Ngành du lịch là gì? Học gì để làm việc ngành du lịch?

Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, mang đến nguồn thu nhập lớn cho mỗi quốc gia, vì vậy, tiềm năng phát triển ngành và nhu cầu tuyển dụng nhân lực du lịch không ngừng tăng cao. Ms Uptalent hôm nay sẽ cùng chúng ta tìm hiểu chi tiết ngành du lịch là gì, thông tin việc làm ngành du lịch ra sao, và những quyền lợi, trách nhiệm của nhân viên ngành du lịch như thế nào. MỤC LỤC: 1- Ngành du lịch là gì? 2- 6 vị trí phổ biến ngành du lịch 3- Nhiệm vụ chính mà nhân sự du lịch phải đảm nhận 4- Mức lương cho vị trí du lịch 5- Chứng chỉ, bằng cấp yêu cầu khi ứng tuyển du lịch 6- Kỹ năng không thể thiếu khi làm du lịch Việc làm kinh doanh>>> Xem thêm: Việc làm Kinh doanh tại HRchannels

1- Ngành du lịch là gì?

Ngành du lịch là nơi đào tạo nhân lực cho các tổ chức phục vụ hoạt động du lịch trong và ngoài nước, điển hình như công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng… Đảm bảo cung cấp chất lượng cao các dịch vụ vui chơi giải trí, tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống cho khách du lịch.

Ngành học này bao gồm nhiều chuyên khoa khác nhau như quản trị lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, buồng phòng, pha chế thức uống…, mang đến năng lực chuyên sâu cho nhân sự theo từng nhóm nghiệp vụ cụ thể. Hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề có chuyên khoa du lịch, điều kiện xét tuyển đa dạng theo nhiều khối thi A , A1, C, D1, D3, D9, D10 …

2- 6 vị trí phổ biến ngành du lịch

Tốt nghiệp ngành du lịch, tùy theo chuyên môn và cấp độ đào tạo, các bạn sẽ có nhiều vị trí công việc tương thích để lựa chọn:

2.1. Quản lý, điều hành tour du lịch

Đảm nhận vị trí này, mọi hoạt động liên quan đến chương trình du lịch đều sẽ có sự góp mặt của bạn, bao gồm:

Nhiệm vụ mang tính tổng quát nên đòi hỏi nhân sự phải có kinh nghiệm đa nhiệm trong lĩnh vực du lịch, lữ hành trước khi ứng tuyển. Ngành du lịch

>>> Bạn có thể tham khảo: GM là gì? Mô tả công việc của GM trong khách sạn

2.2. Hướng dẫn viên du lịch

Trực tiếp theo đoàn, hướng dẫn, chia sẻ thông tin giúp du khách khám phá những điều thú vị tại các địa điểm du lịch. Hướng dẫn viên du lịch phải đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong đoàn, đồng thời mang đến những trải nghiệm tốt nhất, hài lòng nhất cho du khách trong suốt chuyến đi.

2.3. Kế toán lữ hành

Làm du lịch không nhất thiết phải di chuyển thường xuyên vì có những vị trí công việc văn phòng như hành chính văn phòng hay kế toán chuyên về lữ hành, du lịch luôn chào đón bạn.

2.4. Marketing du lịch

Nghiên cứu thị trường, xác định thị hiếu khách hàng, đề xuất những cải tiến chương trình du lịch cho ban lãnh đạo… là những nhiệm vụ dành cho đội ngũ Marketing du lịch.

2.5. Lễ tân nhà hàng, khách sạn

Muốn du khách tin tưởng, hài lòng và gắn kết với dịch vụ lữ hành, nhà hàng, khách sạn thì đội ngũ nhân viên lễ tân nhà hàng, khách sạn rất quan trọng. Bởi lẽ họ là những người tiếp cận du khách đầu tiên, cũng là người du khách trực tiếp liên hệ khi cần sự hỗ trợ.

2.6. Phục vụ bàn, bar, buồng, bếp

Những trải nghiệm về bữa ăn, nơi nghỉ ngơi có tốt hay không, có an toàn sức khỏe du khách hay không, có đáp ứng đúng và nhanh yêu cầu du khách không… đều có sự đóng góp quan trọng từ nhân sự phục vụ bàn, bar, buồng, bếp.

