Khoa Ngôn ngữ Nhật Bản - Hàn Quốc

Nhật Bản là một trong những cường quốc văn minh hiện đại và sở hữu công nghệ bậc nhất thế giới. Những năm gần đây Nhật Bản thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan, du lịch bởi nét văn hóa truyền thống đa dạng cùng phong cảnh nên thơ hữu tình.

Ngoài ra, nơi đây còn là điểm dừng chân lý tưởng của người lao động xuất khẩu hay điểm đến du học đầy hấp dẫn của nhiều sinh viên trên thế giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đất nước, văn hóa và con người của Nhật Bản qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về đất nước nhật

Nhật Bản (Japan - gọi tắt là Nhật - tên chính thức là Nhật Bản Quốc) là một hòn đảo ở vùng Đông Á, có tổng diện tích là 379.954 km² đứng thứ 60 trên thế giới và nằm bên sườn phía Đông của Lục Địa Châu Á. Đất nước này nằm bên rìa phía Đông của Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía Bắc xuống biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía Nam.

Đất nước Nhật Bản thuộc vùng khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt, nhưng mỗi vùng lại có khí hậu khác nhau dọc theo chiều dài đất nước. Nước Nhật còn được biết đến là quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo và 186 núi lửa còn hoạt động.

Nhật Bản đất nước mặt trời mọc

Dân số Nhật Bản ước tính là 126 triệu người, đứng thứ mười trên thế giới. Thủ đô Tokyo (không chính thức và còn nhiều tranh cãi) bao gồm thủ đô và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân sinh sống và cũng là thành phố đông dân thứ tám trong khối OECD, có nền kinh tế đô thị phát triển nhất hành tinh.

Nhật Bản còn được gọi là đất nước phù tang hay đất nước mặt trời mọc. Theo truyền thuyết cổ phương Đông, cây dâu rỗng lòng gọi là phù tang hoặc khổng tang, là nơi thần mặt trời nghỉ ngơi trước khi tiếp tục du hành qua bầu trời từ Đông sang Tây, vì vậy phù tang có hàm ý văn chương chỉ nơi mặt trời mọc.

Giới thiệu về đất nước và con người Nhật Bản

Dân số Nhận Bản

Dân số hiện tại của Nhật Bản là 126.070.150 người vào ngày 14/06/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Nhật Bản hiện chiếm 1,60% dân số thế giới. Nhật Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Mật độ dân số của Nhật Bản là 346 người/km2. Với tổng diện tích đất là 364.571 km2. 91,78% dân số sống ở thành thị (116.082.623 người vào năm 2019).

Độ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 48,8 tuổi

Ngôn ngữ sử dụng phổ biến tại Nhật Bản

Ở Nhật Bản, ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất là tiếng Nhật, ngôn ngữ này được chia thành nhiều ngữ điệu khác nhau. Trong đó, ngôn ngữ tiêu chuẩn (có gốc từ phương ngữ Tokyo) được xem là ngôn ngữ chính. Còn ngôn ngữ được sử dụng ở Okinawa và quần đảo Amami giống như một “ngôn ngữ Lưu Cầu” khác biệt so với tiếng Nhật.

Chữ viết của người Nhật Bản

Trong quá khứ ở phía nam đảo Sakhalin được sử dụng một số ngôn ngữ khác thuộc ngữ tộc Tungus như tiếng Orok và tiếng Evenki cùng sử dụng một ngôn ngữ không rõ nguồn gốc là tiếng Nivkh. Sau khi Liên Xô chiếm đóng toàn bộ đảo Sakhalin, đã có một xu hướng di dân nhỏ đến Nhật Bản đại lục.

