PHẦN I : MỸ THUẬT LÀ GÌ ? NGÔN NGỮ RIÊNG CỦA HỘI HỌA MỸ THUẬT - Trung tâm dạy vẽ TP HCM
I/ MỸ THUẬT LÀ GÌ ?
Mỹ thuật được hiểu là “ Nghệ thuật của cái đẹp ”.Hiểu một cách đơn giản hơn, mỹ thuật là những cái đẹp từ nghệ thuật, có thể là do con người hoặc từ tự nhiên tạo nên và có thể nhìn thấy được. Vì thế mà người ta còn gọi môn này là “ nghệ thuật thị giác ” - hay còn gọi là “ visual art ”.
Đây là từ để chỉ các nghệ thuật tạo hình chủ yếu là :
- Hội họa
- Điêu khắc
- Đồ họa
- Kiến trúc
Mỹ thuật là những đường nét được con người tự quy ước với nhau.
II/ NGÔN NGỮ CỦA HỘI HỌA MỸ THUẬT : HÌNH HỌA.
Nếu như ta đã hiểu về mỹ thuật là gì thì chúng ta hãy tìm hiểu về ngôn ngữ riêng của chính nó. Như đã nói trên mỹ thuật có các nghệ thuật tạo hình cơ bản chủ yếu : hội họa, kiến trúc, đồ họa, điêu khắc, và ngôn ngữ có thể nói chung 4 yếu tố ấy chính là ngôn ngữ của hội họa mỹ thuật.
Ngôn ngữ hội họa mỹ thuật : Hình họa. Trong hình họa được chia làm 2 dạng : cơ sở yếu tố mỹ thuật và các luật cơ bản trong mỹ thuật. Vậy bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu chúng nhé!
1/ CƠ SỞ YẾU TỐ MỸ THUẬT.
Có 4 yếu tố : Hình khối, đường nét, màu sắc, đậm nhạt.
A/ HÌNH KHỐI
Hình là gì ?
Là các nhà nghệ sĩ diễn lại hình ảnh sự vật, sự việc trên mặt giấy theo một mức độ từ cơ bản đến chi tiết, và để vẽ đến mức 3D trên 2D thì người họa sĩ sử dụng tả khối
Khối là gì ?
Là hình ảnh nổi 3 chiều của một vật thể không gian: Hình hộp, khối tròn,… trong thực tế ta có thể thấy và sờ chúng như : hộp phấn, bình nước,… và khi nhìn chúng thì ta có thể thấy được ranh giới sáng tối, phân sắc độ đậm nhạt, các nhà họa sĩ lợi dụng điều này để tả chúng trên tác phẩm của mình.
B/ MÀU SẮC
Màu là gì ?
Trong môn vật lý chúng ta dùng thị giác để nhìn các loại màu sắc, trong môn hóa học, chúng ta chế tạo ra chúng, thì, trong mỹ thuật, sử dụng cả hai môn để vận dụng chúng trên bức tranh.
Màu có hai hệ : nóng và lạnh. Các nhà họa sĩ vận dụng 2 hệ và kết hợp với 3 yếu tố còn lại để tạo nên bức tranh hoàn chỉnh.
Sắc là gì ?
Độ đậm nhạt của màu khi pha chúng với màu trắng hoặc đen.
Màu sắc trong hội họa.
Màu gốc, màu bổ túc, màu nhị hợp.
Màu tương phản, màu, nóng, màu lạnh.
Độ đậm nhạt của màu sắc.
C/ ĐƯỜNG NÉT
Nói nôm na dễ hiểu là, trong môn hình học thì được tạo bởi các điểm nối liên tiếp là các chấm. Trong môn mỹ thuật thỉ được tạo ra từ các giới hạn các hình, các mảng, hoa văn,… bởi các nhà nghệ sĩ.Và trong thực tế, nó không phải là nét, mà là mảng hay khối.
Có giá trị biểu cảm, nó như một phần quan trọng trong hầu hết các tác phẩm mỹ thuật trừ những một số tranh có những mảng màu mơ hồ, không rõ.
Đường nét như những nốt nhạc, họa sĩ như người soạn nhạc, bức tranh như một bản nhạc, tùy theo người họa sĩ muốn biến tấu một “ bản nhạc ” của mình như thế nào mà sử dụng những đường nét dài, ngắn, thẳng, cong, đậm, nhạt, rộng, hẹp,… để tạo ra những sự phong phú vi diệu cho tác phẩm của mình.
“ Nhớ rằng, các “ nốt nhạc ” đơn giản cũng có thể tạo nên sự phong phú tuyệt đẹp cho một “ bản nhạc ”, và điều quyết định “ bản nhạc ” ấy có thể nên tuyệt đẹp hay không đều phụ thuộc vào người sáng tác ! ”
D/ ĐẬM NHẠT
Đậm, nhạt là mức độ đen, trắng.
Sắc độ là mức độ sáng, tối.
2/ CÁC LUẬT CƠ BẢN TRONG MỸ THUẬT.
Có 4 luật cơ bản trong mỹ thuật : cấu trúc, bố cục, xa gần, giải phẫu.
( Đây chỉ là khái niệm cơ bản, muốn hiểu rõ hơn, sau khi đọc xong bài, bạn hãy truy cập vào link cuối bài <3)
A/ CẤU TRÚC
Là cơ sở cấu tạo, tổ chức, sắp xếp trong mỗi vật thể, cơ thể hay hệ thống nào đó.
Các loại cấu trúc đặc trưng : địa hình, thực vật, động vật, kiến trúc.
B/ BỐ CỤC
Là sự sắp xếp, phân bố, tổ chức các bộ phận, chi tiết trong một tổng thể hay hệ thống , nhằm mục đích ổn định, cân đối toàn cục đồng thời làm nổi bật yếu tố chính hay ý tưởng cơ bản.
C/ XA GẦN
Là luật thấu thị hay luật phối cảnh, là tập hợp các phương pháp biểu biện không gian lên mặt phẳng với các yếu tố tạo hình như đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc,… nhằm giải thích, trình bày diễn biến của sự vật, hình thể đang tồn tại trong không gian từ gần đến xa theo quy luật thị giác.
D/ GIẢI PHẪU ( Dùng cho hình họa người )
Là hiểu rõ cấu trúc sự vật, hình thể sẽ giúp họa sĩ dựng được một bài hình họa đúng về tỉ lệ cũng như lột tả được chi tiết khối và diện của nó.
III/ VẬY NGƯỜI HỌA SĨ ĐÃ VẬN DỤNG NHỮNG GÌ CHO TÁC PHẨM CỦA MÌNH ?
Trong hội họa, thì các họa sĩ vận dụng toàn bộ 8 yếu tố ( đã đề cập trên phần II ) để diễn tả các sự vật, hình thể thành không gian giả tưởng 3D trên bề mặt 2D làm bức tranh trở nên ổn định, sinh động, tả thực và phong phú.
Nhờ sự khéo léo, tinh tế của các họa sĩ kết hợp các yếu tố trên mà đã xuất hiện những trường phái, phong cách nghệ thuật khác nhau tượng trưng cho những cá thể nghệ sĩ khác nhau. Con người đã làm cho nền hội họa mỹ thuật thế giới trở nên phong phú, vi diệu.
“ Các yếu tố được họa sĩ sử dụng như một kĩ thuật biểu diễn trên tác phẩm của mình. ”