Đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hoàn thiện hạ tầng của một công trình không thể không kể đến kỹ sư giám sát M&E. Vậy bạn có biết kỹ sư giám sát M&E là gì? Mô tả công việc này bao gồm những gì? Cần những kỹ năng gì để nhanh thăng tiến trong công việc? Tham khảo ngay bài viết dưới đây!
M&E, với nghĩa đầy đủ là Mechanical and Electrical, được dịch ra là Cơ khí và Điện. Vậy thì kỹ sư M&E chính là Kỹ sư Cơ Khí và Điện, nhưng người ta thường gọi tắt là kỹ sư cơ điện. Thêm vào đó, nghề này còn có tên gọi khác là Mechanical and Electrical Engineer.
Về vai trò, M&E chiếm 1 phần quan trọng, dự báo ở mức 40 - 60% trong tổng khối lượng của công trình xây dựng.
Về vai trò, M&E chiếm 1 phần quan trọng, dự báo ở mức 40 - 60% trong tổng khối lượng của công trình xây dựng. Vậy nên, kỹ sư m&e sẽ chịu trách nhiệm rất lớn cho những dự án thi công.
Tên gọi Kỹ sư M&E không có nghĩa là vị trí này phải am hiểu, thông thạo cả hai phần cơ khí và điện vì trong hệ thống M&E gồm 4 hạng mục khác nhau:
Hệ thống điện (Electrical)
Hệ thống thông gió và điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning - HVAC)
Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh (Plumbing & Sanitary - P&S)
Hệ thống báo cháy và chữa cháy (Fire alarm & Fire fighting)
Xây dựng Hoà Bình sẽ giúp bạn đọc quan tâm có thêm thông tin bổ ích về kỹ sư giám sát M&E thông qua bản mô tả công việc của việc làm này. Nắm bắt rõ ràng bản mô tả chi tiết công việc ấy tức là bạn đã hiểu sâu hơn nữa nhiệm vụ mà nếu như bạn chính thức bước chân vào ngành nghề này cần phải làm là gì.
Người kỹ sư giám sát M&E sẽ cần phải thực hiện khá nhiều nhiệm vụ
Người kỹ sư giám sát M&E sẽ cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Đi khảo sát hiện trường và lập ra bản vẽ thiết kế về hệ thống cơ điện cho các công trình
Phối hợp với các đơn vị tư vấn, các chủ đầu tư và bộ phận giám sát nhằm đưa ra quyết định chốt phương án cuối cùng trong việc thi công, thiết kế.
Lên kế hoạch và tổ chức thi công, lắp đặt các hệ thống M&E đối với công trình dựa vào nguồn kinh phí của chủ đầu tư cũng như theo tiến độ đã được họ quy định và yêu cầu mà họ mong muốn.
Lập bảng thống kê chi tiết nhất về khối lượng công trình đang được thực hiện, sau đó kỹ sư M&E sẽ báo lại với chủ đầu tư về khối lượng chi tiết đó.
Giám sát quá trình làm việc của đội ngũ thi công một cách chặt chẽ dựa theo những tiêu chuẩn về quản lý chất lượng đã qua thẩm định. Từ đó đưa ra những phương án để xử lý kịp thời mỗi khi có vấn đề nào đó phát sinh trong quá trình thực hiện, mục đích chính của nhiệm vụ này chính là đảm bảo về mặt chất lượng cho công trình và đảm bảo mức độ an toàn cho người lao động.
Phối hợp với các bộ phận khác trong việc tổ chức nghiệm thu công trình, tiến hành sửa lại theo đúng yêu cầu của nhà đầu tư.
Kiểm tra kỹ càng chất lượng của các hạng mục cơ điện được phụ trách trước khi gửi các yêu cầu nghiệm thu cho các chủ đầu tư và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám sát, tư vấn.
Làm báo cáo công việc theo định kỳ đối với các chủ đầu tư
Thực hiện những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên phân công.
Tất nhiên, để làm được 1 ngành nghề nào đó, bạn cần am hiểu kiến thức, bản chất của nghề đó. Cụ thể, nếu muốn trở thành kỹ sư cơ điện, bạn cần nắm chắc lý thuyết về ngành cơ điện, về các loại hệ thống bao gồm trong hệ thống m&e, nguyên tắc hoạt động của các hệ thống ấy như thế nào? Và bạn còn cần phải nắm được kiến thức chuyên môn về 1 trong 2 mảng cơ hoặc điện, tùy theo hướng đi của bạn, muốn chuyên sâu về mảng nào hơn. Bên cạnh đó, bạn cần trang bị kiến thức thực tế thông qua thực hành những công việc thi công, giám sát cho các dự án lớn nhỏ khác nhau.