Ngoài ra, tiếng Ainu được sử dụng bởi những tộc người Ainu ở Hokkaido, là ngôn ngữ khác ngoài Tiếng Nhật. Từ thời kỳ Minh Trị trở đi, việc sử dụng tiếng Nhật ngày càng phổ biến, nên tiếng Ainu đang dần bị mất đi và được xếp vào loại ngôn ngữ hiếm cần được bảo tồn và lưu giữ

Dân tộc Nhật Bản

nước Nhật có 3 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, đó là:

Dân tộc Yamato

Dân tộc Yamato (Wajin) từng sinh sống ở vùng Hondo (nay là vùng Honshu, Shikoku, Kyushu). Ngày nay, hầu hết người dân Nhật Bản là con cháu của dân tộc Yamato này.

Dân tộc Ainu

Dân tộc Ainu sống chủ yếu trên hòn đảo Hokkaido và các hòn đảo trải dài từ Hokkaiko đến Nga. Dân tộc Ainu có ngôn ngữ và phong tục tập quán khác với người Nhật Hondo (dân tộc Yamato).

Dân tộc Ainu sống ở Nhật Bản

Năm 1868 - 1912, chính phủ Minh Trị của Hondo đã tiến hành khai phá vùng Hokkaido, mặt khác lại đưa người Yamato đến đây sinh sống và biến vùng đất này thành lãnh thổ Nhật Bản. Sau đó, chính quyền Minh Trị trao cho người dân bản địa Ainu quyền công dân và họ trở thành công dân Nhật Bản như ngày nay.

Dân tộc Ryukyu

Dân tộc Ryukyu sống ở tỉnh Okinawa, quần đảo Amami thuộc tỉnh Kagoshima ngày nay. Dân tộc Ryukyu có ngôn ngữ, phong tục tập quán và văn hóa khác với người Nhật Hondo (dân tộc Yamato). Dân tộc Ryukyu từng là một vương quốc rất phát triển và hưng thịnh nhờ việc giao thương với Trung Quốc.

Năm 1609 thời Edo, Satsuma-han tiến hành xâm lược Vương Quốc Ryukyu và biến vương quốc trở thành một nước chư hầu của Nhật Bản. Sau đó, vào năm 1871 thời Edo, chính phủ Minh Trị phế bỏ vương quốc Ryukyu, đặt Okinawa vào khu vực quản lý của Hondo và biến vương quốc Ryukyu thành một phần của Nhật Bản

Nền giáo dục của Nhật Bản

Nhật Bản không chỉ được biết đến là một cường quốc hùng mạnh về kinh tế và còn nổi tiếng với hệ thống giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới. Chính vì lẽ đó, Nhật Bản luôn là điểm đến được nhiều bạn trẻ Việt Nam và quốc tế quan tâm đến mỗi khi quyết định du học.

Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào giữa những năm 1947 và 1950, lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu mẫu. Nó bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông không bắt buộc và 4 năm đại học.

Hệ thống giáo dục tại Nhạt Bản có chất lượng hàng đầu thế giới

Chế độ giáo dục bắt buộc ở Nhật Bản từ tiểu học tới trung học cơ sở, do đó mọi trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 đều phải đến trường. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông ở Nhật là 90%. Sau đó 53,4% tỷ số này tiếp tục vào học ở các trường chuyên môn, cao đẳng hay đại học. Nhật là một trong những nuớc có trình độ dân trí cao nhất thế giới, tỉ lệ người không biết đọc biết viết gần như 0%.

Do đó, Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng 0 và 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp. Con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội so với một số nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.

Vị trí dịa lý tự nhiên của đất nước Nhật Bản

Nhật Bản nằm ở phía Đông của Châu Á, phía Tây Thái Bình Dương là một đảo quốc, nên xung quanh đất nước bốn bề là biển. Về mặt địa lý, lãnh thổ Nhật Bản có 3.900 đảo nhỏ trong đó 4 đảo chính là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chủ yếu là rừng núi chiếm khoảng 97% tổng diện tích.

