Sở hữu khí hậu đặc biệt, phong cảnh tuyệt đẹp cùng không gian sống thoải mái, mức chi phí phải chăng, Phần Lan luôn là một trong những điểm đến học tập và sinh sống lâu dài lý tưởng. Vậy định cư Phần Lan có khó không? Cần điều kiện gì để định cư ở Phần Lan? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Trung tâm Tư vấn du học VNPC nhé!
Điều kiện định cư Phần Lan
Định cư Phần Lan có khó không? Thực tế, định cư Phần Lan nghe có vẻ khó nhưng lại tương đối dễ. Đa số các nước đều muốn làm mọi cách để phát triển kinh tế, giáo dục nên ưu tiên mở cửa chào đón người dân nước khác đến định cư giúp phát triển đất nước vững mạnh hơn. Tại Phần Lan, Chính phủ cũng ban hành nhiều chương trình hỗ trợ và chính sách định cư Phần Lan.
Hiện có 2 loại giấy phép định cư Phần Lan là type A và type B, trong đó type B có thời hạn 6 tháng đến 2 năm và có thể gia hạn với thời gian không quá 1 năm. Còn type A thời hạn dài hơn, từ 1-4 năm và có thể gia hạn được thêm tối đa 4 năm.
Để xin giấy phép và định cư Phần Lan, bạn cần đáp ứng những điều kiện cơ bản sau:
-
Hộ chiếu chính chủ còn thời hạn.
-
Giấy tờ chứng minh chưa từng vi phạm pháp luật, chưa từng có tiền án, tiền sự.
-
Giấy chứng nhận sức khỏe tốt, không mắc bệnh lao hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
-
Chứng minh đủ tài chính nuôi sống bản thân, không cần trợ cấp xã hội.
-
Sở hữu nhà hoặc đang thuê tại Phần Lan.
-
Đóng bảo hiểm đầy đủ trong thời gian định cư.
-
Hoàn thiện đầy đủ thông tin trên đơn đăng ký định cư.
-
Có khả năng chi trả các khoản phí liên quan.
Ngoài ra, mỗi diện định cư Phần Lan sẽ có các điều kiện riêng, bạn đọc có thể tham khảo bảng tổng hợp sau:
>> Xem thêm: Chi phí du học New Zealand
Chi phí định cư Phần Lan
Định cư Phần Lan cần bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào chương trình định cư bạn lựa chọn. Mỗi chương trình sẽ có mức chi phí khác nhau, trong đó có 3 diện định cư phổ biến nhất gồm:
-
Định cư theo diện du học: Dành cho các bạn trẻ từ 18-22 tuổi, du học sinh và gia đình cần chứng minh tài khoản tiết kiệm có 6.720 Euro, tương đương sinh hoạt phí 1 năm theo quy định của Chính phủ. Phần Lan cho phép sinh viên quốc tế đi làm thêm trong thời gian học tập để kiếm thu nhập, giảm gánh nặng tài chính nhưng vẫn cần đảm bảo chất lượng học tập.
-
Diện đầu tư định cư Phần Lan: Đương đơn tham gia chương trình này cần có ít nhất 4 tỷ đồng để mua cổ phiếu hoặc góp vốn vào công ty đang hoạt động hợp pháp tại Phần Lan. Đây là hình thức được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng ở thời điểm hiện tại, phù hợp với những ai có tiềm lực kinh tế và kỹ năng quản lý.
-
Định cư Phần Lan diện tay nghề: Diện định cư này được nhiều người ưa chuộng bởi chi phí thấp và đương đơn còn có công việc ổn định.
Bên cạnh các khoản phí trên, bạn còn phải chi trả tiền sinh hoạt hàng tháng, trung bình khoảng 700- 800 Euro/tháng/người. Mức chi phí này có thể thay đổi tùy từng khu vực sinh sống và nhu cầu chi tiêu của mỗi người. Các khoản phí sinh hoạt gồm:
-
Tiền thuê nhà: Khoảng 5.634 Euro/tháng, mỗi gia đình 2 vợ chồng và 2 con tốn khoảng 67.608 Euro/năm gồm tiền thuê căn hộ 2 phòng ngủ, điện nước, vui chơi giải trí,....
-
Chi phí ăn uống: Khoảng 260 - 300 Euro/tháng để mua thực phẩm tại cửa hàng, siêu thị địa phương.
-
Chi phí học tập: Với sinh viên du học tại Phần Lan, học phí trung bình dao động từ 6.000- 12.000 Euro/năm, có thể tăng hoặc giảm tùy vào từng trường và bậc học.
-
Chi phí đi lại: Khoảng 35-50 Euro/tháng nếu di chuyển bằng các phương tiện công cộng.
-
Bảo hiểm y tế: Để xin được giấy phép cư trú, bạn phải mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm này phải còn hiệu lực khi bạn đặt chân đến Phần lan.
Cách xin quốc tịch để định cư Phần Lan
Xin quốc tịch để định cư Phần Lan thành công hay không phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là 2 cách xin quốc tịch để định cư Phần Lan phổ biến nhất, bạn có thể tham khảo để áp dụng:
Bằng cách nộp hồ sơ
Nếu bạn là người nước ngoài, bạn có thể xin quốc tịch định cư Phần Lan bằng cách nộp các hồ sơ để chứng minh:
-
Danh tính khai báo hợp pháp, không nghi ngờ gì.
