Ngành Kiến trúc và thiết kế cảnh quan là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành học này ra sao? Cần những điều kiện gì để có thể trở thành một kiến trúc sư cảnh quan? Đây là những câu hỏi nhận được sự quan tâm từ các bạn học sinh trong thời gian gần đây. Để tìm hiểu kỹ hơn về ngành học thú vị này đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Kiến trúc và thiết kế cảnh quan (Architecture and landscape design) là một ngành học có tính khoa học và tổng hợp cao. Bộ môn này chuyên về nghiên cứu và tổ chức, thiết kế không gian theo nhu cầu của con người. Hiểu một cách đơn giản đây là chuyên ngành đi đôi với quá trình thiết kế kiến trúc. Song song với đó cần đảm bảo các yếu tố về giá trị thẩm mỹ, bảo vệ môi trường và văn hóa tại khu vực. Đồng thời phải kết hợp với quy hoạch không gian hợp lý để đáp ứng về giá trị sử dụng.
Ngành Kiến trúc cảnh quan được ứng dụng vào 3 lĩnh vực: Quy hoạch, thiết kế và quản lý không gian đô thị. Do đó chúng ta dễ dàng bắt gặp sản phẩm được tạo ra từ những kiến trúc sư cảnh quan. Ngay từ khuôn viên nhà, sân vườn đến từng lối đi đường, vị trí các tòa nhà. Việc chúng được phân bố, sắp xếp ra sao chính là kết quả của thiết kế kiến trúc cảnh quan.
Với phạm vi hoạt động rộng ở các lĩnh vực như vậy thì yêu cầu đối với người học ngành Kiến trúc cảnh quan ra sao? Theo đó, bạn cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản như:
- Tư duy sáng tạo. Bạn cần có khả năng tưởng tượng và sáng tạo liên tục để thiết kế các không gian đẹp. Đồng thời bạn cũng phải biết cách tư duy sáng tạo trên nền những công trình cũ nhưng vẫn giữ được tinh thần và giá trị của chúng. Bảo vệ cảnh quan và những giá trị nghệ thuật đi kèm cũng là nhiệm vụ của kiến trúc sư.
- Tư duy logic và trực quan. Kỹ năng này vô cùng cần thiết để kiến trúc sư đưa ra kế hoạch thiết kế các công trình. Phải logic để đánh giá cấu trúc thực tế, đo đạc và tính toán kích thước phù hợp, an toàn. Nhiều người chỉ nhìn bản vẽ thiết kế cũng có thể hình dung sơ bộ công trình khi hoàn thành.
- Kỹ năng về công nghệ. Hiện có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ tạo và mô phỏng thiết kế như thật. Việc thành thạo về công nghệ, sử dụng nhuần nhuyễn các phần mềm như vậy sẽ giúp ích đáng kể cho công việc.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Tính chất công việc này thường xuyên phải trao đổi và làm việc với các bộ phận khác (kỹ sư xây dựng, quản lý dự án,…). Để quá trình làm việc được thuận lợi, đạt hiệu quả cao thì kỹ năng giao tiếp rất quan trọng.
Hiện nay tiêu chuẩn về đời sống ngày càng cao. Điều này đồng nghĩa nhu cầu xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, cảnh quan cũng tăng cao. Đặc biệt, xu hướng kiến trúc được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây là không gian mở. Hệ thống kiến trúc mang tính bền vững, đảm bảo các yếu tố sáng tạo, thẩm mỹ và tiện nghi được chú trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng của ngành Kiến trúc cảnh quan được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới.
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể cân nhắc tới các vị trí công việc như:
- Kiến trúc sư cảnh quan
- Nhân viên thiết kế cảnh quan
- Quản lý xây dựng
- Kỹ sư xây dựng
Một số đơn vị công tác bạn có thể tham khảo:
- Các cơ quan quy hoạch, thiết kế, xây dựng và phát triển đô thị
- Doanh nghiệp nhà nước (cơ quan quản lý quy hoạch,…) hoặc tại các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
- Các trung tâm nghiên cứu về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan
- Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo về ngành Kiến trúc cảnh quan
- Hợp tác, mở công ty riêng về quy hoạch, thiết kế thi công công trình cảnh quan
Một số người vẫn nhầm lẫn rằng Kiến trúc cảnh quan và Thiết kế cảnh quan là một. Đây là hai khái niệm có mối liên hệ mật thiết trong lĩnh vực quy hoạch. Tuy nhiên chúng vẫn có những khác biệt cơ bản, cụ thể như sau:
- Kiến trúc cảnh quan tập trung vào việc thiết kế và xây dựng các công trình có tính thẩm mỹ và chức năng cao. Nó không nhất thiết bao gồm việc tạo ra môi trường sống. Thay vào đó mục đích của kiến trúc cảnh quan là tạo ra các công trình có tính cấu trúc, có sự liên hệ với không gian xây dựng xung quanh. Chẳng hạn như xây dựng các cây cầu (cầu bắc qua sông, cầu cạn,…), hầm vượt, hệ thống thủy lợi,…
- Thiết kế cảnh quan tập trung chủ yếu hơn đến việc bố trí và sắp xếp các yếu tố tự nhiên và nhân tạo tại khu vực. Công việc chính bao gồm cải tạo và tối ưu hóa, kết hợp giữa các yếu tố đất, nước, đá, cây cỏ với đường đi, sân vườn, hòn non bộ,…Mục tiêu cuối cùng để tạo ra không gian sống hài hòa, thú vị phục vụ nhu cầu con người.
Được đánh giá là ngành học tiềm năng và nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong tương lai. Do đó ngày càng có nhiều các trường đào tạo ngành Kiến trúc cảnh quan trong chương trình giảng dạy. Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (VNU-SIS) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là cái tên không thể bỏ qua trong lĩnh vực đào tạo ngành Kiến trúc và thiết kế cảnh quan.
Đội ngũ giảng dạy đều là những giáo viên tâm huyết, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tiễn. Theo học tại trường, sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu. Bao gồm kiến thức về sinh thái cảnh quan, môi trường, hệ thống kỹ thuật, vật liệu và công nghệ sử dụng trong xây dựng công trình hay nắm chắc các kiến thức về đồ họa, diễn họa kiến và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc.
Ngoài ra sinh viên được tạo cơ hội và điều kiện để thực hành những kiến thức được học. Những kỹ năng như vẽ và mô hình hóa, sử dụng các phần mềm thiết kế đều có trong chương trình học với mục đích đào tạo sinh viên thành thạo ngay từ khi ở trên giảng đường. Những bản vẽ, dự án được tạo ra đều phải đáp ứng được cả hai tiêu chí thẩm mỹ và khả năng ứng dụng cao.
Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành Kiến trúc cảnh quan. Đây hứa hẹn là một ngành nghề vô cùng tiềm năng với cơ hội việc làm rất rộng mở. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ và có thêm định hướng để lựa chọn ngành học cho bản thân nhé.
Link nội dung: https://flowerstore.vn/cong-viec-cua-kien-truc-su-canh-quan-la-gi-a56358.html