Đền Hùng là một quần thể du lịch đền chùa rất nổi tiếng ở Phú Thọ và là nơi tập hợp nhiều các giá trị tinh hoa văn hóa đặc sắc của dân tộc. Đặc biệt là vào dịp Giỗ tổ hàng năm, nơi đây thu hút rất đông du khách tới dâng hương, làm lễ. Sau đây là những kinh nghiệm cho các bạn đi du lịch, khám phá đền Hùng Phú Thọ mà chúng tôi đã tổng hợp để các bạn có được một chuyến đi trọn vẹn nhất nhé!
Đền Hùng Phú Thọ
Quần thể di tích đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương của thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Từ thời xa xưa, nhờ địa thế về đồi núi, ao hồ lại có phù sa màu mỡ nên vua Hùng đã chọn nơi đây làm kinh đô Văn Lang. Đến ngày nay, núi Hùng vẫn giữ được nhiều nét đẹp hoang sơ của vùng rừng nhiệt đới với hơn 150 loài thảo mộc khác nhau, có nhiều cây đại thụ vững chãi như cây đa, thiên tuế, trò, thông…
Đền Hùng gồm nhiều khu đền thờ nằm từ chân núi đến đỉnh núi. Theo thời gian, nhiều di tích đã được cải tạo, tu sửa và xây dựng bổ sung. Ngày 06/12/2012 là một dấu mốc quan trọng khu được UNESCO chính thức công nhận hoạt động “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây không chỉ là niềm vinh dự của riêng người dân vùng đất Tổ mà còn là một niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam ta.
Bản đồ Đền Hùng Phú Thọ
Xem thêm : Cách làm thịt chua Phú Thọ thơm ngon chuẩn vị
Cũng tương tự như tại các đền chùa ngoài Bắc khác, thời điểm lý tưởng để đi du lịch đền Hùng là dịp đầu năm. Lúc này thời tiết khá mát mẻ nên việc di chuyển sẽ ít gây mệt mỏi hơn như là mùa nóng. Đặc biệt là ngày 10/3 Âm lịch hàng năm sẽ diễn ra Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đặc biệt quy mô và hoành tráng. Người dân ở khắp mọi miền trên đất nước nô nức đến Đền Hùng trẩy hội trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt ta. Ngoài ra, du khách cũng có thể tới thăm đền Hùng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nếu ưa thích sự yên tĩnh.
Thời điểm thích hợp đi Đền Hùng Phú Thọ là vào dịp đầu năm
- Di chuyển đến Đền Hùng Phú Thọ bằng xe máy hoặc ô tô tự lái có thể lựa chọn một trong hai cung đường sau:
- Di chuyển đến Đền Hùng bằng phương tiện tàu hỏa:
Bạn có thể bắt được các chuyến tàu từ Hà Nội đi Việt Trì để đến được Đền Hùng. Từ Ga Hà Nội có 2 chuyến tàu dừng tại điểm ga Việt Trì là tàu YB3 và tàu SP3.
Sau khi xuống đến ga Việt Trì bạn có thể đi bộ ra đường Hùng Vương để bắt được tuyến xe buýt số 19 để đến Đền Hùng.
- Di chuyển đến Đền Hùng bằng phương tiện xe khách, xe khách đi Đền Hùng Phú Thọ:
Từ Hà Nội di chuyển đến Đền Hùng đầu tiên cần di chuyển đến bến xe Mỹ Đình và lựa chọn tuyến xe khách Hà Nội đi Phú Thọ. Sau đó thì bạn báo với nhà xe cho bạn xuống điểm dừng Việt Trì. Sau khoảng 2 tiếng đi xe khách là bạn đã tới được Đền Hùng Phú Thọ rồi.
- Di chuyển đến Đền Hùng bằng phương tiện máy bay như thế nào?
Hiện tại vì chưa có sân bay tại Phú Thọ nên bạn không thể bay thẳng tới Phú Thọ được mà chỉ có thể bay đến Nội Bài rồi di chuyển bằng các phương tiện ở trên đến tới được đền Hùng nhé.
- Di chuyển tại Đền Hùng:
Bạn có thể sử dụng các dịch vụ vận chuyển bằng xe điện tại đây ở các bãi xe đi đến cổng đền Hùng và tới các địa điểm tham quan lân cận. Chi phí sử dụng dịch vụ xe điện không quá cao vì vậy nếu đi nhiều người bạn hoàn toàn có thể thuê cả chuyến xe để thuận tiện di chuyển nhé.