Vị trí dịa lý tự nhiên của đất nước Nhật Bản

Tổng diện tích của Nhật Bản là 379.954 km², đứng thứ 60 trên thế giới và chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới. Nhật Bản có 47 tỉnh, mỗi tỉnh có hàng chục thị trấn và thành phố khác nhau, trong đó có 10 thành phố lớn mạnh nhất là Tokyo, Hiroshima, Kyoto, Sapporo, Naha, Osaka, Nagoya, Fukuoka, Yokohama và Nikko.

Về mặt địa hình, Nhật Bản có rất nhiều núi lửa trong đó núi cao nhất là núi Phú Sĩ có chiều cao 3776m - đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của đất nước mặt trời mọc. Nơi thấp nhất của Nhật Bản là Hachinohe mine (sâu 160m do nhân tạo) và hồ Hachirogata (sâu 4m).

Thời tiết và khí hậu Nhật Bản

Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.với 4 mùa rõ rệt, Nhật Bản tự hào là một đảo quốc với thiên nhiên tuyệt đẹp được đánh giá là 1 trong 10nước đẹp nhất thế giới. Mùa xuân vào tháng 4 với hoa Sakura, nở rộ làm ngây ngất lòng người, mùa thu với bức tranh đổi màu của lá -Momiji, mùa đông với thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lâu năm, Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều du học sinh đến học tập và làm việc.

Mùa xuân

Thông thường, mùa xuân ở Nhật Bản khá ngắn chỉ kéo dài trong 3 tháng và bắt đầu từ tháng 3 tới tháng 5. Đây là thời điểm hoa anh đào - loài hoa tượng trưng cho đất nước Nhật Bản nở rộ.

Mùa xuân là thời điểm đẹp nhất trong năm với hoa anh đào

Mùa xuân, mùa hoa Anh Đào

Đầu mùa xuân, tức tháng 3 thì thời tiết khá lạnh do vẫn đang trong giai đoạn chuyển mùa. Tuy nhiên càng về sau thì thời tiết càng ấm áp.

Nhiệt độ trung bình trong khoảng thời gian từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5 là khoảng 23 độ C, tiết trời trong lành, dễ chịu. Đây là thời điểm thích hợp để bạn sắm những bộ quần áo mới mát mẻ hơn.

Mùa hạ

Mùa hạ ở Nhật Bản thường bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến tháng 8. Thời gian này, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí cao hơn nhiều so với mức nhiệt trung bình năm khiến cho những người sống trong vùng lục địa thấy khó chịu.

Mua hạ ở nhật với mức nhiệt cao và độ ẩm cao

Từ giữa tháng 6 đến tháng 7 sẽ xảy ra khá nhiều cơn mưa bất chợt và khó được dự báo trước, người Nhật gọi những cơn mưa này là Yudachi.

Từ tháng 7 đến tháng 8, tại Tokyo và Kyoto một số tỉnh lân cận khá cao:

Mức nhiệt cao nhất từng đo được vào cuối mùa hè tháng 8/2007 tại Nhật là 40,9 độ C. Với thời tiết nóng lực như vậy, người lao động rất dễ bị “sốc nhiệt” nếu làm việc ngoài trời liên tục mà không bổ xung đầy đủ nước uống.

Mùa thu

Từ tháng 9 đến cuối tháng 11 là mùa thu ở Nhật Bản. Rời xa những cơn nóng khô quắt người của mùa hạ, tiết trời mùa thu khá mát mẻ.

