Hiện tại ở Việt Nam có 2 công ty cung cấp dịch vụ dán thẻ thu phí tự động là VETC và VDTC (ePass). Tất cả trạm thu phí tự động trên toàn quốc đều liên kết với 2 công ty này nên khách hàng có thể chủ động lựa chọn công ty dán thẻ theo ý muốn.
Dù giống nhau về dịch vụ cung cấp, VETC và ePass vẫn có những điểm khác biệt. Người dùng nên nắm rõ những thông tin này để cân nhắc lựa chọn công ty hợp lý.
VETC là dịch vụ thu phí không dừng của công ty TNHH Thu phí tự động VETC - đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ ETC tại Việt Nam từ năm 2015. Còn ePass là dịch vụ do công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) cung cấp. Theo đó, để dán thẻ định danh e-Tag hay ePass, chủ xe đều cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ như sau:
Cả 2 đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng ETC đều liên kết với tất cả trạm thu phí tự động trên toàn quốc. Do vậy, từ ngày 1/8/2022, khách hàng có thể sử dụng thẻ định danh e-Tag hoặc ePass cho dịch vụ thu phí không dừng trên mọi tuyến đường cao tốc trên cả nước.
Để tiết kiệm thời gian, chủ xe có thể đăng ký thẻ định danh qua hình thức trực tuyến. Sau khi nhận thẻ, chủ phương tiện tiến hành dán vào vị trí quy định tại đèn xe hoặc kính chắn gió để thuận tiện cho quá trình quét mã. Đặc biệt, trạm thu phí VETC và ePass chấp nhận tất cả phương tiện lưu thông đã dán thẻ định danh, không phân biệt đơn vị cung cấp.
Dù giống nhau về dịch vụ cung cấp, VETC và ePass vẫn có những điểm khác nhau trong vận hành như hình thức nạp tiền, địa điểm đăng ký dán thẻ hay những sự cố có thể xảy ra khi vận hành.
Để sử dụng thẻ định danh thu phí không dừng, khách hàng cần nạp tiền vào tài khoản thông qua hình thức chuyển khoản (miễn phí) hoặc các cổng thanh toán (có phí từ 1% trở lên). Tuy nhiên, VETC chưa có tính năng liên kết với tài khoản ngân hàng/ví điện tử. Do vậy, người sử dụng thẻ VETC cần phải nạp tiền vào tài khoản trước khi bắt đầu hành trình, tránh trường hợp bị hết tiền khi qua trạm thu phí ETC.
Trong khi đó, để sử dụng thẻ định danh ePass, khách hàng chỉ cần nạp tiền thông qua các cổng thanh toán (có phí) hoặc qua ứng dụng ngân hàng/ chuyển khoản (miễn phí). Đặc biệt, ePass tích hợp thêm tính năng liên kết ví điện tử (Viettel Money), cho phép người dùng không cần duy trì số dư tài khoản trong ePass như VETC, tránh việc bị phạt nếu quên nạp tiền vào tài khoản giao thông.
Tính đến thời điểm hiện tại, VETC chưa ghi nhận các sự cố liên quan đến hệ thống thu phí không dừng. Tuy nhiên, với thẻ ePass thì thực tế vận hành đã ghi nhận những trường hợp trục trặc khi thực hiện thí điểm trên 2 tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Hà Nội - Hải Phòng vào đầu năm 2022. Hiện nay, đơn vị chủ quản thẻ ePass đang hoàn thiện hệ thống để khắc phục hiệu quả những trục trặc này, tối ưu trải nghiệm người dùng.
Để đăng ký dán thẻ VETC, khách hàng cần đến trung tâm đăng kiểm và trạm thu phí. Trường hợp có nhu cầu dán thẻ ePass, chủ xe hãy đến Viettel Post, Viettel Pay, trạm thu phí và trung tâm đăng kiểm.
Để tiết kiệm thời gian, chủ xe có thể đăng ký thẻ định danh trực tuyến. Tuy nhiên, thẻ ePass đăng ký online chỉ dành cho khách hàng cá nhân, trong khi đó thẻ VETC dành cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Điều này cho thấy, ở thời điểm hiện tại, thẻ định danh VETC đang đáp ứng được tệp khách hàng rộng hơn so với ePass.
Hiện nay, VETC hỗ trợ dán thẻ miễn phí cho khách hàng lần đầu đăng ký và kích hoạt tài khoản giao thông thu phí tự động không dừng. Phí dán thẻ từ lần thứ 2 trở đi là 120.000VNĐ/thẻ. Trong khi đó, ePass đã dừng triển khai dịch vụ dán miễn phí lần đầu tiên. Khách hàng đăng ký mới cần chi trả mức phí 120.000 đồng để dán thẻ định danh lên xe.
VETC và ePass đều là 2 loại loại thẻ định danh cho phép liên kết với tài khoản giao thông giúp hệ thống thu phí không dừng ETC nhận diện phương tiện và trừ phí tự động. Mỗi loại thẻ đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu di chuyển, chủ xe có thể lựa chọn dán thẻ phù hợp để lưu thông thuận tiện và đúng Luật trên các tuyến đường cao tốc trên cả nước.
Link nội dung: https://flowerstore.vn/epass-va-vetc-a58915.html