Hở van động mạch chủ 1/4 là mức độ hở van tim nhẹ với các triệu chứng như khó thở, đay thắt ngực, mệt mỏi…Nhưng nếu người bệnh chủ quan mà không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy hở van động mạch chủ 1/4 là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguy hiểm “rình rập” do bệnh lý này gây ra nhé!
Hở van động mạch chủ 1/4 là gì?
Van động mạch chủ là bệnh van tim nằm giữa động mạch chủ và tâm thất trái, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dòng máu chảy một chiều từ buồng thất trái vào động mạch chủ, đi nuôi cơ thể. Khi bị hở van động mạch chủ, van sẽ không thể đóng chặt ngay sau khi bơm máu ra khỏi tim khiến một phần máu chảy ngược vào tim thay vì đi tiếp vào động mạch chủ.
Hở van động mạch chủ 1/4 tương ứng với tỷ lệ dưới 25% và cũng là mức độ hở nhẹ nhất. Tuy nhiên, nhiều người khi mắc bệnh lại chủ quan không điều trị do chưa nhận biết được mức độ quan trọng van tim động mạch chủ là van tim đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng máu lớn được bơm ra khỏi tim.
Tình trạng hở van 2 lá hay 3 lá có thể chỉ là hở van tim sinh lý, nhưng hở van động mạch chủ 1 4 có thể là hở van tim bệnh lý cần được điều trị sớm. Việc chủ quan không điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Hở van động mạch chủ có đáng lo ngại?
Không giống như các loại bệnh hở van tim khác, bệnh hở van động mạch chủ nguy hiểm hơn rất nhiều. Theo đó, các bác sĩ sẽ dựa trên 2 chỉ số chính là hiệu suất tống máu của tâm thất trái (EF) và kích thước tâm thất trái (LVEDd) để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh.
- Trường hợp hở van động mạch chủ 1/4 không nguy hiểm: Đối với trường hợp này, hiệu suất tống máu vẫn ở mức bình thường (khoảng trên 50%), tâm thất trái chưa bị giãn nở hoặc giãn nở rất ít thì thường chưa xuất hiện các triệu chứng đi kèm.
- Trường hợp hở van động mạch chủ 1/4 mức độ nguy hiểm: Chỉ số hiệu suất tống máu (EF) chỉ đạt dưới 50%, tâm thất trái giãn nở nhiều. Người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, khó thở khi cố gắng, khó thở khi nằm nghỉ, cảm giác đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim... Hoặc trường hợp người bệnh bị hở van và hẹp van động mạch chủ cùng lúc, thậm chí dù hở van chỉ 1/4 cũng có thể tiến triển nhanh chóng và dẫn đến suy tim.
Với những trường hợp hở van do các bệnh lý phức tạp khác như hội chứng Marfan, giãn động mạch chủ, bóc tách động mạch chủ, hoặc khuyết tật van động mạch chủ bẩm sinh... thì ngay cả khi bị hở van động mạch chủ ở mức độ nhẹ nhất cũng có thể gây nguy hiểm.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh hở van động mạch?
Ngoài việc chẩn đoán qua một số triệu chứng lâm sàng như mạch nảy mạch, huyết áp tâm thu cao và tâm trương thấp. Còn có một số phương pháp để chẩn đoán bệnh hở van động mạch chủ và các bệnh lý liên quan như:
- Điện tâm đồ, nếu thấy thể tích thất trái răng, ngoại tâm thu thường là do hở van động mạch.
- Siêu âm tim
- Đánh giá kích thước và chức năng của thất trái, đặc biệt là chỉ số phân suất tống máu.
- Phát hiện bệnh lý động mạch chủ kèm theo, đặc biệt là trong trường hợp có hở van động mạch chủ thứ phát do giãn gốc động mạch chủ.
- Đánh giá hình thái của van động mạch chủ, để xác định nguyên nhân gây ra hở van động mạch chủ như van chỉ có hai lá, sa lá van...
- Xác định mức độ của hở van động mạch chủ.
Tuy nhiên, do tiến bộ trong kỹ thuật siêu âm tim, việc thông tim và chụp buồng tim không còn được sử dụng để chẩn đoán hở van động mạch chủ. Thay vào đó, chụp động mạch vành bằng đường ống thông có thể được thực hiện, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao về bệnh mạch vành.
Cách điều trị hở van động mạch chủ 1/4
Trên thực tế, không có phác đồ điều trị thuốc đặc biệt nào dành cho người bệnh hở van động mạch chủ 1/4 khi chưa xuất hiện triệu chứng cơ năng. Ngoại trừ trường hợp hở van tim phát sinh từ các bệnh tim mạch khác. Các bác sĩ có thể kê toa thuốc để điều trị các nguyên nhân cụ thể gây ra hở van động mạch chủ, như thuốc lợi tiểu, chống đông và thuốc giãn mạch.
Nếu phải tiến hành các thủ thuật có nguy cơ chảy máu, người bệnh cần phải thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe để được chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Cách ngăn ngừa hở van động mạch chủ tiến triển nặng
Khi bị hở van động mạch chủ, tim cần phải làm việc nhiều hơn để có thể bù lại lượng máu bị thiếu hụt, đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ thể. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị thì điều chỉnh lối sống hàng ngày cũng là một yếu tố rất quan trọng.
Có chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho tim
Một chế độ ăn tốt cho người bị hở van thường sẽ có nhiều rau củ quả, các loại đậu, sữa ít béo hoặc sữa chua, các loại cá giàu Omega-3 (cá thu, cá trích, cá hồi), ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt quả hạch như hồ đào, điều, hạnh nhân...
Nên tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và hạn chế cà phê, trà, chocolate. Đồng thời, hạn chế ăn mặn để giảm huyết áp và áp lực lên tim, ngăn ngừa tình trạng hở van trở nên nặng hơn.
Thường xuyên vận động
Các hoạt động với cường độ nhẹ như đi bộ, chăm sóc cây cảnh, làm vườn... cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, các môn thể thao như bơi lội, yoga, đi xe đạp cũng rất tốt cho tim. Không chỉ vậy, thói quen vận động còn giúp làm giảm căng thẳng, ngủ ngon và ăn ngon miệng hơn.
Học cách kiểm soát stress
Sức khỏe tâm lý cũng tác động đến bệnh tim mạch. Vì vậy, hãy giảm bớt áp lực trong cuộc sống cũng như cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực như nóng giận, stress, căng thẳng, lo lắng... Hãy để bản thân được thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Hở van động mạch chủ 1/4 tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Vì vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ hở van động mạch hãy đến ngay các chuyên khoa tim mạch để được kiểm tra nhé!
Xem thêm: Hở van động mạch phổi 1/4: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị