Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh được xem là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kito. Ngày lễ này mang ý nghĩa tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus hồi sinh sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá.

Lễ Phục sinh là gì?

Lễ Phục Sinh là kỷ niệm ngày vị ngôn sứ (Chúa Jesus) đã bị xử tử và sống lại của toàn thể tín đồ Thiên Chúa giáo. Vị ngôn sứ này được kinh thánh của đạo cho biết là con của đấng tối cao tạo nên muôn loài. Và cái chết thê thảm của ngài là trả nợ cho tội lỗi của loài người. Đồng thời, lễ này cũng kỷ niệm việc giao ước mới giữa loài người và đấng tối cao.

Lễ Phục sinh (Easter) được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo (Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo). Thời xa xưa người ta gọi lễ hội mùa xuân (Frühlingsfest / spring festival) hay "Ostarum" người Đức gọi là "Ostara" và danh từ "Ostern/ Easter" nguồn gốc từ chữ "Ost/ East" hướng về phương đông mùa xuân mặt trời sắp lên.

Người Do Thái gọi ngày lễ này là "Paschafest" Người Ai Cập (Ägypter) gọi là "Osterlamm/ paschal lamb)" cũng nhằm ngày rằm đầu tiên mùa xuân họ giết cừu ăn mừng được giải phóng khỏi sự đàn áp, thoát khỏi thân phận nô lệ.

Nguồn gốc của Lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh thường diễn ra vào một ngày Chủ nhật bất kì khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4 để tưởng niệm sự kiện chúa Jesus hồi sinh từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá. Lễ Phục sinh không có ngày cố định mà người dân thường tính lễ Phục sinh diễn ra vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên hoặc sau ngày Xuân phân. Do vậy, lễ Phục sinh còn được coi như lễ hội mùa xuân, mừng đất trời chuyển mùa với rất nhiều màu sắc rực rỡ.

Ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Phục Sinh là trọng tâm của niềm tin trong Thiên Chúa Giáo. Người theo đạo Thiên Chúa tin rằng Chúa Jesus chết trên thập tự giá nhưng sau đó, từ cõi chết, Ngài đã sống lại và trở lên Thiên quốc trong khải hoàn ca. Do Chúa Jesus vượt qua được sự chết, và phục sinh nên tín đồ Thiên Chúa Giáo cho rằng chỉ Ngài mới có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Và niềm tin đó là điều mà người theo Thiên Chúa Giáo cất tiếng xướng lên hằng năm trong lễ Phục Sinh, cũng như hằng tuần trong ngày Chúa Nhật.

Phục Sinh cũng là lễ của niềm hy vọng vì nhằm thời điểm mùa Xuân trở lại với muôn loài. Tạo Hóa thật là kỳ diệu, cây cành trơ trụi suốt mùa Đông lạnh lẽo vậy mà chỉ sau một buổi nắng ấm do nàng Xuân mang lại, các nụ con con, hay lá non đã nhu nhú trên nhành cây.

Những việc thường làm trong lễ Phục Sinh

Vào lễ Phục Sinh, mọi người thường làm gì?

Các ngày quan trọng trong mùa phục sinh

Biểu tượng của Lễ Phục sinh

Vào ngày này, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được trang trí nhiều màu sắc, con thỏ hay những lát Jambon đầy tính biểu tượng cho ngày lễ này.

Trứng phục sinh

Những quả trứng Phục sinh được trang trí đủ màu sắc.

Trứng là biểu tượng xa xưa nhất của ngày lễ Phục sinh, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Vào dịp này, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được trang trí đủ màu sắc, hay được làm bằng chocolate, thạch cao hoặc thậm chí là len, rất bắt mắt do chính tay mình trang trí để thay cho lời chúc.

Người phương Tây tin rằng Trái đất này vốn được nở ra từ một quả trứng khổng lồ. Tại vùng núi Appalachian, những thầy lang xưa từng dùng quả trứng chín, quay trên bụng bà mẹ mang thai, từ đó dự đoán được khả năng sinh sản của đứa trẻ sau này.

Vai trò biểu tượng văn hóa của trứng trong cuộc sống ngày một quan trọng. Tục lệ tặng nhau trứng cũng đã hiện diện trong nhiều nền văn minh lớn.

Các nghiên cứu khảo cổ chứng minh được rằng, người Ai Cập và Su-me cổ có tập tục trang trí trứng làm quà tặng từ ít nhất 5.000 năm về trước. Có lẽ vì những lý do ấy mà người ta thừa nhận trứng là một biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ Phục Sinh - ngày mừng sự tái sinh của Chúa Jesus.

Thỏ phục sinh

Thỏ là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ.Thỏ là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ.

Ngoài biểu tượng của sự sinh sản, thỏ còn là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ. Đặc biệt, chú thỏ gắn liền với truyền thuyết Ostara, còn gọi là Easter. Tên của vị nữ thần mùa xuân này được sử dụng để đặt cho tên của lễ Phục sinh.

Theo truyền thuyết, có một lần nữ thần mang mùa xuân tới Trái đất muộn, khiến muôn loài phải chịu giá lạnh, trong đó có một chú chim sắp chết với hai cánh bị đóng băng. Vì cảm thương, Ostara đã hô biến chú chim thành con thỏ cưng, ban cho nó khả năng đẻ trứng và khả năng chạy nhanh. Với khả năng này, nữ thần muốn chú thỏ sẽ đảm nhiệm hết công việc tặng quà cho trẻ em những khi xuân về.

