Bạn thích cuộc sống độc thân
Trong khi nhiều người thích được ở trong một mối quan hệ, những người khác lại thích những lợi ích của việc sống độc thân. Đôi khi, bạn không muốn có trách nhiệm trong một mối quan hệ. Hoặc có thể bạn chưa sẵn sàng cho một cam kết nghiêm túc.
Đối với một số người, việc không muốn yêu bắt nguồn từ lo ngại rằng việc yêu sẽ ngăn cản bạn đạt được mục tiêu cá nhân của mình. Nếu bạn đã chứng kiến gia đình, bạn bè và những người khác trong cuộc sống của bạn phải gác lại ước mơ sau khi kết hôn và nuôi dạy một gia đình, bạn có thể cảm thấy rằng nỗi sợ hãi của mình là chính đáng.
Trong suy nghĩ của nhiều người, tình yêu là sau khi kết hôn và những đứa trẻ. Nếu bạn không muốn kết hôn hoặc sinh con, suy nghĩ yêu và "ổn định cuộc sống" có thể dẫn đến lo ngại rằng nó sẽ cản trở sự độc lập của bạn.
Thay vì bị ràng buộc vào một mối quan hệ và tất cả các nghĩa vụ và trách nhiệm có thể đi kèm với nó, bạn có thể thích tập trung vào bản thân và mục tiêu của mình trong cuộc sống.
Nguồn: Unsplash.com
Bạn tự đánh giá hoặc coi trọng thấp giá trị bản thân thấp
Việc không muốn yêu đôi khi có thể là vấn đề liên quan đến sự tự coi trọng, sự gắn bó, lo lắng hoặc một vấn đề khác. Bạn có thể cảm thấy lo lắng về việc trở nên gắn bó với ai đó và có khả năng đánh mất họ. Hoặc bạn có thể tự coi trọng bản thân thấp và đấu tranh với cảm giác rằng bạn là người không thể yêu thương. Thay vì đối mặt với khả năng bị từ chối, bạn có thể quyết định tránh né tình yêu hoàn toàn.
Dù lý do là gì, điều quan trọng là bạn phải thành thật về lý do tại sao bạn không muốn yêu. Nếu không chắc tại sao mình không muốn yêu, bạn có thể cân nhắc tìm hiểu thêm vấn đề với sự trợ giúp của chuyên gia trị liệu.
Hiểu rõ lý do có thể giúp bạn vượt qua những rào cản ngăn bạn đến với một mối quan hệ tích cực hoặc giúp bạn làm rõ thêm lý do muốn tránh yêu người khác.
Cân nhắc ưu và nhược điểm
Nếu bạn vẫn đang vật lộn với ý nghĩ sẽ không bao giờ yêu, hãy dành thời gian suy nghĩ về những ưu và nhược điểm của việc không bị ràng buộc với ai đó.
Mặt tích cực, việc né tránh tình yêu có nghĩa là bạn sẽ không phải đối mặt với sự đau lòng nếu mối quan hệ không suôn sẻ. Bạn cũng sẽ không phải hy sinh sự độc lập của mình hoặc trì hoãn các mục tiêu của mình để nhường chỗ cho một người bạn đời lãng mạn.
Tuy nhiên, một số hạn chế tiềm ẩn tồn tại khi không để tình yêu vào cuộc sống của bạn. Ví dụ, bạn có thể bỏ lỡ mối quan hệ hỗ trợ và khăng khít khi có một mối quan hệ lành mạnh. Bạn cũng sẽ không có ai đó để chia sẻ kinh nghiệm sống hoặc để dựa vào trong những thời điểm khó khăn.
Cuối cùng, việc yêu hay không là thuộc về quyết định cá nhân mà chỉ có bạn mới có thể đưa ra. Hãy xem xét tất cả các yếu tố liên quan trước khi đưa ra quyết định phù hợp với bạn.
Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ khi thất tình
Nếu bạn nghi ngờ rằng một ngày nào đó bạn có thể hối tiếc vì đã không yêu, thì có những bước bạn có thể thực hiện để giải quyết nỗi sợ và cởi mở hơn với ý tưởng cuối cùng sẽ hình thành một kết nối tình yêu lâu dài.
Nguồn: Unsplash.com
Hãy nói chuyện với một nhà trị liệu
Nếu cảm xúc của bạn liên quan đến các vấn đề về lòng tự trọng, sự gắn bó hoặc lo lắng, bác sĩ trị liệu có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng đối phó để giúp bạn điều hướng các mối quan hệ lãng mạn thành công hơn. Các hình thức điều trị khác nhau, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức, có thể giúp điều chỉnh lại cách bạn nghĩ về tình yêu và các mối quan hệ.
