Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết

Tài khoản đối ứng là gì? (tiếng Anh: Contra account) là dạng tài khoản được ghi nhận trong sổ cái chung để làm giảm giá trị của một tài khoản khác có liên quan khi hai tài khoản này được nối với nhau.

Tài khoản đối ứng (hay tài khoản điều chỉnh) là: dạng tài khoản được ghi nhận trong sổ cái chung để làm giảm giá trị của một tài khoản khác có liên quan khi hai tài khoản này được nối với nhau. Số dư trong tài khoản đối ứng sẽ ngược lại với số dư bên tài khoản liên kết. Nếu bên nợ ghi nhận số dư của tài khoản liên kết thì tài khoản đối ứng sẽ được ghi nhận vào bên có.

Hiểu rõ hơn về tài khoản đối ứng

Tài khoản đối ứng được ghi nhận trong cùng bản báo cáo tài chính với tài khoản liên kết. Ví dụ, tài khoản đối ứng của khoản phải thu là một tài khoản tài sản đối ứng (contra asset). Dạng tài khoản này còn có tên gọi là tài khoản dự phòng phải thu khó đòi hay dự phòng nợ xấu.

Số dư trong tài khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện số tiền có khả năng không thu hồi được trong khoản phải thu. Nó được ghi nhận trong phần tài sản của bản cân đối kế toán ngay bên dưới khoản phải thu. Giá trị ròng có được từ hai con số này cũng thường được ghi nhận ở dòng thứ ba.

Việc kế toán viên ghi nhận tài khoản đối ứng thay vì giảm trực tiếp giá trị của tài khoản gốc nhằm giúp cho báo cáo kế toán được rõ ràng. Nếu không sử dụng tài khoản đối ứng, thì việc xác định mức giá ban đầu sẽ rất khó khăn, làm cho việc kê khai thuế trở nên rắc rối và tốn thời gian. Bằng cách giữ nguyên khoản tiền ban đầu của tài khoản gốc và giảm con số của một tài khoản khác thì thông tin tài chính sẽ rõ ràng và dễ báo cáo hơn.

Ví dụ, nếu một máy móc thiết bị được mua với giá 10000$ thì con số 10000$ đó sẽ được giữ lại trên sổ cái chung còn khấu hao của máy móc thiết bị này thì được ghi nhận ở một tài khoản khác.

tài khoản đối xứng là gì?như thế nào để hiểu rõ tài khoản đối xứng

Đặc điểm của tài khoản đối ứng

Trong lần đầu ghi nhận một tài khoản đối ứng, phần bù là một chi phí. Ví dụ, khoản tăng trong tài khoản dự phòng phải thu khó đòi cũng được ghi nhận ở bên nợ để tăng chi phí nợ xấu.

Khi kế toán tài sản, sự chênh lệch giữa số dư của tài khoản bên phần tài sản và số dư bên tài khoản đối ứng được gọi là giá trị sổ sách.

Có hai phương pháp chính để xác định số liệu ghi nhận vào tài khoản đối ứng. Phương pháp kế toán dự phòng sẽ cho phép ty tự ước tính khoản thích hợp để ghi nhận vào tài khoản đối ứng. Phương pháp phần trăm theo doanh thu thì giả định trước rằng công ty sẽ không thu được một tỉ lệ tiền nhất định trong các hàng hóa và dịch vụ đã bán ra. Cả hai phương pháp đều dẫn dến việc điều chỉnh giá trị sổ sách.

Các quan hệ đối ứng tài khoảnĐối ứng tài khoản có 4 loại đối ứng tài khoản bao gồm:

Tài sản tăng - tài sản giảm: Tăng tài sản này, giảm tài sản khác tương ứng, loại nghiệp vụ này xảy ra chỉ ảnh hưởng trong nội bộ tài sản, chỉ làm thay đổi khi kết cấu cảu tài sản không bị thay đổi, tổng số tài sản.

Nguồn vốn tăng - nguồn vốn giảm: Tăng nguồn vốn này và giảm tương ứng đối với nguồn vốn khác. Nghiệp vụ này xảy ra làm thay đổi kết cấu nguồn vốn mà không làm thay đổi tổng số nguồn vốn. Về độ cân bằng của đẳng thức kế toán cơ bản không thay đổi. Mẫu bảng cân đối kế toán sẽ là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho bạn trong công việc này

Tài sản tăng - Nguồn vốn tăng: Loại nghiệp vụ này làm tăng quy mô nguồn vốn, tài sản đều tăng lên một lượng như nhau. Về tính cân bằng về lượng giữa nguồn vốn và tài sản không bị ảnh hưởng.

Tài sản giảm - Nguồn vốn giảm: Loại nghiệp vụ này sẽ làm giảm nguy cơ nguồn vốn, tài sản và nguồn vốn sẽ đều giảm cùng lượng như nhau, tuy nhiên tổng số tài sản và nguồn vốn vẫn ở mức cân bằng.

Chính sách kế toán là gì?

Gia hạn chữ ký số vina như thế nào?

Link nội dung: https://flowerstore.vn/doi-ung-tieng-anh-la-gi-a41129.html