Thương mại điện tử tiếng Anh gọi là E-Commerce. Đây là hoạt động kinh doanh mua bán các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được giao dịch thông qua Internet. Những giao dịch kinh doanh này thường diễn ra giữa các chủ thể như: Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B) hay người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C).
Mỗi khi công ty hoặc cá nhân thực hiện hành động mua hoặc bán sản phẩm, dịch vụ trực tuyến bằng Internet nghĩa là họ đã tham gia vào thương mại điện tử. Thương mại điện tử được cung cấp thông qua Internet, nơi khách hàng có thể truy cập vào cửa hàng trực tuyến để duyệt qua và đặt hàng các sản phẩm hay dịch vụ thông qua thiết bị của riêng họ.
Trong khi kinh doanh điện tử bao gồm tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh trực tuyến thì thương mại điện tử chỉ gồm những hoạt động liên quan đến giao dịch hàng hóa và dịch vụ. Ngoài ra, thuật ngữ thương mại điện tử cũng bao gồm các hoạt động khác như: Đấu giá trực tuyến, ngân hàng trực tuyến, bán hàng online, cổng thanh toán online, tra cứu vận đơn.
Ngành Thương mại điện tử là ngành đào tạo kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho sinh viên để có thể triển khai các mô hình kinh doanh trực tuyến trên Internet. Khi xu hướng mua sắm online ngày càng tăng, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của ngành Thương mại điện tử cũng tăng theo nhanh chóng và ngày càng trở nên "hot" hơn bao giờ hết.
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, thương mại điện đang giữ vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại. Do đó, ngành Thương mại điện tử được đánh giá là một trong những ngành học “hot” nhất hiện nay và thu hút nhiều bạn trẻ lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình. Nếu là người yêu thích và muốn theo học thương mại điện tử, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm rằng mình sẽ được học gì trong ngành Thương mại điện tử.
Kinh doanh thương mại điện tử sẽ yêu cầu bạn có kiến thức nhất định về kinh tế, đặc biệt là kiến thức liên quan đến môi trường kinh doanh trực tuyến. Chính vì thế, khi theo học ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về kiến thức cần thiết để làm việc sau này như:
Tổ chức kinh doanh trên Internet
Sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin hay mở rộng thị trường kinh doanh
Nghiệp vụ kinh doanh trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, thanh toán, khai báo hải quan, vận tải và bảo hiểm hàng hóa
Kiến thức về mạng máy tính và an ninh mạng
Chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật thông tin
Triển khai các mô hình kinh doanh online như: Dropshipping, Affiliate, Private Label, bán hàng online...
Ngoài ra, nếu chọn học ngành Thương mại điện tử, các bạn còn được tiếp cận với nhiều môn học bổ ích, đầy thú vị và hữu ích cho nghề nghiệp sau này như:
Kinh tế thương mại
Marketing điện tử
Pháp luật thương mại điện tử
Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại
Thư tín thương mại
Quản trị khách hàng trong thương mại điện tử
Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế
Hiện nay, ngành Thương mại điện tử gồm 3 chuyên ngành chính, đó là: Quản trị thương mại điện tử, Kinh doanh trực tuyến và Marketing trực tuyến.
Quản trị thương mại điện tử: Sinh viên sẽ được học kiến thức và kỹ năng chuyên sâu để quản trị, sử dụng và vận hành những mô hình kinh doanh điện tử, đồng thời học về mô hình B2B, B2C và chuỗi cung ứng.
Kinh doanh trực tuyến: Chuyên ngành này sẽ trang bị đầy đủ bộ kiến thức để bạn có thể dễ dàng thực hiện và đảm nhiệm tốt các công việc kinh doanh diễn ra trên môi trường Internet.
Marketing trực tuyến: Tốt nghiệp chuyên ngành này, sinh viên sẽ thành thạo sử dụng các công cụ, lập chiến lược... để thực hiện tốt công việc liên quan đến quảng bá thông tin, sản phẩm, dịch vụ hữu ích đến khách hàng tiềm năng thông qua thiết bị số, từ đó xây dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.
Mỗi ngành nghề khác nhau đều yêu cầu những tố chất khác nhau để có thể dễ dàng theo học và phát triển bản thân. Hãy tự kiểm tra thử xem bạn có phù hợp với ngành Thương mại điện tử không nhé.
Yêu thích kinh doanh: Thương mại điện tử là một ngành học thuộc khối Kinh tế, vì vậy không quá khó hiểu khi điều kiện tiên quyết là bạn cần có sự yêu thích và đam mê với hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp Thương mại điện tử thường có xu hướng lập Start-up và tự do kinh doanh. Do đó, nếu là người yêu thích kinh doanh thì có thể ngành này sẽ phù hợp với bạn.