Mùa thu tại Nhật

Từ giữa tháng 9, nhiệt độ bắt đầu giảm dần xuống khoảng 24 độ C và tiếp tục giảm trong các tháng tiếp theo. Bắt đầu tháng 11 trở đi là thời tiết đã khá lạnh (dưới 19 độ C)

Nhược điểm trong mùa thu ở Nhật Bản chính là việc có nhiều cơn bão phát sinh ở vùng biển Thái Bình Dương đổ bộ vào quốc đảo này từ đầu mùa khiến lượng mưa tăng lên đáng kể và gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Mùa đông

Từ tháng 12 đến tháng 2, Nhật Bản bước vào mùa đông, nhiệt độ giảm xuống còn từ 14 đến 0 độ C. Nếu ở khu vực Hokkaido nhiệt độ có thể giảm đến âm 30 độ C. Vào khoảng thời gian này, tuyết bắt đầu xuất hiện ở các vùng chỉ trừ khu vực Okinawa nằm trong vùng á nhiệt đới.

Đặc biệt, từ Hokkaido tới trung tâm Honshu tuyết rơi nhiều hơn do hệ thống đồi núi trên địa hình Nhật Bản chắn gió mùa đông bắc thổi từ lục địa châu Á tới.

Mùa đông tại Nhật

Điển hình là vùng núi khu vực Hokuriku hay vùng giáp ranh giữa Fukushima và Niigata người ta đo được độ dày của lớp tuyết phủ lên đến 3 mét.

Bên cạnh đó, Niigata cũng được biết đến là một trong số những nơi tuyết rơi nhiều nhất trên thế giới với lớp tuyết dày 8 mét.

Mặc dù mùa đông tại Nhật khá khắc nghiệt song người Nhật vẫn có rất nhiều các hoạt động trải nghiệm thú vị mà điển hình là trượt tuyết.

Cảnh quan thiên nhiên ở Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc đảo được bao bọc 4 bề bởi biển, với 70% diện tích là đồi núi.

Quần đảo Nhật bản kéo dài từ Bắc đến Nam, gồm nhiều đảo nhỏ, bị chia cắt bởi núi và thung lũng nên có phong cảnh tự nhiên đa dạng.

Cảnh quan thiên nhiên ở Nhật Bản

Do có các dãy núi chạy dọc theo quần đảo nên khí hậu Nhật Bản chia thành 2 loại, phía Thái Bình Dương và phía Biển Nhật Bản. Phía Thái Bình Dương vào mùa hè thường có nhiều mưa, phía Biển Nhật Bản vào mùa đông có tuyết rơi. Hơn nữa, dù ở cùng khu vực nhưng thùy theo mùa, cảnh sắc cũng khác nhau.

Đặc trưng phong cảnh tự nhiên của Nhật Bản

Quần đảo Nhật Bản nằm trên các mảng kiến tạo địa chất nên có các núi lửa hoạt động như Mt. Showashinzan, Sakurajima Island. Do đó, có thể thấy quang cảnh của các miệng núi lửa, hang động tạo ra do ảnh hưởng bởi hoạt động của núi lửa. Ngoài ra, Nhật Bản có nhiều suối nưới nóng phun lên từ lòng đất, nên hình thành và phát triển nhiều suối nước nóng Onsen.

Hơn nữa, do được bao bọc bởi biển và có lượng nước dồi dào, nên Nhật có nhiều cảnh sắc phong phú, đa dạng như sông, hồ, thác nước, đầm...Khu vực duyên hải có nhiều cảnh tự.

Đặc trưng phong cảnh tự nhiên của Nhật Bản

Tôn giáo tại Nhật Bản

Tôn giáo ở Nhật Bản, được thống trị bởi hai tôn giáo chính: Thần đạo - Shinto (tôn giáo dân gian của người Nhật) và Phật giáo với các tổ chức liên quan.

Theo cuộc điều tra được thực hiện vào năm 2006 và năm 2008, dưới 40% dân số của Nhật Bản tự nhận đi theo một tôn giáo có tổ chức: khoảng 35% là Phật giáo, 3% đến 4% là tín đồ của Thần đạo và các tôn giáo phái sinh từ Thần đạo, và ít hơn 1% đến 2.3% dân số theo Kitô giáo

Con người Nhật Bản

Vài nét cơ bản về người Nhật

+ Chiều cao trung bình; Nam là: 171,3cm. Nữ là: 158,4 cm.

