Mỗi khối thi đại học sẽ bao gồm nhiều tổ hợp xét tuyển khác nhau, dựa trên các môn thi trong khối. Thí sinh đang chuẩn bị vào đại học cần tham khảo kỹ hồ sơ tuyển sinh của từng trường để biết chính xác các tổ hợp môn được xét tuyển vào từng ngành/chuyên ngành.
Khối thi đại học là nhóm các môn thi được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, phục vụ cho mục đích tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng. Mỗi thí sinh sẽ lựa chọn một khối thi phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân để dự thi vào các ngành nghề mong muốn.
Các trường đại học sẽ xét tuyển dựa trên tổ hợp có 3 môn thi được chọn từ các môn thi trong Kỳ thi THPT Quốc gia, đó là các khối thi truyền thống với các nhóm nhôm như Toán - Lý - Hóa, Toán - Lý - Anh, Toán - Sinh - Hóa,... Ngoài ra, một số trường đặc thù như nghệ thuật, giáo dục mầm non, giáo dục đặc biệt,... có thể tổ chức thi thêm các môn năng khiếu hoặc tổ chức xét tuyển riêng. Do đó, có rất nhiều tổ hợp môn xét tuyển khác nhau tùy vào yêu cầu đầu vào của từng trường đại học.
Khối thi đại học là tổ hợp các môn thi được quy định dùng để xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng
Hiện nay có 04 khối thi xét tuyển đại học chính là A, B, C, D. Cùng với sự phát triển của các ngành học và nhóm ngành mới, các khối này phát triển ra nhiều tổ hợp khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu và sở thích cá nhân nhiều người.
Khối A hay khối tự nhiên, được phát triển với 18 tổ hợp và Toán là một trong 3 môn thi chủ đạo, phù hợp với ai yêu thích những con số và tư duy sáng tạo. Đây được xem là khối thi có nhiều học sinh lựa chọn hằng năm và mang đến những cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong tương lai.
Theo đó, người học có thể nộp đơn đăng ký nguyện vọng xét tuyển điểm thi khối A cho các trường Đại học, Cao đẳng với các chuyên ngành như: Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh tế, Kế toán, Luật, Công nghệ thông tin, Logistics, An ninh quốc phòng,...
Dưới đây là danh sách các tổ hợp môn thi thuộc khối A:
Đây cũng là một khối ngành tự nhiên, chủ yếu tập trung vào các ngành sức khỏe với 02 môn xét tuyển bắt buộc là Toán và Sinh học. Ngoài ra, các tổ hợp đa dạng của khối B cũng giúp người học có cơ hội theo đuổi các ngành nghề khác như nông nghiệp, công nghệ sinh học và khoa học tự nhiên nói chung, hay thậm chí là các ngành kinh tế.
Một số ngành nghề phổ biến và tiềm năng cho các sinh viên khối B như: Bác sĩ, nha sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ sư kỹ thuật, quản trị kinh doanh, thương mại điện tử, tài chính - ngân hàng, Digital Marketing, giảng viên Đại học/Cao đẳng,...
Khối B hiện được phát triển với 7 tổ hợp khác nhau là:
Khối C hay khối xã hội là khối thiên về văn hóa và xã hội, yêu cầu người học có kỹ năng văn chương và sử dụng ngôn ngữ. Từ năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở rộng và phát triển khối này thành 20 tổ hợp với Ngữ Văn là môn bắt buộc.
Hiện các trường Đại học và Cao đẳng đang chiêu sinh và đào tạo rất nhiều ngành nghề dành cho khối C như: Luật, Báo chí và truyền thông, Marketing, Sư phạm, Quản trị học, Tâm lý học, Văn hóa và du lịch,...
