Lần đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, “combo” chẩn đoán và điều trị rối loạn tiền đình hiện đại nhất thế giới đã có mặt tại BVĐK Tâm Anh, Hà Nội, giúp đem lại cuộc sống chất lượng cho hàng ngàn bệnh nhân.
Tin vui này, cùng với những thông tin hữu ích về nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách phòng ngừa rối loạn tiền đình… đã được chia sẻ trong buổi tư vấn trực tuyến “Chẩn đoán chính xác, điều trị thành công rối loạn tiền đình nhờ thiết bị và kỹ thuật mới’’ do Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội phối hợp cùng Báo điện tử vtv.vn tổ chức ngày 16/10/2020.
Chương trình có sự tham gia của hai chuyên gia đến từ BVĐK Tâm Anh, Hà Nội: PGS.TS.BSCKII Nguyễn Văn Liệu - Trưởng khoa Nội thần kinh và PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ - Phụ trách chuyên môn khoa Tai - Mũi - Họng.
Xem thêm:
Trong buổi tư vấn, hai chuyên gia đã lần lượt giải đáp thắc mắc của hàng ngàn độc giả theo dõi chương trình. Hàng trăm câu hỏi được gửi về cho các chuyên gia, xoay quanh căn bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của hàng triệu người dân Việt.
Mở đầu chương trình là đoạn video clip về trường hợp bệnh nhân Đỗ Thị Sang (Bắc Ninh) bị chứng rối loạn tiền đình nặng hành hạ suốt thời gian dài, dường như đã nói thay cảnh ngộ của rất nhiều bệnh nhân khác. Nhiều năm nay, cuộc sống của bà Sang chỉ quẩn quanh trên giường với những cơn nôn ói, chóng mặt, quay cuồng… không dứt. Tình trạng kéo dài khiến bà không thiết ăn uống, không còn hứng thú với cuộc sống. “Mỗi ngày trôi qua với tôi quá nặng nề. Những liều thuốc uống, thuốc tiêm chỉ có tác dụng trong chốc lát chứ chẳng thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn”, bà Sang kể lại.
Được người thân giới thiệu, bà Sang đặt lịch khám với các bác sĩ hàng đầu về Nội thần kinh - Tai mũi họng tại BVĐK Tâm Anh. Nhờ đo chức năng tiền đình bằng công nghệ Ảnh động nhãn đồ hiện đại, bệnh của bà Sang đã được “giải mã”, từ đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chỉ sau một tháng uống thuốc kết hợp với tập phục hồi chức năng tiền đình, những cơn đau đầu, chóng mặt của bà Sang đã giảm dần và khỏi hẳn cho đến nay. Giờ đây, không còn bị ám ảnh bởi rối loạn tiền đình nữa, bà vui vẻ trở lại cuộc sống bình thường và thoải mái tận hưởng niềm vui bên con cháu.
Cách đây vài chục năm, rối loạn tiền đình thường chỉ “ghé thăm” người lớn tuổi. Thế nhưng ngày nay, nhịp sống bận rộn cùng lối sống kém lành mạnh của nhiều người trẻ (thức khuya, ít vận động, không coi trọng dinh dưỡng…) khiến họ cũng trở thành đối tượng của căn bệnh này. Có trường hợp, bệnh nhân đến khám rối loạn tiền đình khi mới 18, 20 tuổi.
Khá nhiều bạn trẻ băn khoăn về các triệu chứng của rối loạn tiền đình, chẳng hạn như độc giả Linh Chi với câu hỏi: “Em năm nay 25 tuổi, thường bị choáng váng khi đang nằm rồi đứng lên, nhãn cầu thỉnh thoảng bị rung giật. Liệu đây có phải biểu hiện của rối loạn tiền đình không, thưa bác sĩ?”. Còn bạn Lạc Diệp Thi thắc mắc: “Bác sĩ cho cháu biết các triệu chứng rối loạn tiền đình là gì ạ? Bệnh có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao để khỏi hoàn toàn?”.