+ Tuổi thọ trung bình; Nam là: 78,4 tuổi. Nữ là: 85,3 tuổi.

Người Nhật Bản rất khỏe mạnh, dẻo dai, ngay phụ nữ cũng có thể đứng làm việc cả ngày, nhiều người 70, 80 tuổi vẫn còn hăng hái làm việc, không phải tham tiền vì họ rất giàu, nhưng vì thích làm việc, đến độ thế giới gọi họ là "labor animal" (con vật lao động).

Con người Nhật Bản

Về khuôn mặt người Nhật, theo các nghiên cứu y học mới đây cho thấy, đã có nhiều biến đổi trong một, hai trăm năm qua. Xem các tranh cổ, nhất là loại tranh thủ ấn họa nổi tiếng của Nhật Bản, thường thấy vẽ phụ nữ Nhật mắt hí một mí, lông mày mỏng, mũi tẹt.

Ngày nay mắt người Nhật khá lớn, lông mày rậm hơn, và mũi cũng cao hơn.

Thêm một điểm nữa là xưa khuôn mặt vốn tròn, nay thì dài vì cằm của họ dài ra.

Con người Nhật Bản

Tính cách con người Nhật Bản hết sức đặc biệt, có lẽ nhờ tính cách này mà người Nhật đã biến đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, khí hậu khắc nghiệt của mình trở thành một cường quốc tiên tiến đứng thứ 3 trên thế giới. Có thể tóm tắt những tính cách đặc trưng đó như sau:

Tính cách con người Nhật Bản hết sức đặc biệt

Những tính cách đặc trưng của người Nhật

+ Luôn làm việc theo mục tiêu đã định.

+ Tôn trọng thứ bậc và địa vị. Rất coi trọng tôn ti trật tự.

+ Cần cù và có tinh thần trách nhiệm cao.

+ Yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ.

+ Tinh tế, khiêm nhường.

+ Trong kinh doanh người Nhật rất trọng chữ tín và phát triển mối làm ăn lâu dài.

Lối sống thường nhật của Người Nhật

Người Nhật cực kì tỉ mỉ và ngăn nắp. Nhà ở của người Nhật khá nhỏ so với nhà riêng của người châu Âu, Mỹ và đa số người Nhật sống ở các khu chung cư thay vì ở nhà riêng. Lối sống của họ rất giản dị thể hiện qua cách bài trí nhà cửa, đồ đạc trong nhà… Vì là một đất nước thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai sóng thần, động đất nên nội thất trong nhà càng tối giản càng tốt, nhưng vẫn toát nên sự giản dị, tinh tế.

Lối sống thường nhật của Người Nhật trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đồng hồ với người Nhật là món đồ không thể thiếu. Họ rất quan tâm đến giờ giấc và cực kỳ đúng hẹn.

Đối với tất cả người Nhật, việc tuân thủ các quy định trong xã hội luôn đặt lên hàng đầu và dường như đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi người. Họ rất coi trọng lời hứa và nếu chưa chắc chắn điều gì, họ không tùy tiện hứa hẹn. Sự thất hứa là một điều tối kỵ đối với người Nhật.

Ẩm thực của Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản có rất nhiều đặc sản địa phương, gọi là kyōdo ryōri (郷土料理) trong tiếng Nhật, nhiều món trong số chúng được làm từ các nguyên liệu địa phương với các phương thức cổ truyền.

Ẩm thực Nhật Bản có rất nhiều đặc sản địa phương

Triết lý ẩm thực Nhật Bản

Các món ăn Nhật Bản đều tuân theo quy tắc tam ngũ: ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp. Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp. So với những nước khác, cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng đến gia vị. Thay vào đó, người ta tập trung vào các hương vị tinh khiết của các thành phần món ăn: cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành.