Đền Hùng Phú Thọ
Xem thêm : Review Du lịch Suối khoáng nóng Thanh Thuỷ Phú Thọ từ A - Z
Giá vé tham quan quần thể du lịch Đền Hùng Phú Thọ gồm các loại vé với mức phí như sau:
Các ngôi đền ở đền Hùng Phú Thọ
Đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh được xây dựng trên đỉnh núi có độ cao 175m. Tương truyền, núi Nghĩa Lĩnh là chiếc đầu rồng hướng về phía nam và mình uốn khúc thành núi Vặn, Trọc. Theo truyền thuyết thì ba đỉnh núi này được gọi là “tam sơn cấm địa” được người dân xem là 3 đỉnh núi thiêng.
Trước khi lên đến trên đền, du khách đi qua cổng đền là điểm bắt đầu của chuyến hành hương về thăm vùng đất Tổ. Cổng đền được trang trí theo lối kiến trúc mái vòm và trang trí họa tiết lưỡng long chầu nguyệt trên nóc. Cổng gồm 2 tầng có chiều cao 8.5m và chiều rộng 4.5m. Ở chính giữa cổng đền phía trên cao là bức đại tự gồm 4 chữ Hán “cao sơn cảnh hành” (núi cao đường lớn).
Cổng đền
Đền Hạ được xây dựng từ khoảng thế kỷ 17 đến 18, trải qua nhiều đợt trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên được kiến trúc vốn có. Ngôi nhà có 2 tòa gồm tòa phía trước là nhà tiền tế và phía sau là tòa hậu cung. Hậu cung là nơi thờ các long ngai bài vị thờ thần núi, thờ các vua Hùng và công chúa Ngọc Hoa, Tiên Dung.
Tương truyền, Đền Hạ là nơi mẹ Âu Cơ hạ sinh được bọc trăm trứng sau này nở thành 100 người con trai. Vì gắn liền với truyền thuyết về mẹ Âu Cơ nên đền Hạ được người dân thường cầu nguyện những điều may mắn về đường con cái và gia đình.
Ngay chân Đền Hạ là Nhà Bia với kiến trúc hình lục giác và có 6 mái. Trong nhà bia hiện nay có đặt bia đá ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm vào ngày 19/09/1945 “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Ngay phía sau Đền Hạ là Giếng Cổ - Giếng Rồng là nơi mẹ Âu Cơ đã lấy nước tắm cho các con.
Chùa Thiên Quang có nghĩa là ánh sáng từ trên trời chiếu rọi xuống. Tương truyền đây là nơi mẹ Âu Cơ hạ sinh bọc trăm trứng, tại vị trí của chùa có luồng ánh sáng từ trên trời chiếu rọi xuống. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18-19 vào thời nhà Trần. Chùa Thiên Quang thờ Phật theo phái Đại Thừa và hiện trong chùa còn giữ 32 pho tượng Phật gỗ được sơn son thiếp vàng.
Trước cửa chùa có cây vạn tuế có tuổi đời khoảng 800 tuổi có 3 ngọn tỏa ra 3 hướng tượng trưng cho 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Chùa Thiên Quang bên trái và Đền Hạ bên phải
Sau khi bước qua 159 bậc đá thì du khách sẽ đến với đền Trung nằm ở lưng chừng núi. Đền Trung có tên chữ là “Hùng Vương tổ miếu” hay còn gọi là miếu thờ tổ vua Hùng. Tương truyền rằng đây là nơi các vua HÙng thừng cùng với các lạc hầu lạc tướng bàn việc nước.
Vào đời vua Hùng Vương thứ 6 thì đây cũng là nơi diễn ra cuộc thi để tìm người tài trị vì đất nước. Hoàng tử út Lang Liêu đã chiến thắng nhờ món bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho đất và trời. Vua Hùng khen bánh ngon và rất ý nghĩa nên đã truyền ngôi cho Lang Liêu thành Hùng Vương thứ 7.
Đền Trung
Từ đền Trung du khách đi khoảng 100 bậc nữa sẽ đến đền Thượng nằm tại vị trí cao nhất trên núi. Đền có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện hiểu là điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh. Tương truyền đây là nơi vua Hùng thường lập đàn tế cầu quốc thái dân an. Đây cũng là địa điểm chính để tổ chức các nghi thức quan trọng nhất trong ngày giỗ Tổ.