Đối với Kỹ sư m&e, công việc của họ không chỉ là giám sát, mà còn bao gồm cả thiết kế. Vậy nên, đọc bản vẽ kỹ thuật là 1 trong những kỹ năng quan trọng để có thể bổ sung cho bản thân những kiến thức về tiêu chuẩn cơ điện, cách áp dụng tiêu chuẩn trong thi công theo quy chuẩn có sẵn. Thêm vào đó, nếu bạn đọc được bản vẽ tốt thì khả năng bóc tách khối lượng của bạn cũng sẽ tốt. Bạn sẽ liệt kê được đầy đủ khối lượng để chào giá chủ đầu tư hay giải trình tốt về các công việc thi công.
Đối với Kỹ sư m&e, công việc của họ không chỉ là giám sát, mà còn bao gồm cả thiết kế
Như đã nêu trên, 1 trong những công việc của kỹ sư cơ điện chính là thiết kế. Vậy nên, bạn cần thực hành thiết kế bản vẽ cũng như thiết kế các hệ thống m&e cho các dự án nhỏ, để có thể hiểu được các hệ thống có mối liên hệ với nhau ra sao, phần nào quan trọng. Ngoài ra, là 1 kỹ sư cơ điện, bạn cần có kỹ năng sử dụng thành thạo phần mềm vẽ, ví dụ như: Autocad, Revit Mep vì những phần mềm này sẽ được sử dụng thường xuyên khi vẽ trên máy tính.
Người kỹ sư m&e cần có cho mình kỹ năng này để có thể đưa ra những phương án triển khai dự án thi công hợp lý, đúng theo tiến độ, yêu cầu. Đồng thời, cần có 1 kế hoạch rõ ràng và sáng suốt để quản lý, hướng dẫn đội công nhân làm việc hiệu quả hơn, tránh những sai sót không đáng có, gây ảnh hưởng đến cả công trình.
Đây là 1 kỹ năng quan trọng. Nó sẽ giúp cho người làm kỹ sư cơ điện có thể dự toán được 1 công trình đáng giá bao nhiêu, tính toán chi phí vật tư thi công tránh dẫn đến hao hụt hay dư thừa, gây lãng phí. Bạn có thể tính toán khối lượng thi công theo trình tự, tránh thiếu sót khối lượng. Có 1 cách khác là chia các kết cấu xây dựng, đa phần là các hình khối phức tạp thành hình đơn giản để tính toán đỡ bị nhầm lẫn. Tính toán luôn có những mẹo và quy tắc nhất định. Việc của bạn cần làm là học hỏi, nắm vững những kiến thức này để có thể làm việc hiệu quả.
Kỹ sư m&e cần trang bị cho mình kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh chuyên ngành, để có thể đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.
Hiện nay, các quy chuẩn nước ngoài được áp dụng khá nhiều với các công trình thi công. Vậy nên, kỹ sư m&e cần trang bị cho mình kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh chuyên ngành, để có thể đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.
Word, excel là những công cụ mà kỹ sư cơ điện sẽ thường xuyên phải sử dụng, đặc biệt là excel, để có thể tính toán, lập dự toán, thiết kế, hay thậm chí là quản lý tiến độ thi công. So với việc tính toán bằng các phần mềm chuyên ngành, excel sẽ hữu dụng hơn nhiều.
Không chỉ cần thành thạo các phần mềm vẽ, mà còn 1 số phần mềm tính toán mà kỹ sư m&e cần thành thạo như: Phần mềm tính ống gió, phần mềm tính chọn ống ga… nhằm tiết kiệm thời gian. Phần mềm tính tải lạnh cũng được sử dụng để thuyết trình chủ đầu tư. Tuy nhiên, các kỹ sư thường lựa chọn tính theo kinh nghiệm. Các công trình quy mô lớn, chủ đầu tư thay đổi liên tục về kiến trúc hay công năng, thì việc sử dụng phần mềm để tính sẽ làm tốn thời gian cũng như công sức.
Như vậy qua những thông tin chia sẻ trên đây, Hòa Bình mong bạn đã có những thông tin cần thiết về công việc kỹ sư giám sát M&E. Hãy tận dụng những cơ hội việc làm hấp dẫn nhất đối với ngành nghề này để thành công bạn nhé!
Link nội dung: https://flowerstore.vn/ky-su-me-a58055.html