Chú trọng dinh dưỡng trong món ăn

Chế độ ăn uống của Nhật Bản được gọi là ichiju sansai: "một súp, ba món", ăn với cơm (do các võ sĩ thời kỳ Muromachi đặt ra). Nhiều thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm Nhật Bản rất tốt cho sức khỏe.

Bữa ăn không thể thiếu đậu chế biến từ đậu nành như miso (tương đặc), tofu (đậu hũ tươi), natto giúp ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn mạch máu; hạt vừng đen giúp kích thích hoạt động của não, mơ chua umeboshi để lọc máu, rong biển kombu giúp giảm lượng cholesterol, chè tươi giúp chống lão hóa tế bào.

Độc đáo nét văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Nói về ẩm thực Nhật Bản, chúng ta sẽ nghĩ đến " thứ nhất sushi, thứ nhì trà đạo".

Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng vào sự tươi ngon tinh khiết của món ăn. Là một quốc đảo bốn bề là biển, hải sản luôn chiếm đa số trong khẩu phần ăn của người Nhật. Như hầu hết các nước châu Á khác, lương thực chính của Nhật Bản là gạo. Người Nhật cuộn gạo nấu chín trong những tấm rong biển sấy để tạo thành món sushi, được coi là quốc thực của Nhật Bản. Ngoài ra, đậu nành, rượu sake, và bột trà xanh cũng tạo nên đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản.

Ẩm thực của đất nước “mặt trời mọc” là cả “một kho tàng” thú vị

Ẩm thực của đất nước “mặt trời mọc” là cả “một kho tàng” thú vị. Không chỉ cầu kỳ trong cách chế biến, bài trí món ăn mà phong vị nơi đây cũng vô cùng đa dạng. những món ăn độc đáo, đậm chất nghệ thuật của đất nước Phù Tang xinh đẹp. Ẩm thực Nhật Bản còn có tên gọi khác là Washoku.

Ẩm thực Nhật Bản vốn nổi tiếng bậc nhất thế giới bởi sự cầu kỳ trong cách chế biến lẫn bài trí mỗi món ăn, hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng, hợp với không khí thiên nhiên của mỗi mùa, mang đậm bản sắc riêng.

Sự giao thoa giữa các nền ẩm thực.

Đây là một nét rất riêng tạo nên sự độc đáo trong ẩm thực Nhật Bản, là sự pha trộn một cách tinh tế và hài hòa giữa món ăn Nhật với món ăn Trung Quốc và phương Tây. Chính vì thế, bạn không khỏi ngạc nhiên khi trên bàn ăn của người Nhật lại có thêm xúc xích, bánh mì,... hay thói quen uống cà phê vào buổi sáng.

Các món ăn nổi tiếng của người Nhật

Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng trên toàn thế giới và được biết đến với các nguyên liệu theo mùa và cách trình bày công phu. Món ăn Nhật Bản được biết đến với các món ăn ngon như: sushi & sashimi, sukiyaki, tempura soba và udon

Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng trên toàn thế giới

Nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản

Tinh thần võ sĩ đạo trong văn hóa Nhật Bản

Con người Nhật Bản đã rèn luyện cho mình sự cần cù, ý chí kiên trì, bền bỉ trong công việc. Để từ đó tinh thần võ sĩ đạo như một lý tưởng với lối sống đầy nghị lực, quyết tâm mà người Nhật luôn hướng đến. Để trở thành một võ sĩ đạo chân chính phải rèn luyện được các tính căn: Ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, lòng trung thành và danh dự. Đây là một nét bí ẩn về con người trong văn hóa Nhật Bản.

Văn hóa trà đạo

Trà đạo - một biểu tượng về tâm hồn của người dân Nhật, được phát triển từ cuối thế kỷ VII, điểm nổi bật của văn hóa Nhật Bản. Trà đạo không những chứa đụng ý nghĩa sâu sắc về tâm hồn mà còn về tinh thần của con người, đất nước sứ Phù tang.

