Ngành Quản trị nhân lực cung cấp các giải pháp, kỹ năng để phát triển và ổn đinh nguồn năng lực trong tổ chức, công ty. Cụ thể là các hoạt động hoạch định, tổ chức, phối hợp, kiểm soát mọi công việc liên quan đến thu hút, sử dụng và phát triển người lao động trong doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về ngành Quản trị nhân lực trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu ngành Quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực (tiếng Anh là Human Resource Management) là việc khai thác, quản lý nguồn nhân lực của tổ chức một cách hợp lý, hiệu quả. Là yếu tố để các công ty, tổ chức quản lý người lao động, giúp họ phát huy được tối đa năng lực chuyên môn của bản thân và tận tâm, trung thành với công ty. Quản trị nhân lựclà những chính sách, quyết định quản lý, có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhân viên trong công ty. Do đó, bộ phận Quản trị nhân lực phải có tầm nhìn về chiến lược và luôn gắn bó với hoạt động của doanh nghiệp.
Ngành Quản trị nhân lực là ngành chuyên đào tạo những kiến thức, kỹ năng cơ bản từ thực tiễn về công tác quản trị con người. Bởi con người là nòng cốt, là nguồn nhân lực quan trọng không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của công ty. Ngành Quản trị nhân lực còn giúp các sinh viên có thểm kỹ năng về việc điều hành, quản lý hành chính, biết cách đánh giá và đào tạo nhân sự.
Theo học ngành này, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; các kiến thức nền tảng về kinh doanh, quản trị và vận hành doanh nghiệp/tổ chức như quản trị học, quản trị chiến lược, quản trị văn phòng, quản trị vận hành, quản trị marketing, quản trị bán hàng, quản trị tài chính, khởi nghiệp…
Cùng với đó là những kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực nhân sự thông qua các môn học: Quản trị Nguồn nhân lực, Định mức Lao động Tiền lương, An toàn Lao động, Luật Lao động, Hành vi Tổ chức, Nghệ thuật Lãnh đạo, Quản trị Nhân lực trong môi trường đa văn hóa… Các kiến thức này sẽ giúp người học có đủ kiến thức, năng lực, kỹ năng thực hành nghề nghiệp quản trị nhân sự, từ khâu hoạch định đến thu hút, tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; đến động viên, đãi ngộ, đánh giá nhân sự với kỹ năng giao tế nhân sự chuyên nghiệp và biết thực hiện các chính sách quản lý nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp.
2. Chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực
Dưới đây là khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Quản trị nhân lực để các bạn tham khảo.
I
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
I.1
Các môn lý luận chính trị
1
2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
I.2
Khoa học xã hội và nhân văn
Kiến thức bắt buộc
1
Pháp luật đại cương
Ngoại ngữ
1
Tiếng Anh Thương mại 1
2
Tiếng Anh Thương mại 2
3
Tiếng Anh Thương mại 3
4
Tiếng Anh Thương mại 4
5
Tiếng Anh Thương mại 5
6
Tiếng Anh Thương mại 6
1
Tâm lý học đại cương
2
Xã hội học
3
Văn hóa doanh nghiệp
I.3
Khoa học tự nhiên - Toán học - Tin học
Kiến thức bắt buộc
1
Toán cao cấp 1
2
Toán cao cấp 2C
3
Xác suất thống kê
5
Tin học văn phòng
1
Mô hình toán kinh tế
2
Phương pháp nghiên cứu khoa học
I.4
Giáo dục thể chất
1
Giáo dục thể chất 1
2
Giáo dục thể chất 2
3
Giáo dục thể chất 3
4
Giáo dục thể chất 4
5
Giáo dục thể chất 5
I.5
Giáo dục quốc phòng - an ninh
1
Công tác quốc phòng, an ninh
2
3
Đường lối quân sự của Đảng
II
KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
II.1
Kiến thức cơ sở
II.1.1
Kiến thức cơ sở của khối ngành
Kiến thức bắt buộc
1
Kinh tế vi mô
2
Kinh tế vĩ mô
3
Marketing căn bản
4
Lý thuyết thống kê
5
Tâm lý học lao động
6
Quản trị học
7
Kinh tế lượng
8
Hành vi tổ chức
9
Nguyên lý kế toán
10
Tài chính tiền tệ
11
Kinh tế bảo hiểm
12
Kinh tế nguồn nhân lực
1
Kỹ năng làm việc nhóm
2
Kỹ năng giao tiếp
II.1.2
Kiến thức cơ sở của ngành
Kiến thức bắt buộc
1
Pháp luật về lao động
2
Quản trị nhân lực đại cương
3
Định mức lao động
4
Thống kê doanh nghiệp
II.2
Kiến thức chuyên ngành
Kiến thức bắt buộc
1
Thiết kế và phân tích công việc
2
3
4
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
5
Tuyển dụng nguồn nhân lực
6
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
7
Đánh giá thực hiện công việc
8
Thù lao và phúc lợi
1
Kỹ năng phỏng vấn
2
Kỹ năng tổ chức và điều hành cuộc họp
II.3
1
2
1
Quan hệ công chúng
2
Chuyên đề chuyên sâu
3
Quan hệ lao động
4
Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế
5
Kỹ năng lãnh đạo
Theo Đại học Công nghiệp Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Quản trị nhân lực
- Mã ngành Quản trị nhận lực: 7340404
- Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Quản trị nhân lực:
A00 (Toán - Lý - Hóa)
A01 (Toán - Lý - Anh)
D01 (Toán - Văn - Anh)
C00 (Văn - Sử - Địa)
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Quản trị nhân lực
Điểm chuẩn ngành Quản trị nhân lực năm 2018 tùy thuộc vào khu vực và từng trường đại học. Ví dụ như:
Đại học Kinh tế Quốc dân: 22.85 điểm
Đại học Mở TP.HCM: 19,50 điểm
Đại học Công nghiệp Hà Nội: 18.80 điểm
Đại học Thành Tây: 13.00 điểm
Đại học Dân lập Phương Đông: 14.25điểm
Như vậy, điểm chuẩn của ngànhnày nằm trong khoảng từ 14 - 21 điểm, xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia.