Giải đáp băn khoăn chung của các bạn trẻ, PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ - Phụ trách chuyên môn khoa Tai - Mũi - Họng BVĐK Tâm Anh cho biết: “Tất cả dấu hiệu mà các bạn đang gặp phải như chóng mặt, choáng váng, đau đầu… đều là biểu hiện của hội chứng tiền đình. Tiền đình bao gồm hai cơ quan đảm nhận vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể: một cơ quan nằm ở trung ương (tiền đình trung ương), cơ quan còn lại nằm ở trong tai (tiền đình ngoại biên). Bất kỳ tổn thương ở cơ quan nào cũng gây ra chứng rối loạn tiền đình. Nhiệm vụ của bác sĩ là phải xác định được bệnh nhân bị hội chứng tiền đình là do đâu. Nếu là do tổn thương tiền đình trung ương thì phải đến khoa Nội thần kinh điều trị. Còn với các trường hợp tổn thương tiền đình ngoại biên, bác sĩ Tai mũi họng sẽ là người thăm khám thích hợp”.
PGS.TS.BSCKII Nguyễn Văn Liệu - Trưởng khoa Nội thần kinh BVĐK Tâm Anh bổ sung: “Ngoài hai nguyên nhân chính trên, hội chứng tiền đình còn có nhiều căn nguyên khác, chẳng hạn như chấn thương, va đập (gây tụ máu não, tổn thương tai trong…), bệnh lý mạch máu não (chảy máu não, tắc các mạch trong não…), thoái hóa cột sống cổ, đau nửa đầu, thiếu máu… Chỉ khi tìm được đúng căn nguyên gây bệnh, các triệu chứng rối loạn tiền đình mới được điều trị dứt điểm.”
Đáng ngại là, căn bệnh này lúc đầu diễn tiến âm thầm, không nguy hiểm nên khiến nhiều người chủ quan, không đi thăm khám sớm. Chính vì không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời nên bệnh dần tiến triển nặng, khiến rất nhiều bệnh nhân gặp phải biến chứng nguy hiểm như gây tai nạn do cơn chóng mặt đến đột ngột khi đang lưu thông trên đường hay làm việc trên cao, té ngã do mất thăng bằng, trầm cảm… Nguy hiểm nhất là biến chứng đột quỵ - một dạng tai biến mạch máu não cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm.
Sau những chia sẻ chi tiết của hai chuyên gia về hội chứng tiền đình, độc giả lại dấy lên một thắc mắc khác. Điển hình như độc giả Nguyễn Thảo với câu hỏi: “Thưa PGS.TS Nguyễn Văn Liệu, rối loạn tiền đình là căn bệnh rất khó chữa khỏi, đến mức nhiều người quan niệm phải sống chung với bệnh suốt đời. Vậy ngày nay, với sự tiến bộ của nền y học hiện đại, liệu có trị khỏi bệnh được không?”.
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu giải thích: “Trước đây, việc chẩn đoán rối loạn tiền đình chủ yếu dựa vào các triệu chứng của người bệnh. Chính vì không có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, chỉ dựa vào lời kể của bệnh nhân nên thường cho ra kết quả chẩn đoán không chính xác, dễ bỏ qua những tổn thương và biến chứng tiềm ẩn của bệnh, hoặc phân loại sai dẫn đến hiệu quả điều trị không như mong muốn. Hiện tại, hệ thống chẩn đoán và phục hồi chức năng tiền đình hiện đại bậc nhất đã được các bác sĩ BVĐK Tâm Anh triển khai thực hiện, giúp phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị đúng đắn. Như trường hợp bệnh nhân Sang ở đầu chương trình, nhờ được ứng dụng thiết bị và kỹ thuật mới, chị đã thoát khỏi hội chứng tiền đình đeo bám nhiều năm”.
