Logistics là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về ngành Logistics

Logisticslà ngành nghề xu hướng đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và sự gia tăng của thương mại quốc tế, ngành Logistics đã trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Sau đây, TopCV sẽ chia sẻ chi tiết Logistics là gì và cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về ngành Logistics để dễ dàng đưa ra định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

Logistics là gì?

Logistics là quá trình lập kế hoạch và tiến hành vận chuyển, lưu kho, đóng gói và giao hàng từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ. Mục tiêu của Logistics là đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa của khách hàng một cách hiệu quả, kịp thời và tiết kiệm chi phí.

Trong kinh doanh, việc quản lý hoạt động Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chi phí và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Không ít người nhầm lẫn hai khái niệm Logistics và Xuất nhập khẩu, thực ra đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng có liên quan mật thiết và không thể tách rời. Xuất nhập khẩu làm nhiệm vụ trao đổi đưa hàng hóa ra thị trường quốc tế trong khi Logistics là các hoạt động vận chuyển, đưa hàng hóa từ người bán đến với người mua.

>>> Ứng tuyển những việc làm Logistics lương cao, đãi ngộ tốt ngay ở TopCV. Bạn sẽ có cơ hội làm việc tại những công ty đầu ngành hiện nay!

Tìm việc Logistics ngay

Logistics là cơ sở thúc đẩy thương mại, kinh tế
Logistics là cơ sở thúc đẩy thương mại, kinh tế

Vai trò của Logistics

Logistics được coi là một hoạt động thương mại tác động đến nền kinh tế của mỗi doanh nghiệp, quốc gia và rộng hơn là toàn cầu.

Đối với nền kinh tế toàn cầu

Có 4 điểm chính làm nổi bật vai trò của Logistics đối với nền kinh tế toàn cầu là:

Đối với nền kinh tế Việt Nam

Tại Việt Nam, Logistics cũng là ngành nghề tạo ra nhiều giá trị:

Đối với hoạt động của doanh nghiệp

Trong nội bộ doanh nghiệp, Logistics cũng khẳng định những vai trò to lớn:

>>> Danh sách việc làm ngành Logistics siêu HOT tại TopCV:

>>> Để ứng tuyển việc làm ngành Logistics, bạn cần tạo CV chuyên nghiệp và làm nổi bật những kinh nghiệm và thế mạnh của bản thân. Để sở hữu mẫu CV đẹp và chất bạn hãy tạo CV ngay trên TopCV ngay nhé!

Tạo CV ngay

>> Xem thêm: Tổng quan về công việc ngành Logistics

Mục tiêu của Logistics trong hoạt động kinh doanh

Trong kinh doanh, Logistics hướng đến 6 mục tiêu quan trọng:

Logistics tối ưu hoạt động kinh doanh và đem lại trải nghiệm hài lòng cho khách hàng
Logistics tối ưu hoạt động kinh doanh và đem lại trải nghiệm hài lòng cho khách hàng

Các hoạt động cơ bản của Logistics

Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics hoặc phòng Logistics nội bộ doanh nghiệp vận hành xoay quanh 7 hoạt động cơ bản là:

>>> Xem thêm: Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu

Logistics bao gồm một chuỗi các hoạt động quản lý đơn hàng, kho bãi và vận chuyển
Logistics bao gồm một chuỗi các hoạt động quản lý đơn hàng, kho bãi và vận chuyển

Phân loại dịch vụ Logistics

Căn cứ vào Điều 3 của Nghị định 163/2017, dịch vụ Logistics được phân loại như sau:

Danh sách các dịch vụ Logistics theo nghị định của Chính phủ
Danh sách các dịch vụ Logistics theo nghị định của Chính phủ

Phân loại các nhà cung cấp dịch vụ Logistics

Trước sự phức tạp và cồng kềnh của hệ thống Logistics, nhiều doanh nghiệp đã phải thuê dịch vụ Logistics bên ngoài để xử lý một phần hoặc toàn bộ quy trình trong chuỗi cung ứng.

Tùy thuộc vào nhiệm vụ cụ thể được giao phó, các nhà cung cấp dịch vụ Logistics được chia thành 5 nhóm: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL và 5PL. Trong đó, PL là viết tắt của Party Logistics - nhà cung cấp dịch vụ Logistics, còn số 1-5 tượng trưng cho mức độ trách nhiệm của PL đối với doanh nghiệp thuê họ.

Dưới đây là sự khác biệt cơ bản giữa các nhóm PL:

1PL - Hậu cần bên thứ nhất

1PL đề cập đến một cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa của mình từ địa điểm A (người gửi hàng) đến địa điểm B (người nhận hàng). 1PL sẽ tự quản lý mọi hoạt động Logistics của mình, bao gồm sản xuất, xuất nhập khẩu, kho bãi, phân phối, v.vv.. 1PL phổ biến ở các doanh nghiệp nhỏ có hệ thống phân phối tại địa phương.