Đền Thượng
Nằm ở bên trái đền Thượng là cột đá thề. Trải qua năm tháng, cột đá này bị vùi lấp và đã được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cho phép phục dựng để con cháu hiểu được lời thề của tổ tiên. Tương truyền vào đời Hùng Vương thứ 18 Vua Hùng không có con nối dõi nên đã nghe theo lời khuyên của con rể Tản Viên truyền ngôi cho một người cháu họ là Thục Phán. Thục Phán đã cho dựng cột đá này chỉ tay lên trời để thề rằng: Nước Nam sẽ trường tồn, miếu thờ Vua Hùng Vương sẽ còn mãi. Thục Phán sau khi lên ngôi lấy hiệu là An Dương Vương và đặt tên nước là Âu Lạc, rời kinh đô về Cổ Loa.
Cột đá thề
XEM THÊM : TOP 8 KHÁCH SẠN TẠI THANH THỦY PHÚ THỌ CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT
Tương truyền thì đây là mộ của Vua Hùng thứ 6 với lời căn dặn: “Khi ta mất hãy chôn ta ở trên đỉnh núi Cả để ta có thể trông coi bờ cõi cho con cháu”. Mộ được xây dựng ở thế đầu đội sơn chân đạp thủy tuy trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được nguyên kiến trúc ban đầu là dựa vào sườn núi Hùng và nhìn ra ngã ba Bạch Hạc.
Trên mỗi mặt tường của Lăng đều đắp mặt hổ phù, thành bậc được đắp kỳ lân, cửa chính của lăng có hai câu đối chữ Nôm nói lên sự thành kính tri ân của con cháu đối với tổ tiên.
Lăng Hùng Vương
Đi xuống khoảng 600 bậc thang về hướng Đông Nam là đền Giếng thờ hai vị công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Câu chuyện tình giữa công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử phản ánh về khát vọng tự do tình yêu, hôn nhân. Còn Ngọc Hoa - Sơn Tinh là câu chuyện phản ánh về công cuộc trị thủy cũng như để lại cho người đời sau một phong tục văn hóa của người Việt đó là thách cưới.
Đền Giếng nằm dưới chân núi, trên mái được đắp tứ linh gồm long, lân, quy, phụng. Chính giữa tiền sảnh là 3 bức đại tự gồm: Ẩm thủy tư nguyên - uống nước nhớ nguồn; nam quốc anh hoàng, sơn thủy kim ngọc - núi sông quý báu như vàng ngọc.
Đền Giếng
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương thường diễn ra vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm ở đền Hùng. Năm nay, ngày lễ diễn ra vào ngày 29 tháng 04 dương lịch sát cùng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Lễ Giỗ Tổ và Tuần văn hóa du lịch tại Đất Tổ năm 2023 được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 4 với nhiều hoạt động thu hút du khách.
- Ngày 20 đến ngày 29/4 diễn ra lễ dâng hương tưởng niệm các vị Vua Hùng.
- Ngày 25/04 diễn ra Lễ giỗ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ mẫu Âu Cơ.
- Ngày 29/4 từ 8 giờ sáng diễn ra lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương.
- 20 giờ tối ngày 21/04 khai mạc Lễ hội Đền Hùng và tuần văn hóa Du lịch đất Tổ 2023 tại khu vực quảng trường Hùng Vương của thành phố Việt Trì.
- 19 giờ 30 đến 22 giờ ngày 22 đến ngày 24/04 sẽ diễn ra chương trình liên hoan trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận tại quảng trường Hùng Vương.
- Ngày 23/4 diễn ra giải bơi và trình diễn ván chèo đứng tại hồ Công viên Văn Lang thành phố Việt Trì.
- Ngày 24 đến ngày 30/4 diễn ra hát Xoan, dân ca Phú Thọ tại khu vực sân trung tâm Lễ Hội của khu di tích lịch sử Đền Hùng và tổ chức Hội trại văn hóa tại khu vực núi Phú Bùng.
- Ngày 25 đến ngày 29/4 diễn ra liên hoan văn hóa ẩm thực Đất Tổ tại khu vực dịch vụ ngã 5 Đền Giếng thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng.