Năm 2018, BVĐK Tâm Anh là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam sử dụng công nghệ Ảnh động nhãn đồ (VNG-Videonystagmography), giúp đánh giá bất thường mắt dù là nhỏ nhất, cho kết quả chi tiết, khách quan, chẩn đoán chính xác tổn thương của tiền đình nằm ở não (trung ương) hay tai trong (ngoại biên). Ngoài ra, VNG-Videonystagmography còn có thể chẩn đoán một số bệnh về não khác như u dây thần kinh số 8, thậm chí cả nhồi máu não, tắc mạch máu não…
Đến năm 2020, BVĐK Tâm Anh tiếp tục là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đầu tư máy tập phục hồi chức năng tiền đình (TRV) hiện đại nhất thế giới trong điều trị bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên. Độc giả Dung Phan có hỏi: “Tôi 40 tuổi, được chẩn đoán mắc rối loạn tiền đình ngoại biên. Bệnh này có thể trị dứt điểm được không? Phương pháp điều trị ở BVĐK Tâm Anh có ảnh hưởng gì đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh không, và trong thời gian bao lâu thì thấy kết quả, thưa bác sĩ?”.
Từng điều trị thành công cho rất nhiều ca rối loạn tiền đình ngoại biên, PGS.TS Lê Minh Kỳ chia sẻ: “Hiện nay, chúng ta đã có nhiều phương tiện giúp thăm dò tổn thương của từng bộ phận tiền đình ngoại biên (như ống bán khuyên, ốc tai, dây thần kinh tiền đình…). Trong đó, khoảng 60 - 70% trường hợp liên quan đến thạch nhĩ lạc chỗ. Nhờ công nghệ Ảnh động nhãn đồ VNG, chúng tôi sẽ xác định chính xác bạn bị tổn thương bộ phận nào, trên cơ sở đó xây dựng cho bạn chương trình tập phục hồi chức năng tiền đình với máy TRV. Hệ thống này được lập trình các bài tập khác nhau, mỗi bài tập phù hợp với từng mức độ rối loạn tiền đình. Thực tế, nhiều bệnh nhân chỉ trải qua từ 1-2 buổi tập, chức năng tiền đình được cải thiện rõ rệt. Bệnh nhân khỏi bệnh, cuộc sống sinh hoạt trở lại như bình thường”.
Liên quan đến phương pháp điều trị hội chứng tiền đình, chương trình cũng nhận được nhiều câu hỏi về những cách chữa rối loạn tiền đình được nhiều người truyền tai nhau, chẳng hạn như: “Thưa bác sĩ, châm cứu có chữa được rối loạn tiền đình không?” hay “Nằm trên một loại giường đá có giúp khỏi bệnh không?”.
PGS.TS Nguyễn Văn Liệu giải thích: “Những thông tin này không phải không có căn cứ. Châm cứu là phương pháp chữa bệnh có từ rất lâu, và nó cũng đem lại hiệu quả với một số trường hợp. Ví dụ như châm cứu cột sống cổ để kích thích tuần hoàn mạch máu, hoặc châm cứu cho những người bị hội chứng tiền đình do nguyên nhân tâm lý (trầm cảm, lo âu)… Nhưng nói châm cứu giúp trị khỏi tiền đình thì không thể. Việc nằm giường đá cũng vậy, đó chỉ là một liệu pháp massage đơn thuần, hoàn toàn không có tác dụng với người bệnh rối loạn tiền đình”.
Với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại như hệ thống đo Ảnh động nhãn đồ (VNG) & tập phục hồi chức năng tiền đình (TRV) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, BVĐK Tâm Anh là đơn vị tiên phong trong điều trị toàn diện và triệt để cho các bệnh nhân rối loạn tiền đình. Xin mượn lời PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu để khép lại buổi tư vấn: “Thay vì nghe theo những lời đồn đại không có cơ sở y khoa dẫn đến “tiền mất tật mang”, tôi khuyên mọi người nếu có bệnh thì hãy đến các bệnh viện uy tín, gặp đúng bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả.”
Mời độc giả xem lại chương trình tư vấn trực tuyến “Chẩn đoán chính xác, điều trị thành công rối loạn tiền đình nhờ thiết bị và kỹ thuật mới’’ tại đây và tiếp tục gửi câu hỏi cho fanpage Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia giải đáp.
Link nội dung: https://flowerstore.vn/bac-si-chua-roi-loan-tien-dinh-gioi-o-tphcm-a44390.html