Căng thẳng do học hành, áp lực thi cử, áp lực từ cha mẹ, thức khuya, mất ngủ, sang chấn tâm lý… đều có thể là những nguyên nhân tóc bạc ở trẻ em. Các thí nghiệm đã cho thấy rằng ở các nang tóc bạc, tế bào hắc tố bị chết và tổn thương do oxy hóa.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh tải lượng oxy hóa tăng lên do căng thẳng tâm lý. Điều này ngụ ý rằng các yếu tố cảm xúc cũng đóng vai trò nhất định trong việc trẻ em có tóc bạc.
Trẻ con có tóc bạc cũng có thể do hút thuốc lá (kể cả chủ động và thụ động). Các thành phần độc hại có trong thuốc lá có thể gây ra các phản ứng oxy hóa tế bào, thúc đẩy phản ứng oxy hóa bên trong cơ thể, làm giảm khả năng sản xuất melanin và khiến trẻ có tóc bạc sớm.
Khi thấy trẻ có tóc bạc, chắc hẳn các bậc cha mẹ đã không ít lần thắc mắc “Trẻ em bị tóc bạc sớm là bệnh gì?”. Có rất nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây ra hiện tượng tóc bạc ở trẻ em, chẳng hạn như:
Các yếu tố môi trường cũng được nhận định là có thể ảnh hưởng đến tế bào gốc nang lông và tế bào hắc tố. Những stress oxy hóa không chỉ xảy ra do tâm lý mà còn có thể đến từ môi trường bên ngoài, bao gồm:
Stress oxy hóa ngoại sinh cho thấy tình trạng bạc tóc ngày càng tăng ở các nang tóc. Một thí nghiệm trên chuột đã chứng minh rằng bức xạ tia cực tím có thể gây ra tổn thương oxy hóa trên các nang tóc, khiến tóc bạc đi. Do đó, cha mẹ cần bảo vệ tóc của trẻ khỏi những yếu tố môi trường độc hại để hạn chế tình trạng tóc bạc ở trẻ em.
Việc dùng một số loại thuốc có thể khiến trẻ bị bạc tóc, chẳng hạn như thuốc hóa trị liệu và thuốc chống sốt rét. Những loại thuốc này được cho là có tác dụng ức chế thụ thể tyrosine kinase c-kit được tìm thấy trong tế bào hắc tố, từ đó làm giảm quá trình hình thành hắc tố.
Link nội dung: https://flowerstore.vn/cach-dieu-tri-toc-bac-som-o-tre-em-a46393.html