What is working holiday visa? 7 điều bạn nên biết về working holiday visa

What is Working Holiday Visa là thông tin bạn nên quan tâm nếu muốn trải nghiệm cuộc sống ở quốc gia khác. Loại thị thực này là là cơ hội để bạn trau dồi kiến thức mới và du lịch. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay đã và đang sử dụng Working Holiday Visa để nuôi dưỡng bản thân. Tuy vậy, để có được khoảng thời gian hoàn hảo ở nước khác, bạn cần biết những điều sau đây.

Working Holiday Visa là gì?

What is Working Holiday Visa hay Working Holiday Visa là gì là một trong những vấn đề người trẻ quan tâm. Loại thị thực này có thể hiểu nôm na là phương tiện để bạn được đến quốc gia khác học tập, làm việc và kết hợp du lịch. Nó không phải là một sản phẩm xuất khẩu lao động hay du học mà chính xác là kỳ nghỉ. Bạn sẽ nhận nhiều điều mới mẻ khi tham gia Working Holiday.

Làm việc kết hợp nghỉ dưỡng với chương trình này là cách để bạn tận hưởng trọn vẹn cuộc sống tại quốc gia nào đó. Nó có thể được xem là một kỳ nghỉ kéo dài và mang đến nhiều thứ hơn cả sức khỏe và trải nghiệm. Bạn sẽ có cơ hội được thử qua nhiều nghề khác nhau ở đất nước nào đó trong vài tháng. Đồng thời, bạn còn hiểu rõ hơn về văn hóa tại đây và có cảm xúc riêng.

Ngoài việc sử dụng Working Holiday Visa để lao động kết hợp du lịch, bạn còn có thể học. Một khóa đào tạo bạn tham gia tại đất nước chấp nhận thị thực này không được dài quá 4 tháng. Hoạt động chính của bạn ở đây vẫn là nuôi sống mình bằng lao động nhưng không quá nặng nhọc. Trong quá trình visa còn hiệu lực, bạn sẽ được phép xuất nhập cảnh nhiều lần giữa hai nước.

New Zealand chính thức tăng 200 suất Working Holiday Visa từ tháng 10/2024

Điểm khác biệt giữa Working Holiday Visa và Work and Holiday Visa

Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa Work and Holiday Visa và Working Holiday Visa. Về bản chất, hai loại visa này không khác nhau, đều hướng đến việc lao động kết hợp nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, khi xét đến các yếu tố phụ thuộc thì sẽ có sự riêng biệt. Điển hình nhất chính là quốc gia chấp nhận một trong hai loại visa này và điều kiện để đến được nơi bạn muốn.

Chẳng hạn, với Working Holiday Visa, bạn sẽ cần phải có giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam mới đủ điều kiện nộp hồ sơ. Bạn cũng phải đáp ứng được yêu cầu về ngôn ngữ với các chứng chỉ được cấp. Bạn cần có được trình độ IELTS 4.5 hoặc TOEFL iBT 32 trở lên. Nếu thi PTE thì số điểm tối thiểu bạn cần có là 30 cho tất cả các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết.

Ngoài ra, yêu cầu về trình độ học vấn của Work and Holiday Visa và Working Holiday Visa cũng khác nhau. Với Working Holiday Visa, bạn phải hoàn thành ít nhất là 2 năm đại học hoặc đã có bằng. Bạn cũng cần chứng minh mình có đủ khả năng để sinh sống 12 tháng tại đây. Các yêu cầu này bao gồm tài chính, công việc, nơi sinh sống, vé di chuyển khi hết hạn visa.

Visa 462 Working Holiday: Những khóa học ngắn hạn cực hữu ích

Những quốc gia chấp nhận working holiday visa?

Hiện nay. Working Holiday Visa vẫn chưa được chấp nhận ở quá nhiều quốc gia. Hơn nữa, số suất cho phép người trẻ được di chuyển đến các nước này cũng rất hạn hẹp. Với Việt Nam, mỗi năm chỉ có khoảng 1500 suất dành cho người có nhu cầu đến các nước khác theo diện này. Và dưới đây là những nước chấp nhận visa làm việc trong kỳ nghỉ của bạn:

Úc

Úc là đất nước được nhiều người chọn đến nhất khi tìm hiểu What is Working Holiday Visa. Bởi quốc gia này có quá nhiều điều để khám phá, về cả văn hóa, lịch sử và con người. Chính phủ Úc cũng khá ưu ái khi dành 1500 suất thị thực trong diện này cho người Việt. Tuy nhiên, vì ai cũng muốn đến đây nên bạn phải đăng ký thật sớm và cố gắng đáp ứng đủ điều kiện để được xem xét.

