từ loài cây này.
Thành phần chính của tinh dầu long não là D-camphor (nhiều nhất), cineol, α-terpineol, linalool, borneol… Một số hợp chất đặc trưng trong thành phần tinh dầu như γ-terpinen, isoterpinolene, 1,3,8-p-menthatriene, terpinen-4-ol, α-terpineol, eugenol, β-cadinene và α-cubebene.
Camphor là thành phần mang lại tác dụng chính của tinh dầu long não.
Tính vị, quy kinh: Long não là vị thuốc có vị cay, tính nóng, có độc. Có tác dụng sát trùng, thông khiếu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giảm đau. Do có độc tính trên hệ thần kinh và hô hấp nên long não thường được sử dụng làm thuốc dùng ngoài hơn là uống. Các sản phẩm chế biến từ cây có thể sử dụng bôi trực tiếp trên da hoặc dùng như một chất tỏa mùi. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng vì các sản phẩm khác nhau sẽ có cách dùng và công dụng khác nhau.
Camphor thu được từ cây long não từ lâu đã được sử dụng để điều trị các triệu chứng khác nhau như viêm, nhiễm trùng, tắc nghẽn, đau cơ và kích ứng ở nhiều cơ quan. Công dụng chính của tinh dầu long não là hít để giảm ho, bảo vệ đường hô hấp trên. Tuy nhiên phải được sử dụng với liều lượng phù hợp.
Bên cạnh đó, nó có thể được dùng xoa bóp ngoài để giảm đau và sát trùng, chống ngứa, trị nấm mốc chân, mụn cơm, loét lạnh, bệnh trĩ và viêm xương khớp. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng lưu lượng máu cục bộ, giảm sưng tấy và các cơn đau do kích ứng da gây ra.
Tinh dầu long não có tính sát trùng, gây tê và kích thích tim mạch, thần kinh. Có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn. Sử dụng bôi ngoài da cho cảm giác mát lạnh, liều phù hợp có tác dụng gây tê, giảm đau. Bên cạnh đó, bôi tinh dầu này còn được chứng minh hiệu quả trong các bệnh nấm ngoài da.
Link nội dung: https://flowerstore.vn/long-nao-a40334.html