2PL - Hậu cần bên thứ hai

2PL tập trung vào các dịch vụ vận tải và kho bãi, kèm theo các dịch vụ chuyên biệt khác tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp thuê 2PL chủ yếu để giải quyết một hoặc một vài dịch vụ Logistics nhất định, còn lại vẫn nắm quyền kiểm soát các hoạt động khác trong chuỗi cung ứng. 2PL thường được thuê bởi các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bán lẻ cho khu vực nội địa.

3PL - Hậu cần bên thứ ba

3PL là một cá nhân hoặc tổ chức quản lý và thực hiện các dịch vụ Logistics thay cho người gửi hàng (khách hàng), dựa trên hợp đồng đã ký kết. 3PL kiểm soát các hoạt động của chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối, đồng thời tối ưu chi phí và cải thiện dịch vụ cho khách hàng. Vì thế, thường các doanh nghiệp có quy mô vừa sẽ lựa chọn hình thức 3PL.

4PL - Hậu cần bên thứ tư

4PL đóng vai trò là nhà tích hợp chuỗi cung ứng tổng thể. Họ thay mặt khách hàng quản lý nhiều nhà cung cấp 3PL, điều phối và tối ưu hóa toàn bộ chuỗi cung ứng. 4PL hoạt động như một đầu mối liên hệ duy nhất, giám sát các hoạt động Logistics và đảm bảo sự phối hợp liền mạch giữa các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Họ tận dụng chuyên môn và công nghệ của mình để hợp lý hóa chuỗi cung ứng, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả vận chuyển. 4PL thường là sự lựa chọn của các doanh nghiệp có quy mô lớn.

5PL - Hậu cần bên thứ năm

5PL tận dụng trí tuệ nhân tạo, big data, v.vv.. để tạo ra hệ sinh thái chuỗi cung ứng thông minh và có tính kết nối cao. Họ đóng vai trò là người điều phối, khai thác sức mạnh của dữ liệu và tận dụng nền tảng kỹ thuật số để hợp lý hóa các quy trình của chuỗi cung ứng, tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường hợp tác giữa nhiều bên liên quan. 5PL tập trung vào việc tạo ra chuỗi cung ứng năng động, linh hoạt, tức thì và sáng tạo. Nhờ vậy, 5PL trở thành đối tác chiến lược, giúp các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh. 5PL thường là đối tác của các tập đoàn đa quốc gia lớn, có hoạt động chuỗi cung ứng phức tạp.

Mỗi nhà cung cấp Logistics đảm nhiệm một phần hoạt động của chuỗi cung ứng
Mỗi nhà cung cấp Logistics đảm nhiệm một phần hoạt động của chuỗi cung ứng

6 Loại hình Logistics phổ biến trên thế giới hiện nay

Có nhiều loại hình Logistics khác nhau được sử dụng vào từng lĩnh vực và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp:

Inbound Logistics - Logistics đầu vào

Logistics đầu vào là giai đoạn khởi đầu của chuỗi cung ứng, chỉ hoạt động quản lý, kiểm soát nguồn vật tư, nguyên liệu thô dùng để sản xuất. Hoạt động chính trong khâu này là thu mua, lưu trữ và phân phối nguyên liệu.

Outbound Logistics - Logistics đầu ra

Logistics đầu ra là quá trình phân phối hàng hóa từ công ty sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Hoạt động chủ yếu trong khâu này là đóng gói và vận chuyển hàng hóa.

Reverse Logistics - Logistics ngược

Logistics ngược là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ người dùng cuối quay ngược trở lại chuỗi cung ứng. Mục đích của hoạt động này là thay thế hoặc trả lại hàng hóa để sửa chữa, bảo trì, tân trang, trao đổi, loại bỏ hoặc tái chế.

3PL - Logistics bên thứ 3

Như đã đề cập, 3PL là doanh nghiệp bên ngoài cung cấp dịch vụ Logistics cho các doanh nghiệp có nhu cầu. 3PL cung cấp nhiều loại dịch vụ như vận chuyển, kho bãi và quản lý hậu cần. Trong chuỗi cung ứng của nhiều tổ chức, 3PL có thể giúp tối ưu hóa chi phí và hiệu quả hoạt động. Đôi khi, 3PL có thể giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận các thị trường tiềm năng mới.

4PL - Logistics bên thứ 4

Tương tự, 4PL được các doanh nghiệp thuê để thực hiện tất cả các hoạt động Logistics của họ. 4PL chịu trách nhiệm giám sát mọi khía cạnh trong chuỗi cung ứng của khách hàng, bao gồm đánh giá, thiết kế, xây dựng, quản lý và theo dõi.