Canada

Nằm ở khu vực Bắc Mỹ, Canada là đất nước nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch đẹp, khí hậu ôn hòa và con người thân thiện. Vì vậy, không quá khó hiểu khi có nhiều người Việt muốn đến quốc gia này để trải nghiệm. Hiện nay, dân số của Canada cũng đang có dấu hiệu già hóa nên các chính sách mở cửa cũng khá nhiều. Bạn có thể đến đây để vừa lao động kiếm thêm thu nhập, vừa du lịch.

Ireland

Nhắc đến Ireland, người ta sẽ nghĩ ngay đến quốc gia có nền văn hóa cực kỳ lâu đời. Với việc các lâu đài nguy nga trải dài khắp lãnh thổ, Ireland là nguồn cảm hứng của rất nhiều người trẻ, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, số suất Working Holiday Visa của đất nước này dành cho chúng ta khá hạn hẹp. Bạn khó có được nó nếu chậm tay hoặc chỉ thiếu một loại giấy tờ nhỏ trong hồ sơ.

New Zealand

Nhiều người vẫn thường nói rằng, What is Working Holiday Visa là câu hỏi dành cho ai muốn đến New Zealand. Đất nước này nổi tiếng không kém Úc với số người đăng ký ghé thăm hàng năm vô cùng lớn. Thế nhưng, New Zealand chỉ dành khoảng 200 suất Working Holiday Visa cho người trẻ Việt. Bạn cũng phải đổi việc thường xuyên nếu qua đây với thời hạn tối đa 3 tháng 1 lần.

Singapore

Singapore là đất nước gần với Việt Nam nhất, nằm trong khu vực Đông Nam Á nên di chuyển cũng dễ dàng. Nổi tiếng với nền công nghiệp phát triển, cuộc sống văn minh và đặc biệt là 100% người dân nói tiếng Anh, quốc gia này trở thành điểm đến lý tưởng. Nếu đang phân vân không biết nên đăng ký Working Holiday Visa ở đâu thì đây sẽ là gợi ý hay cho bạn.

Hàn Quốc

Xứ sở kim chi với nền công nghiệp phát triển, văn hóa đa dạng là nơi thu hút người Việt. Đến nơi đây, bạn sẽ học hỏi thêm nhiều kiến thức và được trải nghiệm văn hóa thần tượng ưu việt nhất. Vì cũng là nước Á Đông nên lối sống của người dân Hàn Quốc không quá khác biệt nước ta. Bạn sẽ dễ dàng hòa nhập tại đây và có được những trải nghiệm thú vị.

Visa 462 là gì? Giải Đáp Tất Tần Tật Về Visa 462 Úc

Kinh nghiệm cần có trong Working Holiday Visa

Muốn có được kỳ trải nghiệm Working Holiday đúng nghĩa, bạn cần chuẩn bị kỹ càng. Một trong số đó là tìm được nơi mình muốn đặt chân đến trước và xác định sẽ làm gì. Chẳng hạn, khi tới Úc, bạn nên học nghề barista, chef, nurse hoặc bartender. Thành phố bạn chọn nên là Sydney hoặc Melbourne với nhu cầu cần người lao động cao, phát triển và có nhiều nơi để du lịch.

Tiếp theo, bạn cũng cần cố gắng trau dồi khả năng ngôn ngữ của mình để hòa nhập. Việc sinh sống và du lịch, lao động tại một quốc gia khác có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Ngay cả khi đã xin Working Holiday Visa thành công và đặt chân đến các nước đó, bạn cũng vẫn cần học thêm. Chỉ giao tiếp lưu loát mới giúp bạn tránh gặp rắc rối tại nơi mình sống.

Một kinh nghiệm cần có khác trong chuỗi đáp án What is Working Holiday Visa chính là tìm nơi gửi tiền. Sẽ có lúc nào đó, bạn muốn gửi tiền về Việt Nam nhưng sử dụng dịch vụ ngân hàng lại quá phức tạp. Bạn hãy hỏi thăm người từng tham gia Working Holiday ở đây trước để học hỏi. Có một số công ty cung cấp dịch vụ gửi tiền nhanh với phí thấp khá chất lượng tại Úc.