Trà đạo - một biểu tượng về tâm hồn của người dân Nhật

Người Nhật Bản quan niệm rằng việc uống và thưởng thức trà đạo sẽ giúp họ phát hiện ra giá trị tinh thần của bản thân. Tinh thần trà đạo còn được thể hiện qua bốn chữ gồm hòa, kính, thanh, và tịnh.

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Có những lễ nghi, quy tắc truyền thống trong giao tiếp mà bất kỳ người dân Nhật Bản nào cũng đều phải tuân theo. Trước tất cả lời chào họ đều phải cúi gập người, và tùy thuộc vào từng tầng lớp, giai cấp, địa vị hay mối quan hệ xã hội mà có những kiểu chào khác nhau

Trang phục truyền thống Kimono

Trang phục truyền thống của Nhật Bản là Kimono. Đó là chiếc áo choàng và dùng một vành khăn đủ rộng cuốn chặt giữ cố định vào người mặc, kết hợp cùng nhiều dây đai, dây buộc tóc, có ống tay áo dài và rộng thùng thình. Khi mặc Kimono, nếu là nữ giới tóc sẽ được bới chải rất cầu kỳ tạo nên sức hút về một vẻ đẹp đoan trang và duyên dáng riêng.

Trang phục Kimono truyền thống của Nhật Bản

Ngày nay, trang phục truyền thống Kimono không còn được người Nhật Bản sử dụng hàng ngày nữa mà chỉ xuất hiện trong các dịp lễ.

Lễ hội truyền thống

Lễ hội, phong tục góp phần không nhỏ tạo nên sự đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản, thể hiện nếp sống, một xã hội dù phát triển nhưng vẫn giữ được nền văn hóa nội sinh.

Nhật Bản là đất nước có khá nhiều lễ hội. Các lễ hội truyền thống ở Nhật Bản đều mang một màu sắc riêng, thể hiện ý nghĩa đặc biệt nào đó. Trong số rất nhiều sự kiện lễ hội được diễn ra hàng năm trên đất nước Mặt trời mọc, mọi người thường biết tới các lễ

Các lễ hội truyền thống ở Nhật Bản đều mang một màu sắc riêng

Nhật Bản là đất nước có khá nhiều lễ hội. Các lễ hội truyền thống ở Nhật Bản đều mang một màu sắc riêng, thể hiện ý nghĩa đặc biệt nào đó.

Trong số rất nhiều sự kiện lễ hội được diễn ra hàng năm trên đất nước Mặt trời mọc, thì lễ hội nổi tiếng và được nhiều người biết tới là: lễ hội hoa anh đào, lễ hội mùa hè và lễ hội búp bê với ba màu sắc, ba ý nghĩa khác nhau

Giao thông ở Nhật Bản

Nhật Bản có hệ thống giao thông vận tải hiện đại nhất thế giới, đặc biệt là dịch vụ đường sắt hầu như có mặt ở khắp mọi nơi trong nước. Thêm vào đó, cùng với hệ thống đường sá dày đặc và các chuyến bay nội địa nên thuận tiện cho du khách cũng như người dân ở Nhật có thể dễ dàng đi đến bất cứ nơi nào ở Nhật. Nếu sử dụng phà, người dân có thể đi đến Kobe - Osaka - Tokyo từ những bến cảng chính ở Kyushu và Hokkaido, còn trong thành phố thì sẽ có xe buýt hoặc taxi phục vụ bất cứ lúc nào và đưa đi đến bất kì đâu.

