Trường Đại học Bách Khoa ĐHQG-HCM | Kỹ thuật điện tử - Truyền thông

Ngành kỹ thuật điện tử-viễn thông dành cho sinh viên có sở thích và đam mê làm việc trong lĩnh vực công nghệ viễn thông và thông tin, vi mạch, bán dẫn, hệ thống nhúng và hệ thống điện tử ứng dụng, xử lý tín hiệu âm thanh, hình ảnh và đa phương tiện. Chương trình bao gồm các môn học liên quan đến các công nghệ tiêu biểu như thông tin di động và không dây, các hệ thống kết nối Internet IoT, siêu cao tần và an-ten, mạng viễn thông và mạng máy tính, phát thanh truyền hình, xử lý số tín hiệu, vi mạch số, vi mạch tín hiệu tương tự và hỗn hợp, MEMS, thiết kế hệ thống nhúng sử dụng vi điều khiển, FPGA, DSP và SoC.

Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có kiến thức chuyên môn và tay nghề cao, có thể hiểu rõ các nguyên lý hoạt động của các mạng viễn thông, hệ thống thông tin, IoT, có khả năng khai thác vận hành, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử-viễn thông, có thể nghiên cứu, thiết kế và phát triển hệ thống điện tử ứng dụng công nghệ viễn thông, công nghệ vi mạch, bán dẫn, xử lý tín hiệu và thông tin trong công nghiệp và dân dụng.

- Triển vọng nghề nghiệp

Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc vận hành, quản lý, khai thác và thiết kế các mạng điện thoại cố định và di động, mạng truyền dẫn quang, viba, thông tin vệ tinh, phát thanh truyền hình, mạng thông tin dữ liệu, phân tích và thiết kế các thiết bị thu phát cao tần, các vi mạch số và vi mạch tương tự, vận hành máy móc trong nhà máy chế tạo linh kiện bán dẫn, nhà máy sản xuất thiết bị điện tử; lập trình và thiết kế phần cứng xử lý tín hiệu âm thanh, hình ảnh và tín hiệu đa phương tiện.

Sinh viên sau tốt nghiệp có thể làm việc tại các tập đoàn, tổng công ty, các phòng kỹ thuật, các viện nghiên cứu và các trường đại học về lĩnh vực điện tử viễn thông. Các tập đoàn và công ty thường tuyển dụng các kỹ sư điện tử-viễn thông tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa:

- Các điểm đặc biệt

Chương trình đào tạo Điện tử-Viễn thông tại Khoa Điện-Điện tử của trường Bách Khoa đã được các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đánh giá cao và đạt được chuẩn quốc tế. Chương trình đào tạo chính quy ngành Điện Tử - Viễn Thông đã được kiểm định thành công theo chuẩn các trường đại học trong khối Đông Nam Á (ASEAN University Network - AUN) năm 2009.

- Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

Tên đề tài: Thiết kế và chế tạo hệ thống radar phân giải cao xác định vị trí và tốc độ vật thể di động ứng dụng trong kiểm soát giao thông và đo lường. Chủ nhiệm TS. Huỳnh Phú Minh Cường, Cấp trường, năm 2013-2015.

Tên đề tài: Nghiên Cứu, Thiết Kế và Chế Tạo Chip Cao Tần Thu Tín Hiệu Truyền Hình Số Mặt Đất. Chủ nhiệm TS. Huỳnh Phú Minh Cường. Cấp thành phố, năm 2014-2017

Tên đề tài: Nâng cao tốc độ dữ liệu sử dụng xử lý toàn quang và điều chế đa mức cho mạng quang thụ động. Chủ nhiệm TS. Phạm Quang Thái. Đề tài loại C ĐHQG, 2014.

Tên đề tài: Thiết kế, chế tạo chip nhận dạng tiếng nói tiếng Việt, chế tạo thiết bị phục vụ người khuyết tật bằng giọng nói. Chủ nhiệm: PGS.TS. Hoàng Trang, KC.01.23/11-15. Cấp Nhà Nước. Thời gian thực hiện 01/2014-12/2015.

Tên đề tài: Thiết kế hệ thống nhúng phát hiện và nhận dạngbiển báo giao thông. Chủ nhiệm: TS. Trương Quang Vinh, đề tài cấp Sở. Thời gian thực hiện: 12/2014 - 6/2016.

Tên đề tài: Thiết kế và chế tạo thử nghiệm hệ thống chắn tàu tự động. Chủ nhiệm: Bùi Quốc Bảo,đề tài cấp trường đặt hàng. Thời gian thực hiện 2013-2015.

- Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện

- Các cựu sinh viên tiêu biểu

Nguyễn Dương Tuấn, Khóa K94, tổng giám đốc công ty SolarBK, https://solarbk.vn, cung cấp giải pháp toàn diện về máy nước nóng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, pin mặt trời phát điện, năng lượng tái tạo.

· Trương Thanh Ninh, Khóa K94, giám đốc công ty TNHH Siêu Nhật Thanh, http://www.snt.vn, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và các giải pháp về công nghệ thông tin, viễn thông, truyền hình.

- Các link đến các video giới thiệu

https://youtu.be/BbliylXPx_E (VTV quay và đã phát sóng trên truyền hình)

https://youtu.be/O4SV8r1HdP4 (báo Dân Trí quay)

https://youtu.be/HM3sY7b7LUA (báo Dân Trí quay)

https://youtu.be/BPyNMZgIbwQ (báo Dân Trí quay)

https://www.youtube.com/watch?v=KkXGSmqUL5o

https://www.youtube.com/watch?v=BufehWZdAoY

https://drive.google.com/file/d/0B-gKVq5mmtxTYzB4eElrRFhOazQ/view

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Từ khóa 2014, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI - ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.

Link nội dung: https://flowerstore.vn/ky-thuat-dien-tu-truyen-thong-a47311.html