Bạn đang có kế hoạch du lịch Sapa? Nhưng bạn không biết phải đi như thế nào, ở đâu, chơi gì và ăn ra sao? Travel Sapa xin giới thiệu trọn bộ cẩm nang du lịch Sapa sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Đừng bỏ qua kẻo lãng phí một nửa chuyến đi bạn nhé.
1. Đi lại: - Di chuyển lên Sapa bằng Tàu hỏa
Đi tàu là cách di chuyển được khá nhiều người lựa chọn đi Du lịch Sapa vì an toàn và chi phí vừa phải. Hạng ghế ngồi mềm là 280.000đ/vé/ chiều. Nằm khoang 6 đường sắt là 400.000đ/vé/ chiều. Nằm khoang 4 du lịch là 550.000đ/vé/chiều.
Nhưng nhược điểm của đi tàu là sẽ không đến thẳng thị trấn Sapa mà bạn chỉ dừng ở ga Lào Cai và mất 50.000đ/người đi xe khách di chuyển lên trung tâm thị trấn Sapa, khoảng cách cỡ 40km.
- Di chuyển lên Sapa bằng Xe giường nằm
Đi xe giường nằm là cách di chuyển phổ biển nhất. Hiện tại có rất nhiều hãng xe phục vụ tuyến Hà Nội - Sapa với nhiều khung giờ chạy khác nhau để bạn thu xếp phù hợp nhất với lịch trình (Từ Hà Nội: 07h00, 14h00 và 22h00. Từ Sapa: 08h00, 13h00, 16h00 và 22h00)
Hiện nay xếp hạng dịch vụ tốt có các hãng xe: Green Bus, Interbus, Sapa Express, King Express Bus, … Giá vé: 200.000đ/người/chiều. Các bạn có thể thoải mái lựa chọn bất cứ chuyến xe Hà Nội - Sapa nào phù hợp với vị trí và thời gian di chuyển của mình nhé.
Và ngoài xe giường nằm đơn, hiện tại hãng Interbus line có dòng xe Cabin Valentine với những Cabin tình yêu dành riêng cho các cặp đôi tận hưởng hành trình dài Du lịch Sapa thật ngọt ngào cùng nhau ngày trên xe hoặc cabin đơn riêng biệt, thoải mái. Giá vé: 400.000đ/người/chiều
- Di chuyển lên Sapa bằng Xe ghế ngồi Limousine
Thay vì những dòng xe giường nằm chật chội, dòng xe VIP Limousine 9 ghế đang là lựa chọn số 1 của du khách với hệ thống tiện ích mà dòng xe cao cấp này mang lại. Xe xuất phát lúc 7h từ phố cổ Hà Nội, buổi chiều khởi hành lúc 4h từ trung tâm thị trấn Sapa. Ai hay say xe thì nên cân nhắc đi loại ghế ngồi này vì thời gian ngồi 5-6 tiếng không phải là dễ chịu.
2. Chơi đâu hay ở Sapa?
Ai thích xem phong cảnh, dạo chơi trong không khí tươi mát của núi đồi thì leo thăm quan khu du lịch Hàm Rồng, Thác Bạc, Thác Tình Yêu. Ai thích khám phá, tìm hiểu cuộc sống của người dân bản địa thì thăm quan bản Cát Cát, Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van (tại Sapa có 5 nhóm người dâm tộc thiểu số: H Mông đen, Dao Đỏ, Giáy, Tày và Xa Phó). Ngoài ra còn rất nhiều bản ở các vùng hẻo lánh như Seo Mí Tỷ, Tả Trung Hồ, Bản Hồ, Nậm Toong, Nậm Cang, Thanh Phú,…
Tất cả các bản đều nằm trong các thung lũng hoặc trải dài theo các triền núi của dãy Hoàng Liên Sơn với phong cảnh hữu tình, và ruộng bậc thang là nét đẹp quyến rũ không thể không kể đến. Vào tháng 4, tháng 5 người dân dẫn nước về làm đất, từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 09 (từ lúc lúa xanh đến lúc lúa chín được thu hoạch) là thời gian ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất.