Dưới đây là bảng tổ hợp các môn học xét tuyển khối C:
Nổi bật với số lượng tổ hợp lớn hơn so với các khối còn lại, khối D được xem là tổng hợp của các chuyên ngành và mang đến nhiều cơ hội học tập cũng như phát triển cho sinh viên. Bên cạnh 02 môn thi chính là Văn, Toán và Ngoại Ngữ, khối D còn có các môn tự chọn khác cho như Giáo dục công dân, Địa Lí, Lịch Sử,...
Theo đó, các thí sinh có thể lựa chọn xét tuyển khối D tại các trường Đại học với những ngành như Sư phạm, Khoa học tự nhiên, Luật, Báo chí - truyền thông - Marketing, du lịch, khoa học nhân văn,...
Dưới đây là các mã tổ hợp môn thi khối D:
Bên cạnh các khối thi đại học truyền thống, những trường năng khiếu cũng mang đến những cơ hội rộng mở dành cho những ai có tài hoa về nghệ thuật với các khối ngành H, V, R, M, N, T.
Với các tổ hợp thi nghiêng về năng khiếu, khối H sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những bạn trẻ đang theo đuổi các ngành liên quan đến mỹ thuật và hội họa. Sau khi ra trường, các cử nhân khối H có thể đảm nhận các công việc như thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, thiết kế công nghiệp,...
Các tổ hợp môn xét tuyển của khối H gồm:
Tương tự như khối H, đây cũng là điểm đến lý tưởng cho những bạn trẻ có khiếu thẩm mỹ về kiến trúc và mong muốn phát triển trong tương lai với niềm đam mê của mình. Các trường chuyên ngành hàng đầu tại Việt Nam chuyên đào tạo về lĩnh vực ngành nghề thuộc khối V như Đại học Kiến Trúc TPHCM, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Bách Khoa TP.HCM, Đại học Công nghệ TPHCM,...
Sau khi ra trường, người học có thể làm các công việc như: Thiết kế đồ họa, sư phạm kỹ thuật, công nghệ kiến trúc, thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang,... Ngoài ra, với năng lực và kinh nghiệm xuất sắc thì có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn như Giám đốc sáng tạo, Giám đốc nghệ thuật,...
Các tổ hợp khối V hiện đang được các trường lựa chọn để chiêu sinh gồm:
Tương tự như các khối ngành năng khiếu khác, khối R cũng gồm 03 môn. Trong đó có 02 môn văn hóa và 01 môn năng khiếu bắt buộc. Đây là khối ngành được nhiều trường lựa chọn để làm phương thức tuyển sinh cho các ngành chính như quản lý văn hóa, báo chí, quay phim truyền hình, ảnh báo chí, tổ chức và dàn dựng chương trình văn hóa nghệ thuật,...
Do có nhiều môn năng khiếu nên trong khối R được phát triển thành nhiều tổ hợp nhỏ khác nhau gồm:
M là khối thi năng khiếu với nhiều tổ hợp môn thi mới lạ nhưng mang lại cơ hội nghề nghiệp cao với đa dạng vị trí làm việc trong tương lai. Theo đó, bạn sẽ được nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu các lĩnh vực về sư phạm và giáo dục.
Khối M hiện được phát triển thành 25 tổ hợp khác nhau gồm:
Khối N là khối thi tập trung vào năng khiếu âm nhạc, diễn xuất. Các ngành xét tuyển khối N bao gồm thanh nhạc, sư phạm âm nhạc, Piano, biểu diễn nhạc cụ phương tây, nhiếp ảnh, diễn viên,... Ngoài môn Văn được quy đổi từ kỳ thi Trung học phổ thông Quốc Gia thì các trường sẽ tổ chức thêm các môn thi năng khiếu.
Với các môn thi khối N, các học sinh có thể xét tuyển vào các trường như Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Đại học Sân khấu Điện ảnh, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương.
