Ngành Thương mại quốc tế là gì?
Thương mại quốc tế (tiếng Anh gọi là International Commerce) được hiểu là quá trình trao đổi hàng hóa (hữu hình hay vô hình) và dịch vụ giữa các quốc gia, dựa theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia.
Thương mại quốc tế thuộc lĩnh vực kinh tế, đã xuất hiện từ lâu và ngày càng khẳng định vị thế trong sự phát triển quá trình công nghiệp hóa, toàn cầu hóa,... kết hợp cùng với ngành tài chính quốc tế và trở thành kinh tế học quốc tế.
Ngành thương mại quốc tế là ngành đào tạo chuyên sâu các kiến thức và kỹ năng về thương mại hàng hóa, kinh tế, dịch vụ để người học có thể trở thành các chuyên gia về kinh tế, xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường,... đạt chuẩn đầu ra và đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Hiện nay, có khá nhiều trường cao đẳng, đại học đào tạo ngành Thương mại quốc tế. Dưới đây là các trường đào tạo ngành học này chất lượng tốt:
● Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (Kinh doanh quốc tế - chuyên ngành Thương mại quốc tế)
● Đại học Kinh tế Quốc dân (Ngành Kinh doanh thương mại - Thương mại quốc tế)
● Đại học Ngoại thương (Ngành Kinh tế - Thương mại quốc tế)
● Đại học Thương mại (Kinh doanh quốc tế - Thương mại quốc tế)
● Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
● Đại học Kinh tế TP.HCM
● Đại học Tôn Đức Thắng
● Đại học Quốc gia Hà Nội
Thương mại quốc tế là ngành học mang tính sáng tạo, năng động cao và nhiều lĩnh vực kiến thức rộng lớn, đòi hỏi người học cần phải trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết để giúp quá trình học tập được hiệu quả.
● Đầu tiên, bạn cần có tinh thần nhiệt huyết trong công việc và đam mê sáng tạo trong mọi hoàn cảnh.
● Có tính cẩn thận, tư duy, lập luận sắc bén và khả năng thuyết trình tự tin.
● Am hiểu và cập nhật thường xuyên các thông tin về lĩnh vực kinh tế, pháp luật thương mại hóa, xuất nhập khẩu hàng hóa...
● Trình độ ngoại ngữ đạt mức khá vì cần phải tiếp xúc nhiều kiến thức chuyên ngành và thuật ngữ kinh tế quốc tế thường xuyên.
● Hình thành ý tưởng, lên kế hoạch xây dựng đội nhóm; có khả năng tự học và tự nghiên cứu cao.
Thường thì các môn học hay những chuyên ngành liên quan đến quốc tế đều thu hút sự quan tâm của phần lớn học sinh và phụ huynh trong giai đoạn lựa chọn trường đại học. Bởi đặc điểm của các ngành học quốc tế là có cơ hội phát triển cao ở nhiều môi trường làm việc sau này, đồng thời mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Và điều này cực kỳ chính xác nếu như bạn đang ấp ủ đam mê theo đuổi kinh doanh hay có đồng nghiệp là người nước ngoài.
Kinh tế không phải chỉ gồm những số liệu khô khan như bạn nghĩ mà cực kỳ linh động và mang đậm tính thời sự. Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, hãy cùng UMT điểm qua một vài chuyên ngành học thú vị thuộc khối ngành Thương mại quốc tế, giúp bạn tìm kiếm việc làm liên quan đến ngành Thương mại quốc tế được hiệu quả hơn.
Trở thành tân sinh viên đại học là ước mơ của nhiều người, trong đó Kinh tế quốc tế hay Kinh tế đối ngoại là “cửa” mà nhiều thí sinh cần phải nỗ lực rất nhiều để đạt được, bởi đây là ngành lấy điểm rất cao. Nếu bước qua được “ải” này, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để tiếp cận với cách thức các nền kinh tế trên thế giới tương tác với nhau, những công cụ hỗ trợ và rào cản trong hoạt động thương mại quốc tế cho đến các vấn đề thời sự như đầu tư quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế hiện nay,... Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho các bạn sinh viên vì cơ hội việc làm rất cao
và khả năng trau dồi ngoại ngữ tại các trường hàng đầu Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, với tấm bằng ngành Kinh tế quốc tế, bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc phù hợp cùng với mức lương hấp dẫn.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế nội địa và quốc tế, Marketing đã trở thành công cụ quan trọng để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu và đưa sản phẩm của mình ra thị trường một cách đồng bộ. Mức độ cạnh tranh cao của nền kinh tế hiện nay đã khiến cho tỷ lệ tuyển dụng nhân lực của ngành Marketing trên những trang web tuyển dụng được tối ưu hóa nhờ các công cụ tìm kiếm chiếm trên 46%.
Trong điều kiện kết hợp với ngoại ngữ tốt, Marketing quốc tế là ngành “hot” đang được nhiều sinh viên lựa chọn ứng tuyển. Trong ngành học này, bạn sẽ được tiếp cận với các thông tin về thị trường quốc tế như châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp nội địa có liên kết hợp tác với nước ngoài hoặc trong các công ty đa quốc gia.