Thực hành cởi mở với người khác
Nếu nỗi sợ của bạn bắt nguồn từ nỗi sợ bị tổn thương, hãy bắt đầu bằng cách mở lòng với bạn bè thân thiết và các thành viên trong gia đình. Thường xuyên nói về cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm của bạn với họ. Khi bạn cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc sâu kín nhất của mình, bạn có thể dễ dàng mở lòng với người yêu hơn khi đến thời điểm.
Đừng xem nhẹ những tình yêu không lãng mạn
Có được sự hỗ trợ xã hội mạnh mẽ là điều cần thiết cho sức khỏe tinh thần. Nhìn chung, những người có mối quan hệ rộng mở có xu hướng sức khỏe tinh thần tốt hơn những người độc thân, nhưng một người có quá nhiều mối quan hệ hỗ trợ xã hội cần có thì có thể dẫn đến tác dụng ngược của xu hướng này. Đối với bạn, hãy tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ, bền chặt với bạn bè và những người thân yêu khác.
Hãy nhớ rằng hoàn toàn có thể yêu ai đó mà không cần trong mối quan hệ yêu đương với họ. Tập trung vào việc phát triển mối quan hệ thuần khiết với những người khác. Bạn có thể thấy rằng bạn vẫn có thể trải nghiệm những lợi ích của tình yêu mà không gặp phải tất cả những vấn đề phức tạp đi kèm với một mối quan hệ yêu đương lãng mạn.
Nghĩ về những gì bạn có thể muốn trong một mối quan hệ
Phải làm gì nếu bạn vẫn yêu
Nếu bạn đã luôn thề rằng sẽ không bao giờ yêu, thì việc tìm thấy mình yêu ai đó có thể rất khó khăn. Bạn có thể lo lắng rằng bạn đang khiến bản thân thất vọng hoặc từ bỏ kế hoạch của mình. Điều này có thể dẫn đến những hành vi không có lợi như phá hoại mối quan hệ của bạn hoặc khiến bạn lo lắng không biết mối quan hệ sẽ đi đến đâu.
Nếu bạn thấy mình đang yêu, mặc dù bạn đã thề rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra, nhưng có những điều bạn có thể làm để bảo vệ bản thân và nâng cao cơ hội thành công cho mối quan hệ của bạn.
Tiến hành từ từ
Khi bạn đang làm quen với một ai đó, hãy làm mọi thứ chậm lại. Đừng lao vào bất cứ điều gì về thể chất hay cảm xúc. Trước tiên, hãy làm quen với họ như những người bạn và xem mọi thứ tiến triển như thế nào từ đó.
Đặt ranh giới
Đặt ra ranh giới là điều cần thiết trong bất kỳ mối quan hệ nào, nhưng nó có thể rất quan trọng khi bạn cố gắng để không quá ràng buộc. Hãy chắc chắn rằng bạn đang đi đúng hướng về những gì bạn đang tìm kiếm trong mối quan hệ và đừng ngần ngại lên tiếng nếu bạn cảm thấy áp lực hoặc không thoải mái.
Nguồn: Unsplash.com
Giao tiếp cởi mở
Giao tiếp trung thực là điều quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ nào, nhưng nó rất quan trọng khi bạn đang cố gắng làm mọi thứ chậm lại. Nói về cảm xúc của bạn, kỳ vọng của bạn và nỗi sợ hãi của bạn. Bạn càng giao tiếp nhiều, bạn càng dễ dàng giữ mọi thứ theo đúng quan điểm và duy trì một mối quan hệ lành mạnh.
Cố gắng sống trong khoảnh khắc
Khi bạn đang ở trong một mối quan hệ mới, thật dễ dàng để bắt đầu nghĩ về tương lai và hình dung bản thân bạn với người ấy. Nhưng nếu bạn đang cố gắng để không quá ràng buộc vào mối quan hệ, hãy tập trung vào sống trong thời điểm hiện tại và thực hiện mọi thứ vào từng ngày một. Thích làm quen với ai đó mà không phải căng thẳng về vị trí của mối quan hệ.
Kết Luận
Bất chấp những gì văn hóa đại chúng nói, bạn không cần phải yêu để được hạnh phúc. Trong nhiều trường hợp, không có gì sai khi muốn tránh né tình yêu. Thành thật với bản thân và người yêu về cảm xúc của bạn.
Nếu bạn chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ nghiêm túc, điều đó không sao cả. Chỉ cần đảm bảo nói ra được cảm xúc và ranh giới của bạn. Bằng cách đó, bạn có thể tránh bị thương hoặc làm tổn thương người khác.
-
Tác giả: Kendra Cherry
Link bài gốc: I Don't Want to Fall In Love': What to Do If You Feel This Way
Dịch giả: Phan Thị Kim Ngọc
Biên tập: Hoàng Văn Phúc
Nguồn ảnh: https://unsplash.com/
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây: https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo
(***)Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(****)Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
Link nội dung: https://flowerstore.vn/toi-khong-biet-phai-lam-the-nao-de-yeu-nua-a58249.html