Green Logistics - Logistics xanh

Logistics xanh đề cập đến các hoạt động Logistics có tác động tích cực đến môi trường. Hoạt động này bao gồm tái chế, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và giảm thiểu khí thải. Logistics xanh có thể làm giảm những tác động tiêu cực của doanh nghiệp đối với môi trường, giảm hóa đơn tiền điện và hỗ trợ xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả, bền vững hơn.

Có 6 giải pháp Logistics được các doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa
Có 6 giải pháp Logistics được các doanh nghiệp ưu tiên chọn lựa

Ngành Logistics Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển

Tại Việt Nam, Logistics đang là ngành dịch vụ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế.

Thực trạng ngành Logistics tại Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, ngành Logistics Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng với tốc độ phát triển từ 14 - 16%/năm, trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn mang tính ổn định của nước ta. Tuy gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu, Logistics Việt Nam vẫn đang nỗ lực để trở thành trung tâm sản xuất mới trong khu vực. Ngành Logistics Việt Nam vẫn được xếp hạng cao, đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN chỉ sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Theo điều tra của Viện Nghiên Cứu và Phát Triển - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện nay nhân lực của các công ty Logistics chủ yếu được đào tạo thông qua công việc hàng ngày chiếm tới 80,26%; tiếp đó là 23,6% lao động tham gia các khóa đào tạo trong nước; 6,9% thuê các chuyên gia nước ngoài đào tạo; và 3,9% tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài.

Hiện tại, Logistics ở nước ta đang nắm giữ nhiều cơ sở hạ tầng, hoạt động theo tất cả các tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt, đường thủy và hàng không. Công nghệ quản lý và môi trường chính sách cũng được cải thiện nhiều trong những năm qua. Đây là cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ Logistics trong giai đoạn sắp tới.

Nguồn nhân lực cơ bản của ngành này không ít, nhưng tìm kiếm nhân lực chất lượng có thể đảm đương các vị trí chuyên môn, quản lý quan trọng thì lại vô cùng khó. Có thể thấy rằng nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản trong lĩnh vực này quá ít so với tốc độ phát triển của ngành. Phần lớn kiến thức những người làm công việc ngành Logistics hiện nay có được là từ thực tiễn khi làm đại lý hoặc làm đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên về lĩnh vực dịch vụ này.

Vậy nên để gia nhập thị trường nhân lực chất lượng cao ngành Logistics, bạn cần không ngừng trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng để không bị tụt hậu.

Định hướng phát triển ngành Logistics của Nhà nước trong bối cảnh hội nhập

Để phát huy những thế mạnh và giúp ngành Logistics trở thành trung tâm của sự phát triển, Nhà nước đã đưa ra một số định hướng cụ thể:

Ngành Logistics được đầu tư tổng thể để phát triển một cách bùng nổ hơn
Ngành Logistics được đầu tư tổng thể để phát triển một cách bùng nổ hơn

5 lý do nên theo đuổi ngành Logistics trong thời điểm hiện tại

Với sự hậu thuẫn từ phía Nhà nước và những cơ hội mà thị trường thương mại đem lại, ngành Logistics hứa hẹn trở thành mục tiêu sự nghiệp của nhiều người trẻ hiện nay. Có 5 lý do hàng đầu để bạn bắt đầu sự nghiệp Logistics ngay hôm nay:

Cơ hội việc làm ngành Logistics rộng mở

Ngành Logistics bao gồm rất nhiều vị trí công việc với chức năng chuyên biệt và yêu cầu chuyên môn khác nhau. Bạn có vô vàn cơ hội để trở thành nhân lực ngành Logistics với các vai trò như:

>>> Xem thêm: Nhân viên xuất nhập khẩu là gì? Công việc ra sao?

Theo Viện nghiên cứu phát triển Logistics Việt Nam, ngành Logistics ở nước ta cho đến năm 2030 cần đến hơn 200.000 nhân lực. Hiện tại, có 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến Logistics và trong đó có khoảng 4.000 công ty Logistics chuyên nghiệp. Như vậy, bạn sẽ không bao giờ gặp phải khó khăn khi xin việc ngành Logistics khi mà nhu cầu tuyển dụng tăng cao. Trên hết, bạn có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau, bao gồm các công ty chuyên cung cấp dịch vụ Logistics, công ty xuất nhập khẩu, công ty vận tải, v.vv..

