Product Owner là người lên kế hoạch cho mọi thứ liên quan đến sản phẩm bao gồm cả việc User Research, làm việc với UX/UI Designer, lên kế hoạch cho việc Release và Timeline cho sản phẩm.
Product Owner hay được gọi là PO là một một thành viên trong Scrum Team, họ là người chịu trách nhiệm cho sản phẩm, là người đưa ra quyết định chính thức và cuối cùng cho việc chọn lựa tính năng của sản phẩm, giải quyết những vấn đề xoay quanh User, họ được xem như là “chủ sở hữu” sản phẩm nên có quyền hạn đưa ra quyết định thứ tự công việc, độ ưu tiên…Nói chung họ là người quyền lực nhất trong Scrum Team.
Product Owner là người lên kế hoạch cho mọi thứ liên quan đến sản phẩm bao gồm cả việc User Research, làm việc với UX/UI Designer, lên kế hoạch cho việc Release và Timeline cho sản phẩm.
Tuy nhiên Product Owner không có quyền hạn để yêu cầu team Developer phải làm như thế nào để hoàn thành một Sprint mà họ chỉ có thể giao phó, đưa ra yêu cầu mà họ muốn team Developer hoàn thành cho Scrum Master để Scrum Master truyền đạt lại cho team Developer.
Vai trò của Product Owner khá quan trọng trong quy trình Scrum, họ là người đại diện cho khách hàng để làm việc với team Developer. Nhiệm vụ chính của họ là quản lý và giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến sản phẩm, là người chịu trách nhiệm cho tất cả các kế hoạch của sản phẩm.
Product Owner là người duy nhất có quyền hạn thay đổi thứ tự trong trong các Backlog. Khi có vấn đề phát sinh xoay quanh sản phẩm, các Developer có quyền đặt ra câu hỏi và Product Owner phải là người giải đáp thắc mắc cho team Developer để team Developer có thể hiểu rõ hơn về tính năng mà Product Owner mong muốn ở một sản phẩm, từ đó cho ra đời những sản phẩm làm Product Owner hài lòng.
Sự hài lòng của Product Owner đôi khi cũng sẽ là sự hài lòng của khách hàng, một Product Owner giỏi sẽ là người có thể thấu hiểu được hết nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm và đáp ứng được tất cả yêu cầu mà khách hàng đưa ra.
Quản lý backlog
Có trách nhiệm đưa ra phương án giải quyết vấn đề và các giải pháp đó phải thật sự hữu ích.
Product Owner là người có thẩm quyền trực tiếp can thiệp và theo dõi xuyên suốt quá trình hoạt động tạo ra và nâng cấp sản phẩm thông qua việc tìm hiểu, phân tích dữ liệu, nhận feedback từ khách hàng. Sau đó các Product Owner cũng sẽ là người cho ra phương án giải quyết và quyết định cuối cùng mà họ cho là tối ưu nhất.
Thực hiện quy trình User Research, từ việc phỏng vấn đến việc lập bảng câu hỏi cho khách hàng để hiểu rõ hơn về các vấn đề xoay quanh sản phẩm.
Kết hợp với team UX/UI Designer để có thể sáng tạo hóa sản phẩm, đem lại sự mới lạ thu hút đối với User.
Để giúp team Developer có thể hiểu rõ yêu cầu của người Product Owner, thì các Product Owner giỏi sẽ có thêm bước làm SRC để team Developer hiểu và làm theo đúng yêu cầu của Product Owner, tránh trường hợp “lạc đề”.
Đưa ra các đánh giá về Backlog đã xong và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên cho các Backlog chưa được hoàn thành.
Lên kế hoạch dài hạn và ngắn hạn (timeline, thời gian Release…)cho các chiến dịch nhỏ để từng bước phát triển sản phẩm.
Không như team Developer và Scrum Master, đối với các sản phẩm đã hoàn thành và được Release, thì nhiệm vụ của team Developer và Scrum Master đã hết nhưng với Product Owner thì vẫn chưa xong.
Các Product Owner phải thường xuyên theo dõi, phân tích tình hình hoạt động của sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng… Trong trường hợp sản phẩm gặp vấn đề hoặc khách hàng muốn tối ưu các tính năng hơn nữa thì Product Owner sẽ là người tiếp nhận ý kiến nhanh chóng nhất.
Phân tích tầm nhìn cho sản phẩm
Việc chia sẻ và truyền tải định hướng tầm nhìn của sản phẩm ra sao, như thế nào một phần là trách nhiệm của Product Owner. Họ có nghĩa vụ phải lan tỏa thông tin về tính năng sản phẩm đến cho nội bộ doanh nghiệp, User và khách hàng.
Hiểu rõ sức ảnh hưởng, đối tượng các sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến để đưa ra cái nhìn tổng quát và có đánh giá khách quan nhất từ đó có thể cho ra các phương án giải quyết hiệu quả để cải thiện và phát triển sản phẩm một cách tối ưu hơn nữa.
