Không phải là một loại trái cây phổ biến, thậm chí nhiều người ở Quảng Ninh không biết đến quả bứa. Tuy nhiên, loại cây này lại có rất nhiều công dụng và cực kỳ an toàn khi sử dụng.
Quả bứa có mùi hương dễ chịu, có vị chua, vỏ màu xanh khi chín vỏ màu vàng.
Bứa là một loại quả cùng họ với quả măng cụt, một loại trái cây nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ nước ta. Khác với quả măng cụt, quả bứa có mùi hương dễ chịu, có vị chua, vỏ màu xanh khi chín vỏ màu vàng, mọi người vẫn thường sử dụng quả bứa làm gia vị cho các món canh chua hoặc món cá kho.
Quả bứa là loại quả có nguồn gốc từ miền Nam Ấn Độ và Đông Nam Á, tại Việt Nam quả bứa xuất hiện ở một số tỉnh miền Trung. Bứa là loại cây có kích thước trung bình, thời gian thu hoạch quả bứa rơi vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 âm lịch hàng năm. Giá cho mỗi kg bứa dao động từ 50 đến 70 ngàn đồng. Mọi người thường bắt gặp quả bứa tại các chợ ở miền Trung hoặc Nam Bộ còn ở các tỉnh thành khác dường như quả bứa là một loại quả chưa từng biết đến và chưa từng xuất hiện.
Theo Netmeds, vỏ của quả bứa có hàm lượng phytochemical cao bao gồm axit hydroxycitric và các hợp chất khác như polyphenol, luteolin và kaempferol. Cứ khoảng 100 gam vỏ chứa khoảng 17,2g carbohydrate; 0,5g chất béo; 2,3g protein; 1,24g chất xơ; 15,14 mg sắt; 250 mg canxi; 10 mg axit ascorbic và 18,10 mg axit oxalic.
Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng ở cả vỏ và phần lõi, quả bứa đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ.
Bứa có tên khoa học là Garcinia obiongifolia Champ, thường mọc hoang ở nhiều tỉnh miền núi. Ở Quảng Ninh, loại cây này hầu như chỉ còn lại ở các vùng đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng của huyện Vân Đồn, tuy nhiên số lượng không nhiều.
Bứa là loài cây thân gỗ lớn, chiều cao trung bình từ 6-7m, có nhiều cây lâu năm cao 10-15m, tán xoè rộng. Cành non thì thường có dáng vuông, xoè ngang và rủ xuống. Lá hình thuẫn, hơi dài, đuôi nhọn, mép nguyên và nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ. Quả bứa mọng, vỏ dày, có khía múi, nhìn qua giống quả ổi găng.
Quả bứa không chỉ làm tăng thêm gia vị cho mỗi bữa ăn, mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Quả bứa có hương thơm nhẹ dễ chịu, có nhiều hạt, vị chua, vỏ màu xanh và ngả vàng khi chín. Thời gian thu hoạch khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, bứa được trồng ở Quảng Ninh hiện đang trong mùa thu hoạch.
Từ xưa, bứa đã được coi là một cây thuốc quý trong điều trị các bệnh: mẩn ngứa, ho ra máu, dị ứng, viêm loét dạ dày, tá tràng, tiêu hoá kém. Các tác dụng này được phát hiện khi sử dụng vỏ cây bứa, nơi được tìm thấy chứa rất nhiều vitamin C.
Ngoài ra, quả bứa còn có thành phần Hydroxycitric Acid rất lớn. Đây là chất có tác dụng làm giảm quá trình chuyển hóa đường thành chất béo, làm cho các tế bào mô mỡ nhỏ hơn và làm giảm quá trình tổng hợp cholesterol xấu bên trong cơ thể.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng thành phần này trong vỏ bứa sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, có tác dụng rất tốt trong việc đốt cháy lượng mỡ thừa và giúp giảm cân một cách hiệu quả. Trong khi đó, nhựa cây bứa có tác dụng điều trị các vết bỏng.
Loại quả này còn có thể ức chế một loại enzyme gọi là citrate lyase. Loại enzyme này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất chất béo. Bằng cách ức chế citrate lyase, quả bứa được cho là làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình sản xuất chất béo trong cơ thể bạn. Điều này có thể làm giảm mỡ máu và giảm nguy cơ tăng cân.
Quả bứa sau khi hái về, được sơ chế và phơi khô dùng làm gia vị cho các món ăn.
Khi bắt đầu giảm cân, cơ thể bạn có một sự thay đổi lớn, và rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi và cơ bắp không còn săn chắc sau quá trình giảm cân. Tuy nhiên, chiết xuất từ quả bứa có thể giúp bạn chống lại vấn đề này, bằng cách thúc đẩy một lượng lớn năng lượng để “đánh bại” những khoảnh khắc kiệt sức trong quá trình giảm cân. Nếu bạn cảm thấy cuộc sống thật tẻ nhạt trong nhiều năm qua, có lẽ đây là lúc để thay đổi!