Độ tuổi giới hạn với Working Holiday Visa

Hiện nay, Working Holiday Visa chỉ được cấp cho người trong độ tuổi lao động trẻ. Bạn phải nằm trong khoảng từ đủ 18 đến 30 tuổi nếu muốn xin được thị thực. Thời gian này được tính cụ thể là: bước qua ngày đầu tiên của tuổi 18 và chưa qua ngày đầu tiên của tuổi 31.

Giới hạn độ tuổi này không chỉ áp dụng cho lần xin Working Holiday Visa đầu mà còn các lần sau. Chẳng hạn, năm nay bạn 18 tuổi, bạn có thể xin gia hạn thêm 2 năm theo quy định. Nếu năm nay bạn vừa tròn 29 tuổi và đã hết hạn lần 1, bạn được gia hạn thêm 1 năm. Nếu bạn đã đủ 30 tuổi ngay khi hết visa lần đầu hoặc gần hết thì bạn cũng không được gia hạn.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Visa 462 Úc Nhất Định Phải Biết!

Thời gian cho Working Holiday Visa

Working Holiday Visa được cấp lần đầu cho phép bạn được ở lại quốc gia chấp nhận nó 12 tháng. Trong 12 tháng này, bạn phải làm tối thiểu 2 - 4 đơn vị thuê người lao động. Thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên bạn nhập cảnh đến quốc gia đó. Trong quá trình làm việc kết hợp nghỉ ngơi ở đây, bạn được phép về Việt Nam. Thời gian bạn ở Việt Nam vẫn tính vào hạn visa đã cấp ban đầu.

Nếu đã hết hạn visa lần 1 và bạn có nhu cầu trải nghiệm thêm, hãy nộp đơn yêu cầu. Có tối đa 2 lần chấp thuận nữa với thời gian ở mỗi lần là 3 hoặc 12 tháng. Các quy định ở New Zealand sẽ có phần khắt khe và giới hạn hơn những quốc gia khác. Và điều kiện để xin gia hạn thêm cho những lần sau cũng không dễ, đòi hỏi ở công việc bạn đang làm và khả năng tài chính.

Việc xin gia hạn thêm visa phải đáp ứng được yêu cầu về ngành nghề được quy định. Thời gian bạn làm việc ở mỗi nơi cũng không quá 6 tháng, tương tự lần đầu. Khi đã hết số lượt gia hạn và thời gian ở đây để làm việc trong kỳ nghỉ, bạn sẽ phải tạm biệt đất nước đang ở để về Việt Nam. Nếu quá yêu mến quốc gia này, bạn có thể làm hồ sơ định cư theo diện lao động hoặc du học.

Định cư Úc với Visa 462 (Lao Động Kỳ Nghỉ) có khả thi không?

Chi phí cần chuẩn bị cho Working Holiday Visa

Đây là một trong những vấn đề bạn không được bỏ qua khi tìm hiểu What is Working Holiday Visa. Bạn phải có đủ chi phí để có thể sống tại một đất nước khác, giúp tìm việc làm và du lịch. Ngay trong quá trình nộp hồ sơ xin visa, Chính phủ cũng đã yêu cầu bạn chứng minh điều này. Theo tính toán, bạn cần có ít nhất khoảng 5000 AUD nếu đến Úc sinh sống 1 năm.

Phí nộp hồ sơ để xin Working Holiday Visa hiện nay khoảng hơn 200 USD, tương đương với 4.8 triệu đồng. Bạn cũng cần có thêm khoảng 100 USD để kiểm tra sức khỏe, đáp ứng điều kiện. Về ngôn ngữ, bạn phải nộp kèm theo chứng chỉ đã thi, chẳng hạn như IELTS, PTE, chi phí cho việc thi và lấy bằng dao động từ 2 - 5 triệu đồng.

Các loại giấy tờ bạn cung cấp kèm hồ sơ đều phải dịch sang tiếng Anh trước khi nộp. Tiền phí dịch thuật không quá cao, dao động trong khoảng 300 ngàn đồng. Ngoài ra, bạn cũng cần có vé hoặc chứng minh mình có đủ tiền mua vé máy bay để rời khỏi quốc gia này khi visa hết hạn.

What is Working Holiday Visa đã được giải đáp chi tiết thông qua những chia sẻ phía trên. Hy vọng với thông tin có được, bạn sẽ có đủ kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để sinh sống, làm việc và du lịch tại quốc gia nào đó. Chúc bạn có được trải nghiệm thú vị, hài lòng nhất với Working Holiday của mình trong tương lai.

Link nội dung: https://flowerstore.vn/visa-working-holiday-uc-a46561.html