Vai trò của Planning Manager trong doanh nghiệp

Để phát triển vững mạnh, doanh nghiệp cần có một Planning Manager để hoạch định và lập các kế hoạch chiến lược dài hạn. Vậy Planning Manager là ai? Vai trò của Planning Manager trong doanh nghiệp là gì? Các bạn hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của HRchannels nhé! Việc làm sản xuất

Planning Manager là ai?

Planning Manager là người đứng đầu bộ phận kế hoạch, có trách nhiệm nghiên cứu và xác định các mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Họ cũng có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch chi tiết và đưa ra chiến lược phù hợp để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh. Đồng thời Planning Manager còn phải nghiên cứu thị trường, xác định và phân tích các xu hướng mới trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Các Planning Manager cần có những kỹ năng nhất định để có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của họ. Theo quan sát của HRchannels, những kỹ năng phổ biến nhất thường được nhắc đến bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và khả năng sáng tạo. Ngoài ra, Planning Manager còn phải có khả năng quản lý dự án, am hiểu về quy trình thủ tục và báo cáo tài chính. Xem thêm: Top 08 kỹ năng quan trọng nhất của một Planning Manager

Planning Manager thường làm gì?

Công việc chính của Planning Manager là hoạch định và thực hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh theo yêu cầu phát triển của doanh nghiệp tại từng giai đoạn cụ thể. Họ cũng chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện hữu của doanh nghiệp cũng như phát triển thêm khách hàng mới.

Planning Manager phối hợp với các bộ phận có liên quan để xác định các vấn đề công ty cần cải thiện và đưa ra đề xuất cải thiện hiệu quả nhất. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể phát triển và gia tăng mức độ định vị thương hiệu trên thị trường.

Các Planning Manager cũng có trách nhiệm quản lý công tác tuyển dụng nhân sự trong bộ phận, phân công nhiệm vụ và đánh giá kết quả công việc của nhân viên do mình quản lý. Bên cạnh đó, Planning Manager còn xác định các mục tiêu, chính sách và thủ tục hoạt động cho toàn công ty và cho bộ phận. >>>> Xem thêm: Làm thế nào để trở thành một Planning Manager?

Vai trò của Planning Manager trong doanh nghiệp

Các Planning Manager giữ vai trò quan trọng trong việc đưa ra những lời khuyên, lập kế hoạch và quản lý việc thực hiện các kế hoạch đó từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành. Trong vai trò của một Planning Manager, bạn sẽ là cầu nối liên kết các đối tượng có liên quan và tư vấn các chính sách, quy định cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Bạn cần đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ tốt nhất các quy định. Đồng thời bạn còn phải có cái nhìn toàn diện nhất về những ràng buộc có liên quan đến ngân sách. Sau cùng bạn cần nhận diện đúng vai trò của mình trong việc quản lý và phát triển các dự án mới.

Dưới đây là thông tin chi tiết về những vai trò của Planning Manager trong doanh nghiệp:

1- Thiết lập và quản lý các kế hoạch, chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Các Planning Manager sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp để xác định các khía cạnh cần cải thiện. Sau đó, họ sẽ xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển phù hợp cho doanh nghiệp.

Khi đã có kế hoạch cụ thể, Planning Manager sẽ chỉ đạo việc thực hiện và giám sát trong suốt quá trình thực hiện các kế hoạch. Nhiệm vụ của Planning Manager là phải đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo các hồ sơ, tài liệu của kế hoạch luôn đúng quy định pháp lý.

2- Quản lý nhân viên bộ phận kế hoạch

Trong vai trò của người đứng đầu bộ phận kế hoạch, Planning Manager có trách nhiệm phân công công việc phù hợp cho từng nhân viên trong bộ phận. Đồng thời có trách nhiệm đôn đốc họ thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã định trước. Planning Manager còn phải giám sát, đánh giá công việc của nhân viên trong bộ phận và có quyết định khen thưởng, kỷ luật sao cho phù hợp. Xem thêm: Tuyển dụng Planning Manager: Yêu cầu, mức lương và những điều cần lưu ý

3- Tư vấn, tham mưu cho ban giám đốc

Planning Manager có nhiệm vụ tư vấn cho ban giám đốc và các nhà quản lý cấp cao khác trong doanh nghiệp các vấn đề có liên quan đến kế hoạch. Từ đó có thể đảm bảo các kế hoạch được thực hiện và hoàn thành tốt nhất.

4- Quản lý ngân sách

Mỗi một kế hoạch luôn gắn liền với một khoản ngân sách nhất định. Do đó, một Planning Manager giỏi cần biết cách hoạch định và quản lý việc chi tiêu ngân sách sao cho phù hợp với các quy định của doanh nghiệp. Đồng thời, hạn chế tối đa những lãng phí, đảm bảo các kế hoạch đạt hiệu quả tài chính tối ưu.

5- Xây dựng mối quan hệ với các đối tượng có liên quan

Công việc của Planning Manager có liên quan đến nhiều đối tượng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần biết cách xây dựng và phát triển mối quan hệ thân thiết với các bên liên quan. Từ đó đảm bảo các kế hoạch được thực hiện thành công và hiệu quả. >>>> Có thể bạn quan tâm: Finance Planning & Analysis là gì?

Từ những thông tin trên đây có thể thấy rằng, vai trò của Planning Manager trong doanh nghiệp rất là quan trọng. Họ giúp doanh nghiệp lập ra những kế hoạch cụ thể và quản lý việc thực hiện kế hoạch để doanh nghiệp có thể hoàn thành các mục tiêu kinh doanh của mình. Nếu bạn yêu thích công việc này và đang tìm kiếm một cơ hội việc làm Planning Manager, thì hãy truy cập vào HRchannels.com để cập nhật những thông tin việc làm chất lượng nhất. -

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://flowerstore.vn/planning-a56854.html