Đam mê công nghệ: Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến thông qua Internet và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi và thanh toán online. Do đó, khi học ngành Thương mại điện tử, yêu thích công nghệ là một phần không thể thiếu.
Khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng: Thêm một yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn làm việc trong ngành Thương mại điện tử là khả năng hiểu tâm lý khách hàng như khách hàng cần gì, muốn gì và thích gì. Bằng cách phân tích khách hàng, bạn sẽ tạo ra sự khác biệt, mang lại những giá trị mà khách hàng cần, từ đó giúp bạn thành công.
Linh hoạt và nhạy bén: Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cùng với nhu cầu thay đổi theo từng ngày của khách hàng dẫn đến tính chất luôn đổi mới của ngành Thương mại điện tử. Vì thế, để học và làm việc tốt trong ngành này, bạn cần phải có khả năng nhạy bén, nắm bắt nhanh chóng xu hướng mới và tư duy linh hoạt.
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong những năm tới. Đó cũng là lý do nhiều doanh nghiệp cần tích cực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể chuyển mình theo thời thế. Nhu cầu về nhân sự trong lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng tăng cao. Vì thế cơ hội việc làm dành cho các bạn trẻ ngày càng rộng mở. Tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí sau:
Bất cứ doanh nghiệp nào đi theo ngành Thương mại điện tử đều cần đến các chuyên viên phân tích. Họ sẽ là những người tính toán, đánh giá dữ liệu và đưa ra lời khuyên hướng đi, phát triển phù hợp. Dữ liệu chuyên viên phân tích kinh doanh thương mại điện tử sử dụng chủ yếu sẽ liên quan đến tài chính, tình hình thị trường. Công việc này sẽ cực kỳ lý tưởng với những người yêu thích con số, khám phá quy luật kinh doanh. Mức lương của chuyên viên phân tích kinh doanh thương mại điện tử hiện dao động khoảng 8 - 20 triệu đồng/tháng.
Mọi chiến dịch, dự án đều cần phải được lên kế hoạch một cách cẩn thận, tỉ mỉ ngay từ đầu. Vì vậy, vị trí quản lý dự án thương mại điện tử giữ vai trò rất quan trọng. Bạn phải là người có tố chất lãnh đạo, tầm nhìn xa và khả năng tổ chức tốt. Như người “cầm cân nảy mực”, bạn cần biết cách xử lý những tình huống phát sinh. Trách nhiệm cao đồng nghĩa với quản lý dự án thương mại điện tử có mức thu nhập vô cùng hấp dẫn, dao động từ từ 8 - 20 triệu đồng/tháng.
Đội ngũ chăm sóc khách hàng được xem là bộ mặt của doanh nghiệp. Bởi họ sẽ là người trực tiếp tư vấn, trò chuyện và giải quyết các vấn đề cho khách hàng. Khách hàng không đến tận nơi để xem xét sản phẩm nên rất cần sự tư vấn, giải thích cặn kẽ và chi tiết. Hiện nay, nhu cầu nhân viên chăm sóc khách hàng trong ngành Thương mại điện tử rất lớn. Ứng viên cũng được yêu cầu có trình độ, khả năng giao tiếp và thuyết phục cao. Thu nhập đối với người làm trong bộ phận chăm sóc khách hàng là khoảng 6 - 15 triệu đồng/tháng.
Làm cách nào để khách hàng chú ý và mong muốn sở hữu sản phẩm ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên? Một phần lớn chính là nằm ở sự thành công của nội dung quảng bá trên Internet. Đây cũng là phần công việc mà nhân viên Content phải đảm nhận. SEO sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được đẩy đến gần với khách hàng nhất, giúp tối ưu chi phí và tăng tỷ lệ chuyển đổi… Tóm lại, đây là vị trí không thể thiếu nếu các doanh nghiệp muốn phát triển mảng thương mại điện tử. Nhân viên SEO/ Content có thu nhập khoảng từ 6 - 12 triệu đồng/tháng. Nếu có kinh nghiệm dày dặn và kết quả làm việc tốt, bạn có thể nhận được mức lương cao hơn.
Bạn cũng có thể lựa chọn đi theo một con đường khác, chính là trở thành giảng viên thương mại điện tử. Bạn sẽ đảm nhiệm công việc đào tạo nhân sự cho ngành Thương mại điện tử tại các trường cao đẳng, đại học.
Ngoài ra, còn nhiều vị trí mà sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có thể cân nhắc tìm hiểu:
Quản lý sản phẩm
Nhân viên nhập liệu
Nhân viên kinh doanh dịch vụ truyền thông quảng cáo
Nhân viên Marketing online tổng hợp
Nhân viên đặt hàng
Nhân viên chạy quảng cáo Google, Facebook…
Trên đây là bài viết của UMT về ngành Thương mại điện tử. Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Link nội dung: https://flowerstore.vn/hoc-thuong-mai-dien-tu-a56162.html