- Ngày 20 đến ngày 29/04 sẽ trưng bày các tư liệu, hiện vật, hình ảnh về tín ngưỡng thời đại Hùng Vương ở bảo tàng thuộc khu di tích lịch sử.
Ngoài ra, tỉnh Phú Thọ cũng tổ chức nhiều hoạt động khác nằm trong khuôn khổ Lễ Giỗ Tổ gồm trình diễn hát Xoan phục vụ du khách tại miếu Lãi Lèn, đình Hùng Lô, đình An Thái từ 20 đến 29/04; chương trình âm nhạc đường phố và trình diễn trang phục áo dài xác lập kỷ lục “Non sông gấm vóc” ngày 22/04 tại công viên Văn Lang; Hội thi gói và nấu bánh chưng bánh giầy vào ngày 27/04 tại khu di tích lịch sử.
Các hoạt động trong lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương ở Phú Thọ
THAM KHẢO : CHI TIẾT ĐẶT PHÒNG VÀ GIÁ KHÁCH SẠN WYNDHAM THANH THỦY
Bánh tai Phú Thọ ngày nay có từ thời xa xưa của làng Phú Thọ, có hình thù giống như cái tai, được làm từ gạo tẻ, bên trong là nhân thịt lợn. Loại bánh này rất dễ làm bởi quy trình làm bánh không mấy phức tạp cũng như dụng cụ không quá cầu kỳ tuy nhiên lại không phải ai cũng có thể làm ngon được.
Bánh tai Phú Thọ được xem như một loại bánh ăn sáng mà bạn có thể bắt gặp ỏ Chợ Phường (như ở chợ Phường Hùng Vương hiện nay). Ngon nhất là ăn kiểu dân dã, ăn tại chỗ khi bánh tai vừa được lấy ra từ trong thúng ủ kín và còn hơi nóng, lót tay nhờ một mảnh lá chuối hoặc cầm tay không ăn từ từ mới có thể thấm được hết cái đặc điểm cũng như mùi vị của bánh: một cảm giác mát dẻo, giòn, béo, ngọt, thơm cùng hòa quyện vào nhau.
Bánh tai
Vùng đất cổ Thanh Sơn Phú Thọ rất nổi tiếng với văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng mà dù mới chỉ nghe tên món ăn thôi cũng đã xốn xang: “lạ lùng rêu đá, đậm đà thịt chua”. Nhắc tới đặc sản thịt chua Thanh Sơn chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay tới một cảm giác bùi của thịt, sần sật của bì nướng hòa cùng với vị chua của thính đã lên men cùng vị ngọt của lá cây rất dễ ăn, đổi khẩu vị, có thể làm mồi nhắm rượu đặc sắc và thơm ngon.
Nguyên liệu để chế biến được món thịt chua này gồm thịt lợn mán, thính cùng các loại gia vị khác như đường, muối, tỏi, ớt… Quy trình làm thịt chua gồm nhiều công đoạn như thui lợn vàng đều, quay cho thịt lợn chính gần tới, những vùng thịt ngon nhất của con lợn như ba chỉ, mông sấn, nạc vai, nạc thăn sẽ được thái mỏng, ướp cùng gia vị và trộn với thịt sao cho bột thính bám đều trên bề mặt của các miếng thịt. Công đoạn tiếp theo cần chuẩn bị những chiếc thau sạch để khô, lót lá ổi, lá sung xuống dưới và cho thịt lên trên sau khi đã ướp rồi phủ lên bề mặt lớp lá ổi và đậy chặt lại. Sau từ 5 đến 7 ngày khi miếng thịt đã khô hơn, tơi, ngọt, chua, thơm, ngậy vừa miệng là dùng được rồi. Người ta thường ăn thịt chua kèm với các loại lá như lá ổi, lá sung, lá đinh lăng… chấm cùng tương ớt sẽ cảm nhận được hết hương vị độc đáo.