Các điểm thăm quan nổi bật:
- Bản Cát Cát: cách thị trấn Sapa khoảng 3 km, là bản của người dân tộc H Mông đen sinh sống trong một thung lũng nhỏ, có phong cảnh đẹp với ruộng bậc thang, thác nước, nhà máy thủy điện của người Pháp xây dựng trước đây. Hàng ngày tại đây có 2 xuất biểu diễn văn nghệ địa phương lúc 10h sáng và 3h chiều. Giá vé vào bản 70.000đ/vé
- Núi Hàm Rồng: nằm ngay tại thị trấn Sapa, phải đi bộ trên những bậc thang bằng đá để ghé thăm địa điểm này. Nơi đây trồng rất nhiều các loại hoa ôn đới âu á, các loại cây đặc trưng Sapa như Đào, Lê, Mận. Đặc biệt là các loài hoa lan quý hiếm chỉ có ở Sapa. Hàm Rồng là nơi lý tưởng để chụp ảnh kỷ niệm, album ảnh cưới. Hàng ngày có các buổi biểu diễn văn nghệ đặc sắc, 2 xuất buổi sáng và 2 xuất buổi chiều. Giá vé 70.000đ/vé
- Thác Bạc: cách thị trấn Sapa khoảng 12 km, thác có độ cao 200m tính từ đỉnh tới chân thác, là thác cao nhất Việt Nam. Nên thăm quan vào mùa nhiều nước (tháng 6, 7, 8, 9), những tháng ít nước (tháng 12, 1, 2, 3) không nên thăm quan. Giá vé 20.000đ/ vé
- Thác Tình Yêu: đi lên qua Thác Bạc khoảng 3 km, sau đó phải đi bộ khoảng 1,5 km đường đá xuyên qua rừng, qua suối mới đến Thác Tình Yêu. Đây là điểm dã ngoại lý tưởng, không khí trong lành, phong cảnh đẹp. Giá vé 70.000đ/vé.
- Cổng Trời: nằm trên tuyến Thác Bạc - Thác Tình yêu - Cổng Trời, là điểm cao nhất trên đèo Ô Quý Hồ, cũng là điểm cao nhất trên đường bộ Việt Nam. Từ đây có thể phóng tầm mắt nhìn sang cung đường rích rắc phía Lai Châu, tận hưởng khí lạnh từ những đám mây ùa vào người. Vé vào chụp ảnh: 80.000đ/vé
- Tuyến Lao Chải - Tả Văn: đây là tuyến du lịch đi bộ được yêu thích của khách nước ngoài. Đi bộ từ Sapa xuyên qua các bản của người H Mông đen (Lao Chải), bản người Giáy (Tả Van), tổng cộng khoảng 12 km trước khi xe đón về. Giá vé cả tuyến 75.000đ/vé
- Bãi đá cổ: cùng tuyến đường với bản Lao Chải, Tả Van. Nếu đi xe ô tô cách Sapa khoảng 12 km. Nơi đây có gần 200 khối đá chứa những ký tự lạ từ xa xưa. Giá vé cùng tuyến Lao Chải, Tả van chỉ mất một lần mua.
- Cầu Mây: đi qua Bãi đá cổ khoảng 1,5 km. Trước đây có cây cầu kết bằng dây rừng (dây mây) của người dân bản địa, ngày nay đã thay bằng cây cầu sắt.
- Bản Tả Phìn: cách thị trấn Sapa khoảng 14 km, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc H Mông và Dao Đỏ, nơi đây nổi tiếng với đồ thổ cẩm và nước tắm lá thuốc của người Dao Đỏ. Giá vé 30.000đ/ người lớn.
- Chinh phục đỉnh Fansipan: có độ cao 3143 m so với mặt nước biển. Vé tàu Mường Hoa từ trung tâm thị trấn đến trạm cáp treo là 100.000đ/vé khứ hồi. Vé cáp treo: 750.000đ/vé khứ hồi. Vé tàu kéo Fansipan từ trạm dừng cáp treo lên đỉnh Fansipan là 70.000đ/vé/chiều lên.
3. Ăn gì ở Sapa?
