Tuần nào có thể siêu âm tim thai?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Theo thống kê mỗi năm có gần 10000 trẻ em sinh ra mắc tim bẩm sinh, trong đó có tới một nửa là tim bẩm sinh nặng và có thể tử vong bất cứ lúc nào. Đây là một thực trạng đáng báo động, nhưng có thể khắc phục được nếu các thai phụ thực hiện siêu âm tim thai chẩn đoán tim bẩm sinh ở giai đoạn tiền sản. Vậy siêu âm tim thai vào tuần thứ mấy để có hiệu quả sàng lọc tim bẩm sinh?

1. Siêu âm tim thai là gì?

Siêu âm tim thai là một phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh trong giai đoạn tiền sản, sử dụng sóng siêu âm kiểm tra cấu trúc, chức năng và tần số tim nhằm đánh giá tình trạng tim mạch của thai nhi.

Đây là phương pháp chẩn đoán tiền sản được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện để có thể chẩn đoán, phát hiện sớm tim bẩm sinh và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Tần suất chẩn đoán chính xác tim bẩm sinh nặng trong bào thai lên tới 90% nếu được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán trước sinh.

Siêu âm tim thai giúp phát hiện sớm bệnh lý tim bẩm sinh ở thai nhi

2. Siêu âm tim thai ở tuần thứ mấy thì có hiệu quả?

Trong quá trình phát triển của thai nhi thì tim bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào ngày thứ 22 sau khi thụ thai, thường trước cả khi mẹ nhận ra mình có thai. Tim thai sẽ xuất hiện vào tuần thứ 6-7 của thai kỳ, trong giai đoạn này nếu sử dụng các phương tiện hiện đại thì đã có thể nghe thấy nhịp đập của tim thai nhưng cũng có một số trường hợp phải tới tuần thứ 8-10 của thai kỳ thì mới nghe được tim thai phụ thuộc vào sự phát triển của phôi thai.

Tim của thai nhi sẽ phát triển từ hình dạng ống đơn giản rồi xoắn và phân chia để hình thành nên trái tim có 4 buồng và van tim là cấu trúc hoàn thiện nhất. Bắt đầu từ tuần thứ 20 thì nhịp đập của thai trở nên mạnh mẽ và chỉ cần dùng tai nghe bình thường đã có thể nghe được tim thai. Đây chính là thời điểm có thể đánh giá tim thai nhờ vào siêu âm 4D để xác định vị trí, kích thước, hình thái nhằm đưa ra chẩn đoán về tình trạng tim thai.

Như vậy kể từ tuần thứ 6-7 của thai kỳ thì thai phụ không nên bỏ qua siêu âm tim thai cho tới khi tim thai phát triển đầy đủ và hoàn thiện. Siêu âm tim thai có thể phát hiện các bất thường cấu trúc, chức năng của tim như: hội chứng tim trái thiểu sản, tim một thất, teo van động mạch phổi, teo van động mạch chủ, kênh nhĩ thất hoặc thông liên thất đơn giản.

Tim thai biểu hiện trên kết quả siêu âm

3. Những đối tượng nào nên siêu âm tim thai?

Thực tế có tới 90% thai nhi sinh ra mắc tim bẩm sinh mặc dù không có yếu tố nguy cơ trước đó vì vậy tim thai được khuyến cáo cho tất cả các sản phụ, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao như sau:

Mẹ bầu mang thai bằng IVF nên siêu âm tim thai

4. Nhịp tim thai như thế nào là bình thường?

Nhịp tim thai thông thường sẽ dao động trong khoảng từ 120-160 lần/phút nhưng khi chuyển động trong bụng mẹ có thể tăng lên tới 180 lần/phút. Tim thai sẽ đập nhanh hơn vào tuần thứ 20 nhưng nếu quá 180 lần/phút thì có thể là dấu hiệu bất thường cần được kiểm tra.

Với mong muốn mang lại dịch vụ chăm sóc đặc biệt và ưu ái nhất cho các bà mẹ và em bé ngay từ khi mang thai đến khi sinh nở, Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói. Các bác sĩ sẽ tư vấn, theo dõi và chăm sóc chu đáo cho mẹ và bé từ thời kỳ thai nghén. Sau khi sinh, mẹ và bé sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn trong phòng bệnh tiện nghi với sự chăm sóc tận tình và chuyên nghiệp của đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tại Bệnh viện.

Bác sĩ Phạm Thị Yến đã có 11 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa. Bác sĩ với thế mạnh và hiểu biết sâu sắc trong:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://flowerstore.vn/co-thai-may-tuan-thi-co-tim-thai-a51638.html