Cách vệ sinh mũ bảo hiểm đúng chuẩn nhất cho từng loại mũ

Mũ bảo hiểm là vật dụng quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho người dùng khi tham gia giao thông. Việc vệ sinh và bảo quản mũ bảo hiểm đúng cách không chỉ giữ cho mũ luôn sạch sẽ mà còn đảm bảo tính an toàn và tuổi thọ của sản phẩm. Dưới đây là hướng dẫn vệ sinh mũ bảo hiểm đúng chuẩn cho từng loại mũ, cũng như cách giặt và phơi mũ bảo hiểm đúng cách để mũ được bền đẹp lâu dài.

1. Cách vệ sinh mũ bảo hiểm

Việc sử dụng mũ bảo hiểm trong thời gian dài mà không vệ sinh đúng cách có thể gây ra những vấn đề liên quan đến sức khỏe của da đầu. Điển hình là tình trạng đổ mồ hôi, tăng tiết bã nhờn tạo điều kiện cho sự phát triển của gàu và nấm, từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây ngứa da đầu thường xuyên.

Do đó, để ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến da đầu, bạn đừng quên “bỏ túi” ngay 2 cách vệ sinh nón bảo hiểm phổ biến sau đây.

1.1 Vệ sinh mũ bảo hiểm 3/4

Mũ bảo hiểm 3/4 thường có cấu trúc gồm vỏ mũ, mút xốp giảm chấn, lớp lót, dây mũ và khóa an toàn. Để vệ sinh loại mũ này, bạn cần chuẩn bị vòi xịt nước, xà bông gội đầu, bàn chải đánh răng loại mềm và làm theo các bước sau:

- Bước 1: Bạn cần tháo các phụ kiện trên nón như kính, pass camera hành trình,… trước khi bắt đầu quy trình vệ sinh.

- Bước 2: Sau đó, hòa tan xà bông vào nước và dùng vòi nước xịt trực tiếp vào bề mặt ngoài và trong của nón để làm sạch các bụi bẩn.

- Bước 3: Nhúng đều nón bảo hiểm xuống nước xà bông hòa tan và sử dụng bàn chải mềm đánh nhẹ để làm sạch triệt để.

- Bước 4: Tiếp theo, sử dụng vòi nước xịt rửa nón và phơi nón dưới ánh nắng mặt trời để khô hoàn toàn.

Vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên để mũ luôn sạch đẹp và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại Vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên để mũ luôn sạch đẹp và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại

1.2 Vệ sinh mũ bảo hiểm Fullface

Mũ bảo hiểm Fullface có thiết kế che kín toàn bộ khuôn mặt và đầu với 2 loại phổ biến là loại có thể tháo lớp lót và không thể thao lớp lót, do đó việc vệ sinh mũ này cần sự cẩn trọng và tỉ mỉ hơn.

1.2.1 Với loại mũ không tháo được lớp lót

- Bước 1: Dùng dầu gội đầu pha với nước sạch để tạo bọt giúp làm sạch mũ bảo hiểm hiệu quả hơn.

- Bước 2: Xịt nước vào mũ bảo hiểm để giảm bớt bụi bẩn và giúp dung dịch dầu gội dễ thấm vào mũ.

- Bước 3: Ngâm cả mũ vào trong chậu nước đã pha khoảng 10 - 15 phút, sau đó dùng miếng xốp mềm nhẹ nhàng chà mũ bảo hiểm để làm sạch.

- Bước 4: Trong thời gian ngâm mũ, giặt miếng vải mút lót trong nón và bóp nhẹ phần bên trong mũ để loại bỏ bụi, vết bẩn.

- Bước 5: Xả nước lên mũ bảo hiểm cho tới khi mũ sạch.

- Bước 6: Phơi mũ ở nơi khô ráo dưới ánh nắng nhẹ và lộn ngược nón lên để bên trong nón khô nhanh hơn.

Khi lau kính mũ bảo hiểm nên lau theo hình tròn để tránh xước Khi lau kính mũ bảo hiểm nên lau theo hình tròn để tránh xước

1.2.2 Với loại mũ tháo được lớp lót

Bạn có thể áp dụng các bước vệ sinh tương tự với loại mũ không tháo được lớp lót, tuy nhiên đừng quên một số lưu ý nhỏ dưới đây:

- Cần phải tháo các chi tiết đi kèm với mũ bảo hiểm ra trước khi vệ sinh.

- Phần tấm lót cần được phơi dưới ánh nắng mặt trời đến khi khô hoàn toàn.

- Khi phơi khô, các bộ phận tách rời như nắp mũ, lớp lót nên được phơi riêng để đảm bảo sự sạch sẽ và khô ráo.

- Riêng đối với kính chống nắng và gió, bạn chỉ cần lau sạch và để nơi khô ráo.

2. Hướng dẫn giặt mũ bảo hiểm đúng cách

Việc giặt mũ bảo hiểm cũng rất quan trọng để loại bỏ mồ hôi và vi khuẩn sau mỗi lần sử dụng. Dưới đây là cách giặt mũ bảo hiểm đúng cách:

- Bước 1: Tách phần lót nếu có thể và giặt riêng với nước lạnh pha chút xà phòng nhẹ.

- Bước 2: Sử dụng khăn mềm hoặc bàn chải mềm để lau sạch phần vỏ ngoài của mũ.

- Bước 3: Sau khi lau sạch, để mũ bảo hiểm khô tự nhiên ở nơi thoáng đãng, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao. Phần lót mũ có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời nhẹ giúp khô nhanh hơn.

Làm sạch tấm kính chắn giúp đảm bảo tầm nhìn khi lái xe Làm sạch tấm kính chắn giúp đảm bảo tầm nhìn khi lái xe

Lưu ý: Bạn nên tránh sử dụng hóa chất mạnh, chất tẩy rửa hoặc chất tẩy trắng khi giặt mũ bảo hiểm bởi chúng có thể làm hỏng vật liệu và giảm độ bền của mũ.

3. Cách phơi nón bảo hiểm

Sau khi vệ sinh và giặt, việc phơi nón bảo hiểm cũng rất quan trọng để đảm bảo các bộ phận của mũ được khô ráo và sạch sẽ. Bạn có thể phơi nón bảo hiểm theo các cách sau:

- Cách 1: Để nón ở nơi thoáng khí, tránh ánh nắng trực tiếp.

- Cách 2: Sử dụng móc treo nón để giữ cho nón được phơi đều và không bị biến dạng.

- Cách 3: Tránh sử dụng máy sấy nhiệt độ cao để tránh làm hỏng các thành phần nhựa trong mũ.

Tùy vào từng bộ phận của mũ có thể lựa chọn cách phơi khác nhau Tùy vào từng bộ phận của mũ có thể lựa chọn cách phơi khác nhau

Việc vệ sinh mũ bảo hiểm hay giặt và phơi nón bảo hiểm đúng cách không chỉ giúp cho mũ luôn sạch sẽ và an toàn mà còn tăng tuổi thọ của sản phẩm. Chính vì vậy, bạn hãy áp dụng các hướng dẫn trên để đảm bảo an toàn khi sử dụng mũ bảo hiểm trong thời gian dài nhé!

Link nội dung: https://flowerstore.vn/giat-non-bao-hiem-a49212.html