Đây là khối thi năng khiếu về thể dục thể thao dành cho thí sinh có đam mê và năng khiếu trong lĩnh vực này. Khối gồm 2 môn thi văn hóa và 1 môn thi năng khiếu thể dục thể thao. Môn thi văn hóa tùy thuộc vào tổ hợp mà thí sinh lựa chọn và thường bao gồm Toán, Ngữ văn, Sinh học, Địa lí, Lý, Giáo dục công dân..
Còn với môn thi năng khiếu thể dục thể thao sẽ được thi theo hình thức thực hành tùy theo yêu cầu của từng trường Đại học, để qua đó đánh giá chính xác kỹ năng và tố chất của thí sinh.
Lựa chọn khối thi Đại học là một quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của mỗi học sinh. Để có được lựa chọn phù hợp, bạn cần lưu ý một số yếu tố:
Đây là bước khá khó khăn với những bạn chưa có nhiều trải nghiệm và xác định được thế mạnh của bản thân. Nhiều người thường có xu hướng chọn bừa hoặc nghe theo sự sắp đặt của người thân. Để lựa chọn ngành phù hợp, học sinh có thể tham khảo ý kiến của những người làm trong lĩnh vực đó hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn để rõ hơn về ngành nghề mà mình theo đuổi.
Với sự đa dạng của các khối thi, người học có thể dễ dàng lựa chọn dựa trên khả năng của bản thân. Nếu bạn có tư duy logic và yêu thích những con số thì có thể chọn khối A. Hay bạn có năng khiếu âm nhạc và muốn trở thành ca sĩ nổi tiếng trong tương lai thì khối N sẽ là lựa chọn phù hợp.
Việc xem xét và tìm hiểu những triển vọng phát triển của ngành trong tương lai cũng như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ giúp người học chọn được ngành học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình.
Học sinh có thể hiểu thêm về ngành mình yêu thích thông qua các buổi hướng nghiệp tại trường
Căn cứ theo Điều 15 của Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học Quốc gia và cơ sở giáo dục đại học thành viên ban hành kèm theo Quyết định 26/2014/QĐ- TTG, các trường Đại học sẽ tự quyết định về phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.
Hiện tại, việc thi đại học được thực hiện theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Có thể nói, kỳ thi đánh giá năng lực là một phương thức tuyển sinh của các trường Đại học Quốc Gia. Thí sinh tham dự kỳ thi có thể dùng kết quả này để xét tuyển vào các trường đại học.
Ngoài ra, một số trường còn xét tuyển sinh viên dựa theo hình thức xét tuyển học bạ các môn trong năm học lớp 11, 12.
Điểm sàn là ngưỡng tối thiểu mà thí sinh cần đạt được để có cơ hội xét tuyển vào một trường Đại học hoặc một ngành học cụ thể. Mỗi năm, các trường đại học thường công bố điểm sàn trong khoảng từ 15 đến 25 điểm cho ba môn thi trong tổ hợp. Đối với một số ngành nghề đặc biệt, điểm sàn thường được yêu cầu cao hơn, lên đến 29 điểm. Các điểm này sẽ được công bố sau khi kỳ thi THPT Quốc gia kết thúc.
Câu trả lời là hoàn toàn CÓ thể! Theo Thư viện pháp luật, thí sinh không bị giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký khi tham gia kỳ thi Đại học. Tuy nhiên, để khai thác tối đa lợi thế này, các học sinh cần có chiến lược đăng ký thông minh và sắp xếp thứ tự nguyện vọng hợp lý.
Điểm sàn tại các trường Đại học thường được công bố sau khi thi Trung học Phổ thông Quốc Gia
Với sự đa dạng của các khối thi, thí sinh không còn phải đặt nặng vào việc "chạy theo" những khối thi truyền thống mà có thể lựa chọn theo sở trường và năng lực của bản thân. Điều này giúp giảm bớt áp lực cho các bạn trong quá trình ôn tập và thi cử, đồng thời tạo điều kiện để phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Link nội dung: https://flowerstore.vn/ma-to-hop-a47266.html