Giới từ chỉ mục đích (Preposition of purpose): Cách sử dụng và phân biệt giới từ To và For

Giới từ chỉ mục đích (Preposition of purpose)

Giới từ chỉ mục đích đóng vai trò một từ nối giữa động từ và danh từ hoặc cụm danh từ, cho ta biết về mục đích của hành động trong câu.

Ví dụ:

(Anh ta làm việc chăm chỉ để kiếm thật nhiều tiền)

(Mẹ tôi nấu những bữa ăn ngon cho gia đình chúng tôi)

(Họ luyện tập chơi đá bóng mỗi ngày để có thể dành chiến thắng trong trận đấu)

(Tôi muốn nói tiếng Anh thật tốt để kiếm được những công việc có triển vọng)

Xem thêm: Cách sử dụng giới từ đứng sau danh từ tiếng Anh

Trong các ví dụ trên, các từ được in đậm thể hiện mối quan hệ mục đích với hành động trong câu. Các từ trên được gọi là giới từ chỉ mục đích (preposition of purpose).

Trong tiếng Việt, chúng ta cũng có các từ đề chỉ mục đích như vì, để, để mà. Tuy nhiên, các từ này cũng đồng thời có thể được dùng để chỉ lí do của một hành động.

Ví dụ:

Cả hai câu trên đều sử dụng từ Vì, nhưng ở câu 1, từ Vì được sử dụng để chỉ ra lí do tại sao người nói dậy trễ , còn đối với câu 2, từ Vì được sử dụng để chỉ mục đích cho việc mẹ tôi làm nhiều công việc.

Tuy nhiên trong tiếng Anh, giới từ chỉ mục đích và giới từ chỉ lí do là các từ khác nhau, do đó người nói/người viết cần xác định rõ câu nói để chọn đúng loại giới từ cần sử dụng khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, ví dụ:

(Because I stayed up late last night, I got up late today)

(My mom works multiple jobs to earn money)

Xem thêm:

Các giới từ chỉ mục đích (Preposition of purpose)

Giới từ To

Giới từ To được sử dụng để nối một hành động với một động từ nguyên mẫu và thể hiện mối quan hệ mục đích giữa chúng, ví dụ:

gioi-tu-chi-muc-dich-native-speakers

(Tôi luyện nói với người bản ngữ để cải thiện tiếng Anh của mình)

(Chúng ta cần phải làm việc chăm chỉ để trở nên thành công)

(Lũ trẻ thường đi đến thư viện để học ôn thi)

Ta thấy được các câu trên đều tuân theo một cấu trúc sau:

Subject + Verb + (Object) + to + Verb infinitive

*Lưu ý: có hai cách sử dụng dạng phủ định với to: to not hoặc not to, tuy nhiên, đa số người dùng sẽ có xu hướng giữ nguyên dạng to verb infinitive thay vì tách chúng ra,ví dụ:

(Tôi gọi không phải để nói chuyện với anh ta mà chỉ để xem anh ta thế nào thôi)

(Tôi gọi không phải để nói chuyện với anh ta mà chỉ để xem anh ta thế nào thôi)

=> (Câu số 1 sẽ được sử dụng phổ biến hơn câu số 2)

Tuy nhiên cả hai cách này sẽ chỉ được dùng trong các tình huống xã giao thường ngày, còn đối với văn phong trang trọng, người bản ngữ sẽ ít sử dụng cấu trúc phủ định này. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng phủ định ở ngay động từ chính. Ví dụ:

I didn’t call to talk with him but to check on him (Tôi không gọi để nói chuyện với anh ta mà chỉ để xem anh ta thế nào thôi)

Xem thêm: Cách sử dụng giới từ sau động từ tiếng Anh

Giới từ For

For cũng được sử dụng thể hiện mục đích của một hành động, tuy nhiên, For được dùng để nối một hành động với một danh từ hoặc một danh động từ (Gerund), ví dụ:

(Cô ấy học cả ngày để có kết quả tốt hơn ở trường)

(Tôi đang tiết kiệm tiền để đi du lịch)

(Người ta đang chặt cây rừng để xây dựng những tòa nhà mới)

*Danh động từ (Gerund) là một từ được tạo ra khi thêm đuôi ING vào một động từ, và nó có chức năng như một danh từ

Xem thêm: Cách sử dụng giới từ sau tính từ tiếng Anh

So sánh giữa To và For

To

For

Sau To là một động từ nguyễn mẫu

Sau For là một danh từ hoặc danh động từ (Gerund)

Sử dụng To khi mục đích chủ một hành động cụ thể, ví dụ:

Sử dụng For khi mục đích là một sự việc, không thể. không cần đi kèm động từ

Phân biệt giới từ chỉ mục đích và chỉ lí do

Khi dùng hai loại giới từ này, người nói/người viết cần phân biệt sự khác nhau giữa chúng để tránh truyền tải sai thông tin. Trong khi giới từ chỉ lí do giải thích lí do cho sự việc, hành động diễn ra, giới từ chỉ mục đích chỉ rõ kết quả mà người nói/người viết hy vọng nhận được khi thực hiện hành động.

Ví dụ:

(Chính phủ đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus)

(Chính phủ đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc vì corona virus đang lây lan rộng rãi)

Trong hai câu ví dụ trên, ở câu 1, chính phủ đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm đạt được mục đích là ngăn chặn sự lây lan của coronavirus nên trong câu sử dụng giới từ To. Ở câu 2, cũng cùng là hành động chính phủ đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc nhưng hành động này xảy ra vì nguyên do là coronavirus đang lây lan rộng rãi, nên câu số 2 sử dụng giới từ chỉ lí do because

Một vài ví dụ khác:

gioi-tu-chi-muc-dich-native-speakers

(Tôi dậy sớm để nấu bữa sáng cho gia đình)

(Tôi dậy sớm vì tối qua tôi không ngủ được )

(Cô ấy đã bán ngôi nhà hiện tại để mua một ngôi nhà lớn hơn)

(Cô ấy đã bán ngôi nhà hiện tại vì cô ấy đang mắc nợ)

Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đây đã giới thiệu đến người đọc các trường hợp cụ thể để kết hợp với các giới từ chỉ mục đích. Tác giả hy vọng người đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích về giới từ chỉ mục đích để có thể áp dụng chúng một cách linh hoạt vào các hoạt động sử dụng tiếng Anh trong tương lai.

Xem thêm: Cụm giới từ trong tiếng Anh là gì?

Link nội dung: https://flowerstore.vn/purpose-di-voi-gioi-tu-gi-a40599.html