Làm việc, trao đổi với Scrum Master
Làm việc trực tiếp và có sức ảnh hưởng, quyền quyết định trong team Scrum Master, làm việc sâu sát với Scrum Master.
Tham gia vào các sự kiện trong team Scrum, là người động viên, thúc đẩy, đẩy nhanh tiến trình làm việc của team Scrum.
Là người thu nhận thông tin yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp và truyền tải những yêu cầu đó đến Scrum Master để cùng team Developer hoàn thành sản phẩm.
Trước đây, vị trí Product Owner thường được đảm nhiệm bởi những người có kinh nghiệm làm việc phong phú và nhiều năm trong nghề nhưng trong môi trường làm việc hiện đại ngày nay thì ngày có nhiều bạn trẻ có hoài bão, ước mơ “dấn thân” vào con đường trở thành một Product Owner chuyên nghiệp.
Để có thể trở thành một Product Owner chuyên nghiệp và giỏi trong lĩnh vực của mình thì ngoài việc cố gắng bồi dưỡng kiến thức cho bản thân thì các bạn trẻ cũng nên hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình từ đó khắc phục. Dưới đây là những yếu tố có ở một Product Owner giỏi mà bạn cần phải biết.
Có sự hiểu biết kỹ lưỡng về sản phẩm mà bản thân đang phụ trách là yếu tố đầu tiên và cũng quan trọng nhất mà một Product Owner bắt buộc phải có. Điều này giúp cho công việc của Product Owner trở nên hiệu quả hơn rất nhiều vì khi hiểu sản phẩm thì định hướng sản phẩm và kế hoạch sẽ chính xác hơn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường hơn.
Trong thực tế, để có thể hoàn thiện được sản phẩm, có rất nhiều công đoạn cần phải đi qua và chưa chắc các sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ được khách hàng đồng ý và được thị trường đón nhận. Do đó, một Product Owner có sự hiểu biết về sản phẩm lẫn thị trường sẽ có thể giảm thiểu rủi ro khi sản phẩm được Release.
Bất kì ngành nghề nào nếu muốn đạt được kết quả tốt cũng đều cần dành nhiều thời gian và tâm tư vào đó. Nghề Product Owner cũng vậy, vì là người phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ quy trình phát triển sản phẩm, chính vì thế người làm Product Owner cần tập trung và dành thật nhiều thời gian cho công việc để có thể theo dõi tiến độ làm việc, các vấn đề phát sinh, cách giải quyết, kết quả đón nhận của User đối với sản phẩm…
Đây là kỹ năng phổ biến cần có trong các ngành nghề hiện nay, đối với Product Owner cũng vậy. Đối tượng làm việc của Product Owner khá rộng, từ khách hàng, doanh nghiệp đến các Product Owner khác và cuối cùng là team Scrum…họ phải giao tiếp khá nhiều bên liên quan để có thể truyền đạt được ý tưởng, mong muốn của mình.
Chính vì thế, để có thể hoàn thành tốt công việc của mình, thuyết phục được những khách hàng khó tính và được các bộ phận khác support hết mình, thì kỹ năng giao tiếp và thuyết phục người nghe cũng rất quan trọng.
Là người gần như có quyền quyết định mọi chuyện trong team Scrum, một Product Owner cần có sự quyết đoán, dứt khoát và kiên định trong những cuộc họp Daily Sprint. Trong mỗi cuộc họp, chắc hẳn sẽ có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều và nhiều ý tưởng được đề ra và người đưa ra quyết định cuối cùng không ai khác là Product Owner. Sự quyết đoán chắc chắn sẽ là yếu tố quyết định để giúp các Product Owner có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng.
Một Product Owner giỏi là một Product Owner biết lắng nghe ý kiến từ mọi người, đặt mình ở vai trò User cùng với kinh nghiệm làm việc, sự quyết đoán sẽ có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho sản phẩm.
Product Owner chính là người phụ trách giải quyết những vấn đề của sản phẩm xảy ra khi User khi sử dụng sản phẩm. Trong trường hợp kết quả không được khả quan thì Product Owner sẽ tiến hành quá trình cải tiến, nâng cấp sản phẩm để giúp sản phẩm đạt được KPI kinh doanh đã được đề ra từ trước của công ty.
Đôi khi các Product Owner được xem là Product Manager của các sản phẩm nhỏ nằm trong các sản phẩm lớn.
Product Manager có chức vụ cao lớn và rộng hơn, họ là người giải quyết những vấn đề mang tính khái quát, tổng quan, liên quan đến các chiến lược lâu dài của sản phẩm như: làm product roadmap, tầm nhìn, định vị sản phẩm trong thị trường,.v.v…
Có thể bạn muốn xem thêm:
Xem thêm nhiều việc làm Product Owner hấp dẫn lương cao tại TopDev!
Link nội dung: https://flowerstore.vn/product-owner-a45909.html