-
Đủ 18 tuổi.
-
Đảm bảo yêu cầu về thời gian cư trú, tức là bạn đã sống ở Phần Lan trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định.
-
Chưa từng có tiền án, tiền sự, vi phạm pháp luật hoặc lệnh cấm.
-
Đảm bảo rằng bạn thanh toán đầy đủ các khoản phí theo yêu cầu.
-
Chứng minh tài chính, phương tiện/công việc kiếm sống của bạn khi định cư ở Phần Lan.
-
Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngôn ngữ (tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển).
Bằng cách tuyên bố (Declaration)
Một cách đơn giản hơn để sở hữu quốc tịch để định cư Phần Lan là tuyên bố (declaration) nếu bạn là một trong các trường hợp sau đây:
-
Bạn có cha là người Phần Lan sinh ra ngoài giá thú tại nước ngoài.
-
Tuổi từ 12 đến 17, có cha hoặc mẹ nuôi là người Phần Lan.
-
Đã từng là công dân Phần Lan.
-
Công dân các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Iceland, Na Uy, Thụy Điển…
-
Bạn là công dân trẻ từ 18 tuổi đến 22 tuổi, nghĩa là người nước ngoài đã sống ở Phần Lan một thời gian dài thời niên thiếu.
>> Xem thêm: Visa du học Canada
Quyền lợi và nghĩa vụ của người định cư Phần Lan
Sau khi đã được định cư Phần Lan một cách hợp pháp bạn sẽ được hưởng quyền lợi như người bản xứ, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ như một công dân Phần Lan. Những quyền lợi của người định cư Phần Lan gồm:
-
Được cấp hộ chiếu Phần Lan.
-
Được tham gia bỏ phiếu bầu cử Tổng thống, bầu cử Quốc hội và trưng cầu dân ý nếu trên 18 tuổi.
-
Từ trên 18 tuổi được đứng ghế bầu cử Quốc hội.
-
Có cơ hội được chỉ định vào các vị trí nhà nước yêu cầu quốc tịch Phần Lan.
-
Như một công dân khối Liên minh Châu Âu (EU), tức là có quyền di chuyển và làm việc trong khối EU, quyền được bỏ phiếu và đứng ghế trong các cuộc bầu cử của EU.
Bên cạnh quyền lợi, định cư tại Phần Lan, bạn cần phải thực hiện những nghĩa vụ sau:
-
Tất cả năm giới trên 18 tuổi bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự và hỗ trợ quốc phòng theo chính sách và quy định của nhà nước.
-
Tuân thủ luật phát Phần Lan ngay cả khi ở nước ngoài, công dân Phần Lan có thể bị kết án ngay cả khi gây tội ở nước ngoài.
>> Xem thêm: Điều kiện du học Úc
Du học sinh nên chọn ngành nào dễ định cư Phần Lan?
Vậy, du học sinh nên chọn du học ngành nào vừa mang lại việc làm cao, mức lương hấp dẫn sau tốt nghiệp vừa rộng mở cơ hội định cư? Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này thì đừng bỏ lỡ 3 ngành học sau nhé:
-
Công nghệ - Kỹ thuật: Theo học khối ngành này tại Phần Lan, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức và kỹ năng thực hành cần thiết phục vụ công việc sau trong tương lai. Đây còn là khối ngành thuộc các nhóm ngành ưu tiên định cư tại Phần Lan nên bạn có thể cân nhắc chọn ngành học này.
-
Ngành điều dưỡng: Phần Lan là một quốc gia có dân số già hóa nhanh với tỷ lệ người trên 65 tuổi nên nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế ngày càng tăng cao, đặc biệt là điều dưỡng. Học ngành điều dưỡng tại Phần Lan, bạn sẽ được đào tạo về các kiến thức và kỹ năng liên quan đến sức khỏe, phòng ngừa, điều trị bệnh cũng như hỗ trợ bệnh nhân và gia đình của họ.
-
Du lịch - Khách sạn: Sở hữu nhiều điểm du lịch hấp dẫn như thành phố cảng Turku, thủ đô Helsinki, vùng Lapland có hiện tượng bắc cực quang, rừng bạch dương tuyệt đẹp,... nên Phần Lan ngày càng thu hút khách du lịch đến từ nhiều nơi trên thế giới. Chính vì thế, nhu cầu về nguồn nhân lực ngành du lịch - khách sạn ngày càng tăng, mở rộng cơ hội việc làm và định cư cho sinh viên quốc tế theo học ngành này.
Tổng kết
Trên đây là thông tin chi tiết về điều kiện, chi phí và quyền lợi khi định cư Phần Lan, mong rằng sẽ giúp ích cho những ai đang muốn đến quốc gia này sinh sống lâu dài. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về du học và định cư các quốc gia khác như Úc, Anh, Canada, Thụy Sĩ, Singapore,... thì liên hệ ngay với Trung tâm Tư vấn du học VNPC để nhận tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
>> Có thể bạn muốn biết: Du học Úc vừa học vừa làm Du học Úc ngành quản trị kinh doanh Chi phí du học Úc Du học Canada hết bao nhiêu tiền Du học New Zealand nên học ngành gì Cách xin học bổng du học Canada