Thị trường kinh tế có quy luật riêng, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ có những cơ chế và chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển thương hiệu cũng như đồng hành cùng với đối tác trong và ngoài nước. Để thực hiện các hợp đồng hay ký kết thỏa thuận một cách thuận lợi thì khả năng tranh biện, đàm phán của các nhà lãnh đạo hay chuyên viên chủ chốt của các doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng.
Trong môn học này, sinh viên sẽ có cơ hội được tiếp cận với các chiến thuật trong kinh doanh, bí quyết để thương thảo và thuyết phục đối tác, nhất là đối tác nước ngoài. Lĩnh vực cũng như phẩm chất này là cực kỳ cần thiết trong mọi doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mới đang cần tìm cơ hội để liên kết hợp tác quốc tế.
Ngoài 3 chuyên ngành chủ chốt trên, nhóm ngành Thương mại quốc tế tại nhiều trường trên cả nước còn đang đào tạo nhiều chuyên ngành khác với độ hấp dẫn cũng không kém, có thể hỗ trợ bạn phát huy tối đa khả năng trong quá trình làm việc trong và ngoài nước, có thể kể đến như: Luật Thương mại quốc tế, Ngôn ngữ thương mại hay Logistics, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Đi cùng sự mở rộng các chuyên ngành và bộ môn học, sự phát triển nhanh chóng của ngành Thương mại quốc tế đang mở ra nhiều cơ hội việc làm lớn và cơ hội thăng tiến nhanh cho sinh viên đam mê kinh doanh.
Thương mại quốc tế là một ngành nghề có tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm cực kỳ rộng mở. Đây là lĩnh vực mà ngày càng có nhiều trường cao đẳng, đại học chú tâm tổ chức đào tạo. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho các công ty có nhu cầu lại luôn nằm trong tình trạng khan hiếm.
Theo con số thống kê mới trên các tờ báo kinh tế, nếu chỉ tính riêng những doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài trong 10 năm trở lại đây, có đến 28 nghìn doanh nghiệp hoạt động trên thị trường kinh tế Việt Nam. Và chắc chắn con số này sẽ không dừng lại ở đây mà tiếp tục tăng cao hơn nữa trong tương lai. Với tiềm năng phát triển to lớn như vậy, Thương mại quốc tế đã lọt top 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất tại Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng, Thương mại quốc tế là một mảnh đất vô cùng màu mỡ để Việt Nam có thể tận dụng nhằm thúc đẩy nền kinh tế, tạo ra thêm nhiều việc làm cho người lao động và những cơ hội không giới hạn cho các bạn trẻ.
Ngành Thương mại quốc tế là ngành đào tạo kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, phương pháp luận, dịch vụ và thương mại hàng hóa… sinh viên có thể áp dụng các kiến thức chuyên sâu về xuất nhập khẩu, pháp luật trong lĩnh vực thương mại quốc tế, nghiệp vụ giao dịch thương mại ở Việt Nam và quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự tin làm một số công việc dưới đây:
● Giảng viên giảng dạy chuyên ngành Thương mại quốc tế tại các trường cao đẳng, đại học.
● Nhân viên làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kế toán, kiểm toán, nhân viên kinh doanh trong các công ty, doanh nghiệp, ngân hàng... hoạch định, triển khai kế hoạch hay thực hiện dự án thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
● Nhân viên tại một số bộ phận như: phát triển thị trường, quản trị chiến lược, chính sách và phát triển kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế.
● Chuyên viên kinh tế tại các tổ chức, cơ quan Nhà nước như: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, các cơ sở địa phương...
● Chuyên gia phân tích kinh tế trong và ngoài nước.
Chắc hẳn những bạn quan tâm đến ngành này đều thắc mắc: “Làm việc trong ngành Thương mại quốc tế lương bao nhiêu, có cao không?”.
Thực tế mức lương của nhân viên làm việc trong ngành Thương mại quốc tế rất phong phú, đa dạng, phụ thuộc vào vị trí làm việc và trách nhiệm trong công việc của người đó. Ngoại ngữ tốt cũng là yếu tố quan trọng góp phần quyết định mức thu nhập của bạn khi chọn công việc này.
Với các vị trí làm việc là nhân viên chưa có hoặc kinh nghiệm làm việc không nhiều thì dao động trong khoảng từ 5 đến 9 triệu đồng/tháng. Khi đã có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, bạn có thể đạt được mức lương từ 12 đến 15 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, nếu đã có kinh nghiệm làm việc dày dặn hoặc làm các vị trí từ quản lý trở lên, mức lương ngành Thương mại quốc tế có thể đạt từ 20 đến 40 triệu đồng/tháng.
Hy vọng qua bài viết này của UMT, bạn đã nắm được các thông tin hữu ích về ngành Thương mại quốc tế.
Link nội dung: https://flowerstore.vn/nganh-thuong-mai-quoc-te-la-gi-a46518.html