5. Các trường đào tạo ngành Quản trị nhân lực
Để giúp các sĩ tử dễ dàng tìm được một ngôi trường tốt, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Quản trị nhân lực theo từng khu vực.
- Khu vực miền Bắc:
Đại học Công đoàn
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Kinh tế Quốc dân
Đại học Lao động Xã hội (Cơ Sở Hà Nội)
Đại học Nội vụ Hà Nội
Đại học Thương mại
Đại học Thành Tây
- Khu vực miền Trung:
Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Đại học Đông Á
- Khu vực miền Nam:
Đại học Lao động Xã hội - Cơ sở TP.HCM
Đại học Mở TP.HCM
Đại học Hoa Sen
Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
Đại học Nguyễn Tất Thành
6. Cơ hội việc làm ngành Quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực đang là ngành phát triển mạnh ở nước ta nên cơ hội làm việc đối với các sinh viên tốt nghiệp ngành này vô cùng rộng mở. Với những kỹ năng cũng như các kiến thức đã được trau dồi, sau khi ra trường, sinh viên ngành Quản trị nhân lực dễ xin việc tại các đơn vị, doanh nghiệp với những vị trí, công việc hấp dẫn như:
Hành chính nhân sự : Làm nhân viên văn phòng nhân sự, lễ tân cho công ty, doanh nghiệp với công việc tương đối nhẹ nhàng,thu nhập ổn định.
Chuyên viên quản lý đào tạo: Nếu có năng lực bạn sẽ được làm giảng viên nội bộ của trường học, hay chức vụ nhân viên quản lý đào tạo.
Chuyên viên tuyển dụng: Bao gồm các hoạt động liên quan đến vấn đề tuyển dụng nhân sự, phỏng vấn, đánh giá, sắp xếp công việc cho người được tuyển dụng.
Chuyên viên chính sách đãi ngộ, chuyên viên lương: Chịu trách nhiệm quản lý về các chinh sách đãi ngộ, lương cho toàn thể nhân viên.
Hoạch định nhân sự, đào tạo nhân sự: Lên kế hoạch hoạch định nhân sự và đào tạo nhân sự mới cũng như phân bổ hợp lý theo năng lực công việc.
Chuyên viên truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ: Tiếp nhận khâu truyền thông cho hình ảnh của công ty doanh nghiệp bằng các ý tưởng, kế hoạch sáng tạo. Đồng thời, xử lý các mối quan hệ nội bộ một cách linh hoạt, hợp lý.
Quản lý đào tạo : Làm quản lý đào tạo cho các công ty chuyên về đào tạo nhân sự, và tư vấn nhân sự. Đào tạo nhân viên mới giúp họ định hướng đúng và phát huy được thế mạnh của mình.
Chuyên viên quản lý nội dung các trang tin tuyển dụng.
7. Mức lương ngành Quản trị nhân lực
Mức lương của ngành Quản trị nhân lực phụ thuộc vào trình độ năng lực,thâm niên và kinh nghiệm trong nghề.
Sinh viên mới ra trường ngành Quản trị nhân lực có thể nhận mức lương khởi điểm từ 6 -8 triệu/tháng.
Cấp trưởng phòng có thâm niên 3 -5 năm sẽ được trả đến 1.000 USD/tháng.
Các vị trí giám nhân sự có thể có thu nhập từ 2.500 đến 3.000 USD/tháng.
Thậm chí ở những tập đoàn lớn của nước ngoài sẵn sang trả mức lương 4.000 USD/tháng cho vị trí quản trị nhân sự.
8. Những tố chất cần có để theo học ngành Quản trị nhân lực
Ngành Quản trị nhân lực yêu cầu bạn cần hội tụ nhiều tố chất bao gồm:
Có tầm nhìn chiến lược: Để làm quản trị nhân sự, bạn phải có tầm nhìn bao quát mọi mặt, mọi lĩnh vực trong công ty. Không ngừng tìm tòi, khám phá những cái mới, hiện đại để áp dụng hiệu quả.
Đánh giá và định hướng đúng năng lực cũng như khả năng của nhân viên, để biết cách đào tạo, phát huy điểm mạnh.
Tận tâm với công việc: Cống hiến hết mình, không quản ngại khó khăn, đưa ra những chính sách hợp lý nhất.
Biết lắng nghe, thấu hiểu: Biết đặt mình vào vị trí của người lao động, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp.
Với những bạn trẻ còn đang băn khoăn việc có nên học ngành Quản trị nhân lực hay không thì bài viết chắc hẳn sẽ giúp nhiều bạn đưa ra quyết định sáng suốt cho tương lai của mình.