Thịt chua Thanh Sơn
Cứ đến giai đoạn tháng 9 là cây cọ bắt đầu ra hoa và vài ba tháng sau sẽ cho quả. Quả cọ non chưa om được nên cần đợi đến khi quả cọ già, da quả cọ chuyển sang màu xanh sẫm. Mang quả cọ đi rửa qua cho lưng chừng nước vào nồi đặt lên bếp đun nhỏ lửa. Quả cọ không ưa to lửa, nếu ai nóng ruột đun to lửa chỉ làm hỏng món cọ om mà thôi, bởi cọ khi ấy sẽ rất chát nên lửa càng to sẽ càng chát. Vậy nên khi đun cọ với lửa nhỏ, vị chát sẽ được “thôi” ra cho đến khi quả cọ mềm là được. Cọ om ăn ngậy, bùi không kém trám om, chế biến cầu kỳ hơn có thể mang đi kho cùng cá nêm gia vị nữa ăn sẽ rất ngon.
Cọ om
Làng Dòng Xuân Lũng, Lâm Thao nổi tiếng khắp vùng đất Tổ với nghề làm bánh truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm và vẫn đang được người dân nơi đây giữ gìn và phát triển. Các loại bánh của làng Dòng rất ngon lại đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm nên nhận được sự ưa chuộng của đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Bánh làng Dòng
Đây là một loại bánh dân dã để lại nhiều ấn tượng mới mẻ, sâu sắc cho du khách mỗi khi có dịp ghé thăm Phú Thọ. Món ăn không chỉ có mùi thơm bùi của sắn nếp đặc sản ở đây mà còn có hương vị béo ngậy quyến rũ.
Để làm ra được những chiếc bánh sắn ngon, trước tiên cần lựa chọn nguyên liệu tốt là những củ sắn nếp củ trắng, thân mập, chứa nhiều bột, vị ngọt thơm, khi luộc sẽ nở bung ra trắng xốp. Cách làm bánh sắn khá đơn giản:
Bánh sắn
Mùi thơm hấp dẫn cùng hương vị đậm ngọt, béo ngậy và màu vàng sánh của loại tương Dục Mỹ khiến cho du khách khó lòng quên được hương vị đặc biệt vùng đất Phú Thọ.
Nguyên liệu để làm nên tương Dục Mỹ là gạo nếp, đỗ tương, muối và nước. Tuy quá trình làm tương nơi đây không khác nhiều so với quy trình làm tương truyền thống bằng cách phơi mốc, ủ muối rồi lên men… nhưng có lẽ bởi nguồn nước ngọt ở đây được lấy từ độ sâu hàng trăm mét ở dưới lớp đá ong dày nên đã tạo thành mùi vị đặc biệt cho loại tương này.
Tương Dục Mỹ
Bưởi Đoan Hùng là một giống bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ nổi tiếng. Loại bưởi này đặc biệt được trồng ở vùng đất Đoan Hùng, là một loại cây trồng lâu năm, có quả hình cầu dẹt nặng khoảng 1kg, khi bưởi chín sẽ có màu vàng sáng, tép nhỏ, vỏ héo và mềm, đặc trưng là mọng nước, mát, ngọt. Loại bưởi này quý ở chỗ có thể bảo quản được vài tháng tới nửa năm ngay cả khi phần vỏ đã héo khô thì bổ ra ăn vẫn ngọt, mát, giữ nguyên hương vị.
Tại Đoan Hùng ngày nay vẫn còn giữ được hai giống bưởi quý là bưởi Chí Đám và bưởi Bằng Luân.
Bưởi Đoan Hùng
Hồng Gia Thanh có nguồn gốc tại Tiên Cát Việt Trì, Phú Thọ được người dân di thực về trồng tại các vườn thuộc hộ gia đình xã Gia Thanh từ cách đây 50-70 năm nên có những cây đã gần 70 tuổi. Hiện trên địa bàn huyện Phù Ninh có khoảng 50ha diện tích trồng loại hồng này mang lại thu nhập cho người dân.
Đặc điểm của hồng Gia Thanh là quả không hạt, hình thoi cao thành chứ không tròn và tai vểnh lên. Khi quả chín sẽ có màu vàng nhạt, ăn giòn, ngọt. Hồng ngâm có chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, đây là một món quà hấp dẫn mà du khách thập phương có thể thưởng thức và mua về làm quà.
Hồng Gia Thanh
Mỗi vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng khác nhau đều mang đến một sản phẩm chè có hương vị đặc trưng riêng. Đến nay, sản phẩm chè Phú Thọ đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới và được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến.
