Có điểm gì chung giữa tiêu chuẩn một “người có học” của những trường đại học danh tiếng nhất trong thế giới? Một “người có học” rõ ràng không phải là người sở hữu tấm bằng danh giá nhất.
Các trường đại học danh tiếng như Harvard, Princeton đều có những lời khuyên hoạch định sự nghiệp cho các học viên trong một nền kinh tế quốc tế mới. Các trường này đã cảnh báo gay gắt về các lớp học hàn lâm và bằng cấp chuyên nghiệp sẽ ngày càng mất giá khi đem ra so sánh với đào tạo thực tiễn đời sống. Qua đó, các giáo sư của Harvard hay Princeton đều đưa ra những phẩm chất của “người có học” để thích nghi thành công với một thế giới lao động đang thay đổi nhanh chóng.
Đại học Princeton:
Đại học Harvard:
Bài học rút ra:
Như vậy “người có học” là người được trang bị đầy đủ để xử lý những tình huống cuộc sống thường gặp nhất. Những kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực trên là những kỹ năng hữu ích nhất trong suốt cuộc đời bạn.
Nói một cách khác, một chàng nông dân học hết lớp 5 nhưng biết cách sống, cách xử lý vấn đề, cách đối nhân xử thế, vẫn được xem là “có học” hơn với anh cử nhân tự mãn vì tấm bằng, kinh nghiệm non nớt, tư duy thiếu chín chắn và mơ mộng viễn vông.
Và những câu chuyện gần như thần thoại về những doanh nhân chưa có mảnh bằng đại học cũng như thế.
“Giáo dục” là một quá trình liên tục và không đồng nghĩa với bằng cấp. Bằng cấp là một tín hiệu xã hội. Các trường lớp thường bỏ dạy những kỹ năng “mờ nhạt”, “khó tiêu” và “trừu tượng” này để ưu ái những kỹ năng khác dễ học, dễ tiếp cận hơn.
Ví dụ: giảng viên chỉ làm công việc dễ dàng là giao bài tập nhóm, để mặc phần lớn công việc nặng nhọc như cách tổ chức nhóm, họp nhóm, tranh luận, sản sinh ý tưởng cho sinh viên tự bơi.
“Giáo dục” không kết thúc khi trường học kết thúc. Bài kiểm tra thật sự của đời người là độ hiệu quả cách anh phản hồi với các nhu cầu và thách thức cuộc sống hằng ngày.
Trường học hiện tại ít hoặc không dạy những lĩnh vực quan trọng này và có thể phản tác dụng giáo dục theo 2 cách.
Đó là thực trạng dạy và học ở nhiều trường không chỉ Việt Nam mà quốc tế.
Nếu bạn muốn phát triển những kỹ năng trên, cách tốt nhất là tự đầu tư thời gian, năng lượng và tài nguyên để tự học.
Không nhất thiết phải tốn học phí khổng lồ cho du học, trường học quốc tế hay các khóa học kỹ năng mềm, bạn có thể tự học những kỹ năng sinh lợi cao nhất trên với chi phí đầu tư thấp nhất.
“Lãi suất” sẽ được trả trong những tình huống thực tế, bằng vật chất tiền bạc hoặc sự thỏa mãn cuộc sống.
Chi phí giáo dục không đồng nghĩa với chất lượng giáo dục một khi học vấn của bạn không dựa dẫm hoàn toàn vào nhà trường. Tháng 8/2010, Bill Gates từng phát biểu tại hội thảo Techonomy: “Trong vòng 5 năm tới, Internet sẽ biến đại học thành lỗi thời”.
Nhiều sinh viên năng động và có khả năng tự học đang tự thiết kế một thời khóa biểu linh động, rẻ (từ miễn phí đến rất thấp) qua:
Bất kể bạn là ai, sinh viên, học sinh, doanh nhân, đang học gì và làm thì cũng phải tự thiết lập một chương trình “đại học cá nhân” - một chương trình tự học để hoàn thiện bản thân không phụ thuộc vào nhà trường. Đặc biệt là ngành kinh doanh nơi bạn có thể đem tất cả nhiệt tình, năng lượng và hiểu biết để học rất mau trong một ngành chú trọng vào doanh số kết quả.
Theo doanhnhansaigon.vn
Link nội dung: https://flowerstore.vn/co-hoc-a42794.html