Giao thông ở Nhật nổi tiếng với tàu cao tốc

Kinh tế Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế thị trường phát triển đứng thứ ba trên thế giới. Tuy nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, nhưng đây lại là đất nước hàng đầu về sản xuất và phát triển sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất ô tô…

Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật Bản đã đạt 192 tỷ USD (quy đổi theo giá USD năm 1990) so với nước Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 163 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD…

Nhật Bản có nền kinh tế thuộc tốp trong khu vực và trên thế giới

Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là JPY (Yên Nhật), tỷ giá 1 JPY = 206 VNĐ, 1 Man = 10.000 Yên (tương đương 2.000.000 VNĐ), 1 Sen = 1.000 Yên (tương đương 200.000 VNĐ).

Kinh tế Nhật Bản hiện nay

Ngày gần đây, hãng tin Bloomberg đã dẫn số liệu do Văn Phòng Nội các Nhật bản công bố vào sáng ngày 16/11/2020 cho thấy tốc độ tổng sản phẩm(GDP) hàng năm và (annualized) của Nhật trong quý 3 đạt tới 21.4% so với quý 2. Lần này cao hơn hẳn mức dự báo là 18.9% mà các nhà phân tích đã đưa ra trước đó. Đồng thời đây là còn là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1968.

Đấy chính là số liệu được tính ra dựa trên cơ sở giả định tăng GDP quý 3 so vơi quý 2 được duy trì trong cả một năm. Nếu như chỉ so sánh chỉ số GDP giữ quý 3 và quý 2 ở Nhật bản. Kinh tế Nhật đạt mức tăng lên 5% trong quy 3. Cao hơn các nhà phân tích tính toàn tận 4.4%.

Đấy chính là tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong 50 năm qua ở Nhật Bản. Điều này cho thấy được nền kinh tế của đất nước mặt trời mọc này đang tích cực phục hồi sau 3 quý giảm mạnh.

Kinh tế Nhật Bản hiện nay vân đang phát triển rất mạnh mẽ

Đơn vị hành chính của Nhật Bản

Nhật Bản có 10 thành phố lớn nhất là Tokyo, Hiroshima, Kyoto, Sapporo, Naha, Osaka, Nagoya, Fukuoka, Yokohama và Nikko.

Ngoài ra, Nhật Bản có 47 To - Dou - Fu - Ken (Đô - Đạo - Phủ - Huyện), trong đó có 1 đô (Tokyo), 1 đạo (Hokkaido), 2 phủ (Kyoto và Osaka) và 43 huyện.

Bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị ở Nhật Bản

Bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị Nhật Bản hiện tại được hình thành từ sau Thế chiến thứ 2, dựa trên chế độ lưỡng viện đa đảng. Chính phủ Nhật Bản là một chính phủ Quân chủ lập hiến, trong đó quyền lực chính trị được chia thành ba nhánh: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Mặc dù ở Nhật Bản vẫn còn duy trì chế độ Thiên hoàng, nhưng Thiên hoàng không can dự vào các công việc liên quan đến chính trị của đất nước. Dưới đây là Bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị ở Nhật Bản.

Đứng đầu là;Thiên hoàng (天皇 - Tenno)

A. Cơ quan Lập pháp;

Quốc hội (国会 - Kokkai):

- Hạ viện (衆議院 - Shugiin)

- Thượng viện (参議院 - Sangiin)

B. Cơ quan Hành pháp

- Nội các (内閣 - Naikaku)

- Thủ tướng (首相 - Shusho)

C. Cơ quan Tư pháp

Đến với Nhật Bản, bạn sẽ được trải nghiệm một môi trường sống đậm nét hiện đại xen lẫn với truyền thống. Tham gia các hoạt động văn hóa, thời trang, ẩm thực của Nhật Bản là niềm mơ ước của rất nhiều người. Hãy đến Nhật Bản để du lịch, sống và làm việc nếu bạn có cơ hội. Trên đay là những nét đặc trưng cơ bản về đất nước mặt trời mọc, tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về con người và đất nước Nhật Bản tươi đẹp và giúp các bạn có thêm kiến thức về đất nước này.

Link nội dung: https://flowerstore.vn/khai-quat-ve-nhat-ban-a41444.html