Nhìn chung, bất cứ thứ gì có thể tăng tốc độ đốt cháy calo và giảm cholesterol sẽ có tác động đáng kinh ngạc đến hoạt động cơ thể. Nếu muốn tăng cường sự trao đổi chất, rút ngắn quá trình giảm cân, đưa Quả bứa vào sử dụng hàng ngày là một sự lựa chọn khôn ngoan. Tăng cường trao đổi chất có nghĩa là tăng năng lượng ngay lập tức giảm quá trình calo chuyển thành chất béo.
Các hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong Quả bứa có thể hoạt động như thuốc chống trầm cảm, cụ thể là giải phóng Serotonin - hormone "hài lòng" hoặc "niềm vui" vào cơ thể Đây là một chu kỳ tự hoạt động - sử dụng chiết xuất thảo dược, giảm cân, cảm giác được nâng đỡ và khuyến khích, và sau đó xác định để tiếp tục và đạt được mục tiêu. Khả năng làm ổn định tâm trạng này dựa trên hiệu quả của HCA đối với các chất dẫn truyền thần kinh và mức độ căng thẳng thấp có thể góp phần vào việc điều trị chứng trầm cảm kéo dài.
Bứa thường được hái khi quả chín hoặc gần chín, sau đó tách hạt giữ lại phần vỏ, vỏ được thái mỏng và phơi khô bảo quản dần để làm thuốc hoặc dùng để nấu canh chua, kho cá...
Những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 hơn những người khác. Mà quả bứa có tác dụng giảm cân và cải thiện mức chất béo trung tính trong máu, nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Ngoài ra, quả bứa còn làm giảm viêm, cải thiện cân bằng và kiểm soát lượng đường trong máu, làm tăng độ nhạy insulin. Kết hợp với việc giảm trọng lượng cơ thể tổng thể và kiểm soát các yếu tố này, loại quả này có thể có tác động đáng kể đến những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc những người đang phải đối mặt với các vấn đề trao đổi chất khác.
Các nhà khoa học tại ĐH Houston (Mỹ) phát hiện chất HCA có trong quả bứa có thể làm chậm quá trình tích tụ oxalat và canxi. Kết quả nghiên cứu được đánh giá là rất hứa hẹn cho các bệnh nhân sỏi thận, nhất là khi phương pháp điều trị sỏi thận hầu như không có gì thay đổi trong 30 năm qua, theo Daily Mail.
“HCA cho thấy đây là hợp chất rất hứa hẹn giúp điều trị sỏi thận cho bệnh nhân”, tiến sĩ Jeffrey Rimer, người dẫn đầu nghiên cứu tại Đại học Houston, cho hay.
Khác với vị chua gắt của chanh hoặc vị chát của sấu khi nêm vào nồi nước luộc rau muống. Vị chua của bứa thanh thanh, thơm nhẹ và dịu. Chan cơm với chút nước canh rau muống luộc có bỏ vỏ bứa, ăn chung với vài quả cà muối thì đúng chuẩn vị Bắc, khiến ai đó chẳng thể quên được một thời thơ ấu canh rau muống ăn vài bát cơm. Khi luộc rau muống cần lưu ý sau khi rau chín, vớt rau ra rồi mới bỏ khoảng 2 miếng vỏ bứa vào, cho nhiều dễ bị chua quá khó ăn.
Món canh cá nấu chua sẽ đượm vị hơn khi có thêm 2-3 vỏ bứa.
Vỏ bứa nấu canh chua hay kho cá thường được cho vào nồi cùng các loại nguyên liệu khác ngay từ đầu, khi cá chín hoặc nồi canh hoàn thành cũng là lúc vị chua của vỏ bứa hòa tan khiến món ăn trở nên đượm vị, chua nhưng không bị nồng.
Một điểm khác biệt khiến vỏ bứa được ưa chuộng hơn các loại quả khác, đặc biệt là với người dân vùng biển đó là bứa thường được phơi khô, không cần bảo quản tủ lạnh, không cầu kỳ, chỉ cần cho vào hũ hoặc túi bóng buộc kín là sử dụng được vài năm. Trong khi đó, các loại quả như chanh, sấu, me, tai chua... hầu hết phải sử dụng tươi hoặc muốn để lâu phải bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, từ vài năm trở về trước, trên các đảo của Quảng Ninh đều không có điện, việc sử dụng tủ lạnh là một điều không thể khả thi. Bởi thế, bứa hầu hết được bà con trữ để ăn dần.
Mặc dù quả bứa có thể mang lại lợi ích cho sức khoẻ, nhưng việc ăn quá nhiều loại quả này có thể gây ra một số rủi ro đối với sức khoẻ như:
Ăn quá nhiều bứa có thể gây buồn nôn, nhức đầu. (Ảnh: Internet).
Chúng ta có thể sử dụng cả phần lõi và phần vỏ của quả bứa nên có thể ăn bứa với nhiều cách khác nhau.
Có thể nói, quả bứa không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn được biết đến tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là tác dụng giảm cân. Tuy nhiên, bạn nên bổ sung quả bứa vào chế độ ăn uống một cách cân bằng, xây dựng thực đơn đa dạng để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Tránh ăn quá nhiều bứa trong ngày hoặc cùng một lúc vì có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Link nội dung: https://flowerstore.vn/tac-dung-cua-qua-bua-a41534.html