3- Nhiệm vụ chính mà nhân sự du lịch phải đảm nhận

Cập bậc nhân sự ngành du lịch càng cao thì nhiệm vụ phải đảm nhận càng nhiều và càng mang tính vĩ mô:

3.1. Thiết lập, triển khai kinh doanh du lịch

Tiếp nhận nhiệm vụ từ quản lý

Phối hợp cùng các bộ phận lên kế hoạch thực hiện

Trực tiếp tham gia triển khai phần nhiệm vụ cụ thể theo phân công Du lịch

3.2. Tuân thủ các quy trình hoạt động của tổ chức

Cập nhật mọi tiêu chuẩn dịch vụ, sản phẩm du lịch theo định hướng của tổ chức trong mỗi giai đoạn hoạt động

Linh hoạt điều chỉnh hướng làm việc theo tiêu chuẩn mới nhất

Kiến nghị, đề xuất những cải cách tiêu chuẩn làm việc theo thực tế du lịch đúc kết sau mỗi chuyến đi

3.3. Linh hoạt giải quyết vấn đề phát sinh

Học hỏi kinh nghiệm từ thực tế trải nghiệm công việc và bài học rút ra từ các đồng nghiệp

Hiểu rõ những quy định pháp luật và quy định của tổ chức trong từng sự vụ nghiệp vụ để giải thích cặn kẽ tới khách hàng khi cần thiết.

Nắm rõ trình tự xử lý những tình huống khẩn cấp như tai nạn, ngộ độc, hỏa hoạn…

Linh hoạt hỗ trợ, hướng dẫn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong phạm vi quyền hạn cho phép.

Báo cáo về cho quản lý để xin chỉ thị trong những tình huống vượt quá quyền hạn.

3.4. Quản lý nhân lực du lịch

Phối hợp cùng phòng nhân sự trong công tác tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện…

Kèm cặp, hướng dẫn nhân sự mới làm quen với công việc

Giám sát thái độ /chất lượng phục vụ theo từng chuyên môn, kịp thời điều chỉnh trước khi khách hàng phàn nàn.

Kiểm soát quá trình thực thi các chính sách nhân sự, đảm bảo sự công bằng, minh bạch

Đánh giá nhân sự, đề xuất khen thưởng, đề bạt, kỷ luật… Tiềm năng ngành du lịch

>>> Bạn có thể tham khảo: Những câu chuyện về sự thành công của hệ thống khách sạn Mường Thanh

3.5. Đại diện hình ảnh cho doanh nghiệp

Phát ngôn với các cơ quan báo chí, truyền thông

Mở rộng mối quan hệ với khách hàng cá nhân và tổ chức

Phối hợp tham gia hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp

Chủ trì các buổi họp giao ban, họp đối tác, họp hội nghị … (dành cho cấp quản lý)

3.6. Báo cáo kết quả làm việc

Tổng hợp dữ liệu (số liệu, hình ảnh, phản hồi của khách hàng…) sau mỗi chương trình du lịch

Thiết lập báo cáo kèm theo những kiến nghị, đề xuất cần thiết

Trực tiếp giải trình báo cáo trước ban lãnh đạo khi được yêu cầu.

4- Mức lương cho vị trí du lịch

Xét về lương cố định, tùy theo vị trí công việc, yêu cầu năng lực của doanh nghiệp, cũng như tần suất làm việc mà nhân sự ngành du lịch đảm nhận, mức lương sẽ khác nhau. Trung bình hiện nay mức lương sẽ vào khoảng:

Với những vị trí trực tiếp theo đoàn (hướng dẫn viên du lịch), trực tiếp phục vụ khách hàng (phục vụ bàn, buồng, bar…), nhân viên còn có thêm những khoản tiền tip (tiền boa) từ du khách. Những vị trí còn lại cũng có những khoản thưởng, hoa hồng theo tỷ lệ %. Do đó, thu nhập của nhân sự ngành du lịch đang thuộc nhóm khá cao. Mức lương ngành du lịch

5- Chứng chỉ, bằng cấp yêu cầu khi ứng tuyển du lịch

Bằng cấp giúp cho quá trình ứng tuyển và thăng tiến của nhân sự ngành du lịch thuận lợi hơn, tuy nhiên, đây là một ngành đòi hỏi kỹ năng mềm cao nên thực lực, kinh nghiệm vẫn luôn là yếu tố thu hút nhà tuyển dụng nhất.