- Cá hồi, cá tầm: được nuôi ngay tại Sapa, thường được chế biến làm lẩu rất thích hợp với thời tiết mát mẻ của Sapa. Ngoài ra có thể làm các món gỏi và nướng cũng rất ngon. Số lượng cá hồi cá tầm nuôi tại Sapa có hạn, nhu cầu của thực khách có khi qúa lớn, nên đôi khi lẫn cá Trung Quốc. Nhưng không sao, mặt hàng này không có sự khác biệt nên ăn đều ngon.
- Gà bản: gà bản thật của người dân tộc tai Sapa thì ít và đắt, các quán ở Sapa nếu quảng cáo có món gà bản thì nguồn gà chủ yếu ở nơi khác mang đến (chất lượng không thể kiểm chứng). Còn ai muốn ăn gà bản thật thì tìm mua của người dân tộc, họ cầm một hai con đi dọc đường hoặc ngồi phía ngoài chợ Sapa (nói chung hơi hiếm).
- Thịt lợn bản: loại lợn này nhỏ có cân nặng chỉ trên dưới 10kg, thịt nạc nhiều, thịt săn chắc thơm ngọt vì được nuôi thả dông. Các lái buôn thu mua loại lợn này của bà con dân tộc ở các nơi khác nhau, rồi bán cho các nhà hàng. Với các đoàn khách đông, từ khoảng hai ba mâm trở lên nên đặt trọn 1 con lợn cho 1 bữa, thưởng thức các món chế biến từ lợn bản như tiết canh, hấp, nướng, xào lăn, xương ninh măng,...
- Cá suối: rất hiếm. Đi dọc đường bắt gặp những thanh niên H Mông cầm xiên cá rao bán, thì đó mới là cá suối Sapa chất.
- Rau Sapa: rau là món đảm bảo độ chất nhất của Sapa. Thời tiết mát mẻ quanh năm, rau trồng tại Sapa không cần chăm sóc cầu kỳ vẫn xanh mơn mởn. Các món đặc trưng: cải mèo xào thịt hun khói, cải ngồng xu hào xào tỏi (mùa đông), rau quả susu xào,...
- Đồ nướng: nên thử 1 lần. Các quán cóc hoạt động nhộn nhịp về tối và đêm quanh khu bờ hồ, (khu nhà thờ sau 10h đêm mới được phép mở). Các món nướng ngon: ngô, khoai nướng, thịt lợn quấn cải mèo, thịt lợn quấn nấm, thịt xiên, chân gà nướng,...
4. Mua gì ở Sapa?
- Thổ Cẩm: hàng bán ở Sapa chủ yếu là sản phẩm dệt bằng máy từ nơi khác chuyển đến, có màu sắc hài hòa dễ chịu và đẹp, nên mua. Các sản phẩm từ thổ cẩm: quần áo may theo kiểu người dân tộc, chăn mỏng, khăn quàng, khăn chải bàn, khăn trang trí.
- Đồ lưu niệm: bạc chạm khắc, đá chạm khắc (2 nghề truyền thống của người dân tộc tại Sapa), khèn, nỏ của người H Mông, trống mặt trời của người Dao đỏ,...
- Đặc sản: mận hậu, đào, lê (mùa hè mới có). Nấm hương Sapa rất hiếm, phải mua trực tiếp từ người dân tộc.
Sapa mang một vẻ đẹp kỳ vỹ, không phải theo kiểu hào nhoáng hoa mỹ mà chính là vẻ đẹp của đồng lúa, của núi đồi, của làn mấy bồng bềnh vờn bên núi và của vẻ đẹp người dân bản thuần chất. Hãy đến Sapa một lần để không thấy cuộc đời bị phí phạm bạn nhé!
?? Một vài thông tin có thể bạn quan tâm:
► Tour Sapa khuyến mại 2 ngày 1 đêm - Giá 1.190.000đ ► 5 Lý do du lịch Sapa cùng Dream Travel ► Top 3 tour Sapa từ Hà Nội được lựa chọn nhiều nhất
Link nội dung: https://flowerstore.vn/cam-nang-du-lich-sapa-a56714.html