Nhu cầu tuyển dụng cao tạo ra cơ hội việc làm rộng mở cho nhân sự ngành Logistics
Nhu cầu tuyển dụng cao tạo ra cơ hội việc làm rộng mở cho nhân sự ngành Logistics

Mức lương ngành Logistics cao

Theo Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2023 & Nhu cầu tuyển dụng 2024 của TopCV, mức lương trung bình ngành Logistics nói riêng và Xuất nhập khẩu nói chung ở Việt Nam được xem là khá cạnh tranh so với nhiều ngành nghề khác, được phân cấp theo số năm kinh nghiệm như sau:

Thực tế, mức thu nhập này không hề có giới hạn. Vì với nhiều vị trí, mức lương theo hoa hồng sẽ cao hơn rất nhiều so với lương cứng cố định thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Vị trí quản lý, người phải làm việc thường xuyên với các đối tác nước ngoài và đảm nhiệm trọng trách nặng nề hơn thì mức thu nhập chắc chắn cao hơn.

Môi trường làm việc quốc tế hóa

Logistics quan hệ mật thiết với hoạt động kinh doanh quốc tế. Vì thế, khi làm việc trong ngành này, bạn sẽ được tiếp xúc với môi trường quốc tế hóa, tiếp cận đến nhiều nền văn hóa khác nhau và học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích.

Lộ trình thăng tiến rõ ràng

Trở thành nhân sự ngành Logistics, bạn sẽ có lộ trình thăng tiến rất rõ ràng với 5 cấp bậc:

Nếu có năng lực học hỏi tốt và nhiều kỹ năng hữu ích, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến lên các vị trí cấp cao trong thời gian ngắn hơn. Ngoài ra, bạn có thể phát triển theo chiều ngang, tức là chuyển đổi vai trò từ vị trí này sang vị trí khác để gia tăng chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành Logistics tổng thể.

Ngành Logistics sẽ mang đến cho bạn lộ trình công việc rõ ràng cùng mức thu nhập hấp dẫn
Ngành Logistics sẽ mang đến cho bạn lộ trình công việc rõ ràng cùng mức thu nhập hấp dẫn

Những câu hỏi liên quan đến ngành Logistics

Ngoài những kiến thức cơ bản trên, giải đáp cho những câu hỏi thường gặp về Logistics sau đây sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt hơn trước khi quyết tâm theo đuổi ngành nghề này:

Ngành Logistics thi khối nào, điểm chuẩn?

Theo số liệu thống kế từ VnExpress, điểm chuẩn ngành Logistics các trường năm 2023 dao động từ 15 - 27.4, tùy từng trường đào tạo.

Để theo học ngành Logistics, bạn có thể chọn các tổ hợp môn sau:

Các trường đào tạo ngành Logistics

Tuy mới chỉ là một ngành “non trẻ” và chưa thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam nhưng nước ta đã có không ít các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Logistics một cách bài bản và chất lượng. Các bạn nếu có hứng thú với ngành học này cũng như nghiệp vụ xuất nhập khẩu nói chung thì có thể tham khảo một số trường hàng đầu sau:

Ngoài ra nếu bạn có điều kiện du học ở nước ngoài, hãy chọn những nước có nền Logistics phát triển nhất trên thế giới hiện nay như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Singapore, v.vv.. học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến nhất để áp dụng vào công việc ngành Logistics sau này.

Ngành Logistics học gì?

Ngành Logistics tập trung đào tạo 2 mảng chính:

Kiến thức chuyên môn:

Kỹ năng phục vụ công việc:

Tham gia khóa đào tạo bài bản để có được chuyên môn vững chắc khi vào nghề Logistics
Tham gia khóa đào tạo bài bản để có được chuyên môn vững chắc khi vào nghề Logistics

Tìm việc làm ngành Logistics ở đâu?

Để tìm kiếm việc làm ngành Logistics, bạn có thể tham khảo các việc làm Logistics mới nhất đang được tuyển dụng tại TopCV. TopCV là chuyên trang tuyển dụng uy tín hàng đầu hiện nay và được nhiều người ưa chuộng nhờ phân phối tin đăng có chọn lọc, đầy đủ thông tin mô tả cùng mức lương cụ thể.

Bạn có thể ứng tuyển ngay bằng cách nhấn vào nút “Ứng tuyển” bên cạnh tin đăng trên TopCV và sẽ được kết nối với nhà tuyển dụng trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng công cụ tạo CV chuyên nghiệp theo mẫu mà TopCV thiết kế sẵn để tạo được ấn tượng tốt đẹp trong mắt nhà tuyển dụng.

Bài viết trên đây đã trình bày những kiến thức nền tảng và quan trọng nhất xung quanh ngành nghề Logistics. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ là động lực cho bạn theo đuổi ngành Logistics đầy tiềm năng trong thời đại thương mại quốc tế mở rộng. Bạn cũng đừng quên truy cập vào website TopCV thường xuyên để cập nhật những tin tuyển dụng mới nhất trong lĩnh vực Logistics nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Link nội dung: https://flowerstore.vn/logistics-a40954.html