Khái niệm việc làm là gì? Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì?

Việc làm là phương tiện giúp con người tạo ra được thu nhập và của cải vật chất. Bên cạnh đó, qua quá trình lao động việc làm thì con người cũng nhận về nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho bản thân. Để hiểu rõ hơn về khái niệm việc làm là gì, mời bạn đọc bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm việc làm là gì? Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì?

Khái niệm việc làm là gì?

“Việc làm là những hoạt động giúp tạo ra thu nhập và lợi ích; bao gồm những việc làm hợp pháp được thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động bằng việc ký kết hợp đồng lao động.”

Các loại hình việc làm phổ biến hiện nay

Hình thức làm việc và thời gian làm việc hiện nay khá đa dạng, tùy thuộc vào công việc, môi trường làm việc mà sẽ có những đòi hỏi khác nhau. Phổ biến nhất đó là 2 hình thức full time (toàn thời gian) và part - time (bán thời gian). Tuy nhiên, gần đây hình thức làm việc cộng tác viên cũng đang dần trở nên phổ biến.

Việc làm full time - toàn thời gian

Gồm những công việc kéo dài theo thời gian hành chính, đủ 8 tiếng/ngày và thường làm việc ít nhất 5 ngày trong tuần.

Việc làm part time - bán thời gian

Thời gian làm việc của hình thức này sẽ linh hoạt hơn tùy theo mong muốn của người chủ thuê hoặc có thể tùy sắp xếp của lao động. Công việc bán thời gian không yêu cầu người lao động phải làm đủ 8 tiếng/ngày và không cần làm việc 5 ngày/tuần. Thông thường, thời gian làm việc phổ biến của nhân viên part - time thường chỉ rơi vào 4 tiếng/ngày.

Việc làm cộng tác viên

Đây là hình thức làm việc mới nhưng ngày càng trở nên phổ biến bởi những ưu điểm sau:

Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp yêu cầu cộng tác viên đến làm việc tại văn phòng trong một khoảng thời gian cố định.

Đặc điểm của việc làm là gì?

Có thể thấy, dưới góc độ pháp lý, việc làm được cấu thành từ 3 yếu tố sau:

Là hoạt động lao động: điều này thể hiện ở sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra được các sản phẩm hoặc dịch vụ. Tính hệ thống và tính chuyên nghiệp là hai yếu tố cần thiết trong lao động việc làm. Do đó, người có việc làm thường là những người có trình độ chuyên môn hoặc kỹ năng liên quan đến công việc đó; giúp hoàn thành các công việc một cách nhanh chóng và tốt nhất.

Tạo ra thu nhập: Việc làm là hoạt động giúp tạo ra thu nhập cho người lao động và đây là khoản thu nhập trực tiếp.

Hoạt động này phải hợp pháp: Hoạt động tạo ra thu nhập nhưng phải được pháp luật thừa nhận mới được coi là việc làm. Mỗi một đất nước có những quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động có được coi là việc làm hay không. Quy định này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và phong tục tập quán riêng của từng quốc gia.

Vai trò của việc làm

Khi đã nắm được khái niệm việc làm là gì thì bạn cũng đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của nó đối với đời sống xã hội. Việc làm là vấn đề hết sức quan trọng và cốt lõi, nó có quan hệ mật thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và cả cuộc sống của người dân.

Đối với xã hội

Việc làm của cá nhân nhưng lại có tác động trực tiếp đến xã hội cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Điều đó được thể hiện khi cá nhân có việc làm giúp cho đời sống kinh tế đi lên, các tệ nạn xã hội ít xuất hiện hơn. Ngược lại, nếu cá nhân không có việc làm thì cũng đem đến nhiều điều tiêu cực và làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nhân cách con người, là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn xã hội.

Đối với nền kinh tế

Việc làm được coi là nhân tố quan trọng tạo ra thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế đảm bảo được nhu cầu việc làm cao cho từng cá nhân sẽ giúp duy trì mối quan hệ hài hòa giữa kinh tế và việc làm.

Đối với cá nhân

Nếu người lao động có việc làm thì họ sẽ có nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Do đó, việc làm ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân. Trình độ học vấn, kinh nghiệm và trình độ tay nghề có thể quyết định việc làm của mỗi người là gì.

Quá trình tìm việc làm thường có các bước nào?

Thường thì quá trình tìm việc làm sẽ trải qua các giai đoạn như sau:

Quá trình tìm kiếm việc làm của người lao động còn phụ thuộc vào cả quy mô, tính chất, chính sách tuyển dụng của tổ chức. Do đó quá trình tìm việc không nhất thiết phải trải qua các giai đoạn giống nhau và cũng không có khuôn mẫu chung nào cho quá trình này.

5 kỹ năng cần có khi đi phỏng vấn xin việc

Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, bạn cần có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng cả về mặt kiến thức chuyên môn lẫn các kỹ năng mềm. Dưới đây là 5 kỹ năng cần thiết giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn:

Kỹ năng diễn đạt: Là kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, truyền đạt thông tin để nhà tuyển dụng hiểu được chính xác thông điệp bạn muốn hướng đến. Cụ thể là cần nói trôi chảy, ngắn gọn, chính xác và không ngập ngừng…

Kỹ năng chuẩn bị phục trang: Cụ thể là việc lựa chọn trang phục, kiểu tóc, trang điểm… cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp với nhà tuyển dụng.

Kỹ năng kiểm soát tư thế, cử chỉ: Bao gồm việc lưu ý tư thế, cử chỉ, dáng đi, đứng, ngồi đẹp để phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Kỹ năng kiểm soát biểu hiện nét mặt, ánh mắt: Đó là cách bạn kiểm soát biểu hiện trên gương mặt và qua ánh măt cũng như che giấu chúng để có được biểu cảm như ý muốn.

Kỹ năng kiểm soát yếu tố phi ngôn ngữ: Bạn cần kiểm soát được âm lượng của âm thanh, tốc độ lời nói… Những yếu tố này chịu ảnh hưởng lớn bởi thể trạng, cảm xúc, các phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể… Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể luyện tập để cải thiện và kiểm soát phần nào đem lại hiệu quả trong giao tiếp.

Qua bài viết trên hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm việc làm là gì và các bước để bạn có thể tìm kiếm được việc làm. Chúc bạn luôn thành công và lựa chọn được công việc phù hợp.

Hồng An

Link nội dung: https://flowerstore.vn/viec-gi-a56836.html