Có thể bạn quan tâm
- Kinh Nghiệm Du Lịch Kim Bôi Hòa Bình Mới Nhất Chi Tiết, Đầy Đủ
- TOP 8+ Địa Điểm Tắm Khoáng Nóng Ba Vì Nhất Định Phải Đến
- Về trang phục: tùy vào thời tiết nhưng về cơ bản thì bạn nên mặc những trang phục gọn nhẹ và thoải mái cho việc di chuyển. Nếu đến Phú Thọ vào mùa đông thì không nên mang theo những trang phục dày mà nên mặc thành nhiều lớp mỏng để trong quá trình di chuyển nếu quá nóng thì có thể bỏ dần ra. Vừa không cần mang nặng lại vẫn giữ ấm được cho cơ thể. Một điều cần lưu ý là phải mặc trang phục lịch sự để tránh bị từ chối khi vào Đền Hùng.
- Nên sử dụng giày thể thao loại có đế bám tốt để thuận tiện di chuyển hoặc mang theo dép tổ ong vào mùa hè.
- Vào dịp lễ hội ở đây thường rất đông người nên tình trạng chen lấn, lộn xốn là điều khó tránh khỏi vì thế bạn cần có phương án để tự bảo quản tài sản cá nhân mình như điện thoại, ví tiền…
- Tình trạng “chặt chém” vẫn có xảy ra nên bạn cần phải trả giá trước khi mua hay sử dụng bất kỳ dịch vụ gì. Chưa đạt được thỏa thuận thì không nên sử dụng dịch vụ. Nếu bị bắt chẹt hãy gọi ngay sự trợ giúp của lực lượng chức năng.
Dịp lễ tại Đền Hùng thường rất đông khách nên cần lưu ý tự bảo quản tài sản cá nhân
Sáng sớm 5 giờ xuất phát từ Hà Nội đến Phú Thọ lúc 7 giờ điểm đầu tiên dừng chân tại đền Mẫu Âu Cơ ở Hiền Lương, Hạ Hòa. Tương truyền đây là nơi mẹ Âu Cơ hóa tiên bay về trời.
Sau khoảng 1 tiếng ở đền Mẫu thì du khách có thể khởi hành đi Đền Hùng cách khoảng 60km di chuyển mất 1 giờ. Dâng hương tưởng niệm vua Hùng và đền thờ Lạc Long Quân rồi nghỉ ngơi và ăn trưa.
Sau đó tiếp tục di chuyển thăm làng cổ, đình cổ Hùng Lô - là một quần thể di tích có giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu ở Phú Thọ có niên đại khoảng 300 năm. Xem biểu diễn và tìm hiểu về một loại hình được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại - hát xoan cổ. Làng cổ Hùng Lô có nhiều ngôi nhà cổ có niên đại trên 200 năm tuổi du khách có thể tham quan.
Khoảng 5 giờ chiều xuất phát trở về Hà Nội khoảng 7 giờ là đã có mặt ở Hà Nội kết thúc chuyến đi.
Lộ trình thứ nhất: Du khách bắt đầu thắp hương tại đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân rồi di chuyển đến đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ sau đó đến Đền Thờ các Vua Hùng (đi từ cổng lên đến Đền Hạ, đến Chùa Thiên Quang, đến Đền Trung, đến Đền Thượng và xuống Giếng Cổ, xuống đền Giếng). Ngoài ra có thể tham quan một vài điểm tham quan khác trước khi kết thúc hành trình.
Lộ trình thứ hai: Bắt đầu thắp hương tại đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ rồi di chuyển đến Đền thờ các vị Vua Hùng, tham quan một vài địa điểm khác rồi di chuyển đến đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và kết thúc hành trình.
Lộ trình thứ ba: Du khách đi từ cổng trung tâm lễ hội đến đền thờ các vị Vua Hùng rồi di chuyển đến đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ và các điểm tham quan khác rồi đến đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và kết thúc hành trình.
Gợi ý lịch trình khám phá , tham quan di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ
Bài viết hôm nay chúng tôi đã gửi đến bạn đọc những thông tin về Đền Hùng Phú Thọ và gợi ý lịch trình để du khách khám phá địa điểm này. Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn để có thể chuẩn bị cho hành trình “tìm về cội nguồn” của mình sắp tới nhé!
Tham khảo thêm : TOP 6+ khu nghỉ dưỡng Thanh Thủy Phú Thọ sang trọng, đẳng cấp nhất
Link nội dung: https://flowerstore.vn/kinh-nghiem-di-den-hung-a42249.html