Những bạn có định hướng phát triển sự nghiệp theo ngành du lịch một cách chính quy thì những chương trình đào tạo dài hạn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sẽ là lựa chọn tốt nhất. Bằng cử nhân thuộc một trong số các chuyên ngành du lịch chính là tấm giấy thông hành giá trị cho mọi vị trí.

Ngoài ra, nhà tuyển dụng vẫn rộng mở cơ hội cho những bạn tốt nghiệp các ngành liên quan như kế toán, kinh tế, Marketing… hoặc sở hữu những chứng chỉ du lịch chuyên sâu như:

6- Kỹ năng không thể thiếu khi làm du lịch

Ngành du lịch là ngành dịch vụ, được ví von là “làm dâu trăm họ”, vì vậy, kiến thức chuyên môn du lịch là cần thiết, nhưng chắc chắn phải có thêm kỹ năng mềm thì mới tạo nên sự hoàn hảo cho năng lực tác nghiệp:

6.1. Kỹ năng giao tiếp sôi nổi, khéo léo

Du khách có thể là những người xa lạ, họ ghép đoàn để cùng khám phá một địa điểm nên thời gian đầu sẽ có sự ngại ngùng tiếp xúc. Trong khi đó, hoạt động du lịch cần phải vui, phải sôi động, vì vậy, nhân sự du lịch phụ trách luôn cần sở hữu kỹ năng giao tiếp nhạy bén, linh hoạt để trở thành cầu nối gắn kết hành trình

6.2. Trình độ ngoại ngữ giỏi

Du lịch trong nước hay quốc tế thì cơ hội phục vụ các đoàn du khách nước ngoài sẽ luôn xuất hiện. Chính vì vậy, năng lực ngoại ngữ càng giỏi thì tốc độ thành công của nhân sự ngành du lịch càng cao. Yêu cầu ngoại ngữ trong ngành du lịch không chỉ tập trung cho tiếng Anh mà đa dạng mọi ngoại ngữ Nhật, Pháp, Hàn, Trung, Đức… Kỹ năng giao tiếp (nghe, nói) yêu cầu cao nhất. Kỹ năng cần có ngành du lịch

6.3. Kỹ năng quan sát tổng quát

Một tour du lịch có rất nhiều khách hàng, mỗi khách hàng lại có những tâm lý, tình cảm, nhu cầu khác nhau. Do đó, người làm ngành du lịch phải có khả năng quan sát, nắm bắt cảm xúc, tình trạng của khách hàng nhanh nhất.

6.4. Điềm tĩnh, tự tin xử lý tình huống

Quá trình du lịch sẽ gồm nhiều hoạt động di chuyển, ăn uống, vui chơi, mua sắm… Rất nhiều sự cố từ nhỏ đến lớn có thể xảy ra. Là người phụ trách dẫn dắt tour, bạn chính là người mà mọi du khách tin tưởng nhất khi gặp vấn đề, vì vậy, bạn không thể bối rối hay lo sợ. Một tinh thần thép, một thái độ bình tĩnh sẽ là chìa khóa giúp bạn làm chủ mọi tình huống.

6.5. Kỹ năng điều phối lịch trình linh hoạt

Kế hoạch là vậy nhưng thực tế triển khai sẽ có nhiều tình huống phát sinh. Để đáp ứng khoảng thời gian không đổi, bạn sẽ phải linh hoạt điều chỉnh lịch trình sao cho hợp lý để mọi du khách đều cảm thấy hài lòng với chuyến đi.

6.6. Sức khỏe tốt

Hầu hết các vị trí trong ngành du lịch đều phải di chuyển liên tục, nói liên tục, thời gian nghỉ ngơi không nhiều nên sức khỏe tốt là ưu tiên hàng đầu để phát triển lâu dài trong ngành du lịch.

Nhu cầu du lịch, khám phá danh lam thắng cảnh không chỉ ở du khách trong nước mà cả khách quốc tế đang dần hồi phục sau đại dịch Covid-19. Giá trị kinh tế mang lại cho đất nước lớn đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành du lịch tăng cao, nhất là những vị trí đặc thù như hướng dẫn viên du lịch, nhà hàng, khách sạn. Với xu hướng này, quân sư TalentBold tin tưởng đây sẽ là ngành kinh tế trọng điểm được chính phủ ưu tiên phát triển trong nhiều năm tới. Dịch vụ headhunting - Săn đầu người- HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://flowerstore.vn/nganh-du-lich-la-gi-a56570.html