Tuy nhiên, sau này, thỏ thần vô tình khiến Ostara nổi giận. Nó bị thần ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus. Một năm, thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa xuân để tặng những quả trứng đáng yêu cho người dân dưới trần thế.

Cũng từ đó, hình ảnh thỏ mang trứng trở thành một nét đặc biệt trong ngày lễ Phục Sinh của phương Tây.

Nến Phục sinh

Hình ảnh nến Phục sinh mang đến cho con người ánh sáng và sự ấm áp, dẫn đường để chúng ta ra khỏi sự tăm tối và là ngọn đèn soi sáng để tìm đến những điều đúng đắn và bình an.

Trên thân nến có cắm 5 dấu đinh (tượng trưng cho 5 vết thương của Chúa Jesus), phía trên ghi mẫu tự alpha và bên dưới mẫu tự omega với ý nghĩa đầu tiên và cuối cùng của tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho Chúa Jesus là “khởi đầu và cuối cùng”.

Món Jambon

JambonJambon là món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục sinh.

Món jambon truyền thống chưa bao giờ vắng mặt trên các bàn ăn của các tín đồ Thiên chúa giáo khắp thế giới vào lễ Phục sinh. Đối với họ, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa. Nếu thời điểm trăng tròn đầu tiên của mùa thu là lúc tốt nhất để ướp muối thịt lợn dự trữ thì mùa xuân chính là khi người phương Tây dùng loại thức ăn tích trữ này. Do vậy jambon trở thành món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục sinh về.

Quần áo mới

Người ta tin tưởng rằng, mặc quần áo mới trong lễ Phục sinh sẽ mang lại may mắn cho những ngày còn lại của năm. Theo quan niệm, quần áo mới đại diện cho sự đổi mới và sự khởi đầu may mắn - những yếu tố quan trọng của mỗi dịp Phục sinh hàng năm.

Đối với những người theo Công giáo, lễ Phục sinh còn thể hiện niềm tin vào sự tái sinh, hy vọng những điều tốt đẹp. Đó cũng là thông điệp mà ngày lễ này đang truyền tải tới người dân khắp nơi trên thế giới.

Hoa phục sinh

Người Đức thường dùng cành cây tươi, treo những cái vỏ trứng gà, sơn nhiều màu và những con thỏ nhỏ bằng schocolat cho trẻ em, và các loại hoa thường dùng như Thủy tiên Osterglocken/daffodil; Uất kim cương Tulpen/Tulip; Phong tín tử Hyazinthen/hyacinth; Cúc đồng Gaenebluemchen/ dasiy; Bồ công anh Loewenzahn/ dandetion; Mao cấn Hahnenfuss/ buttercup.

Thông thường lễ Phục Sinh sẽ diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm (được tính là ngày chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4).

Thánh ca Phục sinh

Bài hát lễ Phục sinh cũng là một phần quan trọng trong ngày lễ đặc biệt này. Những ca từ, giai điệu của bài hát sẽ bày tỏ sự vui mừng, hân hoan. Thể hiện sự biết ơn, mong muốn cho một cuộc sống tích cực và may mắn.

Phong tục và lễ nghi

Một tuần lễ trước lễ Phục sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua). Trong tuần này, các giáo hội Kitô giáo tưởng nhớ Cuộc thương khó của Jesus, cử hành những màu nhiệm mà chúa Jesus đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng ở trần gian. Đối với Kitô hữu, mọi cử hạnh phục vụ trong tuần này đều nói lên thái độ buồn đau, nhưng với tâm tình biết ơn vì Chúa đã thương trở nên con người để chịu đau khổ và chịu chết cho nhân loại tội lỗi.

Tại nhiều quốc gia Phương Tây, Lễ Phục sinh bao gồm chủ nhật và thứ nhai là ngày nghỉ lễ chính thức: Tại Châu Âu như Đức, thêm ngày thứ Sáu Tuần Thánh cũng là ngày lễ chính thức, vào ngày này, những nơi vui chơi, rạp hát, tiệm buôn đều đóng cửa để tưởng niệm Cuộc thương khó của Jesus.

Nhiều Kitô hữu hành hương đến Via Dolorpsa tại Thành cổ Jerusalem để thăm lại con đường khổ nạn mà Jesus đã vác thánh gái đến đồi Sọ.

Tại Việt Nam, ở các giáo xứ có đông giáo dân là người gốc miền Bắc thường có các nghi thức ngắm nguyện 15 sự thương khó của Chúa. Ngoài ra, nhiều giáo xứ còn diễn nguyện lại cuộc khổ nạn của Chúa. Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh còn có nghi thức hôn nhân Chúa.

Vào Chúa Nhật Phục sinh, các giáo hoàng thường chúc phép lành Urbi et Orbi từ ban- công chính của vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Lễ Phục Sinh 2024 là ngày Chủ Nhật, 31 tháng 3 năm 2024.

Link nội dung: https://flowerstore.vn/le-easter-a54413.html