Bắc Giang ở miền nào, Bắc Giang giáp tỉnh nào?

Bắc Giang ở miền nào, Bắc Giang giáp tỉnh nào… là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Cùng tìm hiểu Bắc Giang ở đâu, Bắc Giang thuộc miền nào; vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang; Bắc Giang giáp với tỉnh nào… trong bài viết dưới đây!

1. Bắc Giang ở miền nào?

Bắc Giang là một tỉnh nằm ở miền núi phía Bắc, thuộc khu vực Đông Bắc Bộ của Việt Nam; có tọa độ địa lý từ 21°07' - 21°37' vĩ độ Bắc và từ 105°53' - 107°02' kinh độ Đông.

Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01 thành phố (TP Bắc Giang); và 09 huyện (Yên Thế; Tân Yên; Lạng Giang; Lục Nam; Lục Ngạn; Sơn Động; Yên Dũng; Việt Yên; Hiệp Hoà). Trong đó, TP Bắc Giang là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.

Bắc Giang cách Hà Nội bao nhiêu km?

Tỉnh Bắc Giang cách TP Hà Nội khoảng 50 km về phía Bắc; cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) khoảng 110 km về phía Nam; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh) khoảng 100 - 130 km về phía Đông.

2. Bắc Giang giáp tỉnh nào?

Một trong những câu hỏi được nhiều bạn quan tâm về vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang đó là Bắc Giang giáp với tỉnh nào.

Bắc Giang ở đâu trên bản đồ?

bắc giang ở đâu trên bản đồ (Ảnh: TUBS/ Wikimedia Commons/ CC BY-SA 3.0)

3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Giang

Với những thông tin tìm hiểu Bắc Giang ở miền nào, bạn sẽ hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa phương này.

Tỉnh Bắc Giang có diện tích đất tự nhiên là 3.851,4 km2.

3.1. Các dạng địa hình chính ở Bắc Giang

Địa hình tỉnh Bắc Giang bao gồm 2 tiểu vùng là miền núi và miền trung du có đồng bằng xen kẽ.

Vùng trung du bao gồm: TP Bắc Giang; hai huyện: Việt Yên và Hiệp Hoà. Vùng miền núi bao gồm các huyện: Lục Ngạn; Lục Nam; Tân Yên; Yên Thế; Yên Dũng; Sơn Động và Lạng Giang. Trong đó, một phần diện tích của các huyện: Yên Thế, Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn là vùng núi cao.

Khu vực miền núi (chiếm 72% diện tích của toàn tỉnh) bị chia cắt mạnh, phức tạp; có độ cao chênh lệch lớn.

Khu vực trung du (chiếm 28% diện tích của toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen kẽ với đồng bằng (tuỳ theo từng khu vực). Vùng đồi núi thấp thích hợp trồng các loại cây lương thực, thực phẩm; cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi các loại gia cầm, gia súc, thuỷ sản.

3.2. Điều kiện khí hậu tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở khu vực Đông Bắc Việt Nam với bốn mùa rõ rệt; trong đó mùa hè có khí hậu nóng, ẩm; mùa đông có khí hậu lạnh, khô, một số khu vực thuộc miền núi cao có sương muối vào mùa đông.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng hơn 1.500 mm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 23°C - 24°C.

Nhờ có sự che chắn của nhiều dãy núi cao, tỉnh Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão.

3.3. Đặc điểm thủy văn, tài nguyên nước của tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang có ba dòng sông lớn chảy qua (sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam) với tổng chiều dài 347 km. Ba dòng sông này có lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Bên cạnh đó, hệ thống ao, hồ, đầm và mạch nước ngầm ở tỉnh Bắc Giang có trữ lượng khá lớn.

Lượng nước mặt, nước mưa và nước ngầm thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang đủ khả năng cung cấp nước cho đời sống sinh hoạt của người dân và các ngành kinh tế của tỉnh.

4. Đặc điểm KT-XH của tỉnh Bắc Giang

Những thông tin tìm hiểu Bắc Giang ở miền nào giúp bạn hiểu rõ hơn về vùng đất này cũng như về văn hoá và con người nơi đây.

Những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng từ sản xuất nông nghiệp sang chú trọng phát triển công nghiệp.

Nhiều cụm công nghiệp, khu công nghiệp được đầu tư xây dựng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Các khu công nghiệp được quy hoạch xây dựng dọc theo Quốc lộ 1A mới tuyến Hà Nội - Lạng Sơn và đường Tỉnh lộ 295. Các khu công nghiệp này được xây dựng gần với các đô thị lớn; có hệ thống giao thông thuận lợi, gần các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không và cảng biển.

Bắc Giang có nhiều di tích văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh

Nằm trong vùng văn hoá Kinh Bắc đa dạng và phong phú, tỉnh Bắc Giang có nhiều lễ hội truyền thống và nhiều di tích văn hoá, lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Một số di tích, công trình nổi tiếng như: Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên); Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử; Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng)...

Đặc biệt, tỉnh Bắc Giang còn có 5 di sản văn hoá được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại: Dân ca Quan họ; Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm; Ca trù; Thực hành Then của người Thái, Tày, Nùng ở Việt Nam; Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Vậy là bạn đã biết Bắc Giang ở miền nào, Bắc Giang giáp tỉnh nào... Đến với Bắc Giang, bạn có thể tới tham quan một số cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: hồ Cấm Sơn; Khu di tích lịch sử thành cổ nhà Mạc; rừng nguyên sinh Khe Rỗ; lăng đá cổ huyện Hiệp Hoà; khu du lịch sinh thái Suối Mỡ…

Mạnh Hùng

Xem thêm:

Link nội dung: https://flowerstore.vn/bac-giang-o-mien-nao-a40547.html