Cây lá giang là cây thuốc dân gian, dùng chữa chứng ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, đau nhức xương khớp.
Cây lá giang hay giang chua, dây giang (Aganonerion polymorphum), có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, được sử dụng trong y học và làm thực phẩm. Ở Việt Nam, cây mọc ở nhiều nơi thuộc các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở Nam Bộ cây lá giang thường mọc hoang ven sông, rạch, trong vườn cây.
Cây lá giang là loài dây leo dài 1,5 - 4m, nhẵn, có ít nhựa mủ trắng. Thân bò trên cây sống hoặc cây chết. Rễ có nhiều cấp mọc sâu trên đất ẩm. Lá có phiến mỏng, hình trái xoan, đầu nhọn sắc, gốc hình tim hoặc tù ở gốc, mặt trên có màu sáng hơn, dài 3,5 - 10cm, rộng 2 - 5 cm, có mủ trắng, vị chua dịu.
Cây lá giang là cây thuốc dân gian.
1. Những công dụng của cây lá giang
Người dân Nam Bộ thường dùng lá giang nấu canh chua, chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng như xào với thịt gà, cá nước ngọt, thịt bò…. Canh chua lá giang là một món ăn ngon rất ngon. Tuy nhiên rất ít người biết được rằng, thân, lá và rễ của cây lá giang còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Cụ thể, thành phần hóa học được xác định trong 100g lá giang gồm 85,3g nước, 3,5g protein, 3,5g glucid, 0,6mg carotein, 26 mg vitamin C. Là một loài cây có dược tính cao, chất saponin trong lá giang có tính kháng sinh với các chủng khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella.
Cây lá giang là cây thuốc dân gian, dùng chữa chứng ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, đau nhức xương khớp. Cây lá giang dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da; dùng làm thực phẩm có vị chua khi chế biến các món ăn (cá, thịt).
Thân lá giang làm thuốc chữa sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm thận mạn tính. Đặc biệt, nó còn có tác dụng chữa viêm ruột, phong thấp, sưng tấy… Về mặt sinh học, cao lỏng lá giang được chiết xuất không thấy độc tính, có tác dụng ức chế 9 loại vi khuẩn, tiêu viêm cấp tính cả khi uống và tiêm.
* Một số bài thuốc từ cây lá giang theo Y học cổ truyền Việt Nam:
- Chữa sỏi đường tiết niệu: Thân lá giang (hoặc lá) 100 - 200g, sắc uống nhiều lần trong ngày. Hoặc thân lá giang 10 - 20g, hãm uống thay trà.
- Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy: Dùng 30 - 50g lá giang, sắc uống. Đơn thuốc này uống liên tục chữa được sỏi và viêm đường tiết niệu.
- Chữa đau nhức xương khớp, đau dạ dày: Rễ hoặc lá giang 20 - 40g, sắc uống, thường kết hợp với một số vị thuốc trị đau khác để gia tăng tính hiệu quả.
- Chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, vết thương: Lá tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương.
- Chữa viêm bàng quang: Lá giang nấu canh chua với cá hay thịt gà có tác dụng phòng chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng đái dắt, đái buốt.
- Ngoài ra, lá giang nấu canh chua với nhiều hải sản, kể cả thịt gia cầm, gia súc, có tác dụng làm giảm khả năng gây dị ứng của hải sản và thịt gia cầm gia súc, do lá giang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc dùng cho các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tí; sản hậu băng huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể.
Cây lá giang là loại cây rất dễ trồng.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lá giang
Từ những lợi ích cây lá giang mang lại, Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp của Tổng công ty Vidan xin chia sẻ đến quý bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lá giang:
a. Vườn ươm:
- Bầu ươm cây: Túi làm bầu là bì PE có kích thước 6×12 cm hoặc 8×15cm (rộng × dài), đục 8 lỗ thoát nước ở nửa dưới của bầu, phân bố thành 2 hàng và cách đáy bầu không quá 2cm.
- Hỗn hợp cho vào bầu: 85% đất + 15% phân chuồng hoai mục ủ nấm VD TRICHODERMA. Lưu ý, lấy tầng đất mặt, nhặt sạch rễ cây và các vật lạ, đất được lấy về đem phơi khô dưới ánh nắng trực tiếp.
- Xử lý và giâm hom giống:
+ Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt hom, tránh làm sây sát hom.
+ Chọn hom bánh tẻ, chiều dài hom từ 15 - 20cm, mỗi hom mang ít nhất 3 mắt lá, giữ lại khoảng 1/3 diện tích lá trên hom, phần còn lại cắt bỏ.
+ Cắt hom tới đâu chấm vào dung dịch chất kích thích ra rễ tới đó, sử dụng IBA hoặc NAA ở nồng độ 500 - 700ppm. Nếu không có dung dịch kích thích ra rễ, hom sau khi cắt nhúng vào chậu nước rồi tiến hành giâm.
+ Dùng que nhọn chọc lỗ sâu 3 - 4cm, cắm hom vào bầu, ém chặt đất vào gốc hom, bầu được đặt ở nơi có mái che nắng mưa, có hệ thống tưới.
- Chăm sóc cây con: Cây lá giang là loại chịu bóng ở thời gian đầu nên cần che bóng 50%. Khi cây xuất hiện chồi mới dài khoảng 20 - 30cm thì đem ra trồng ở ngoài.
b. Thời vụ trồng
Cây lá giang có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào đầu xuân hoặc đầu thu.
c. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Trồng nơi cao ráo, tốt nhất trồng đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ,…
- Mật độ trồng: hố trồng 40×40×40cm, cây cách cây 0,5 - 1m.
- Bón lót và trồng: 5 - 7kg phân chuồng hoai mục ủ nấm VD TRICHODERMA + 30 - 50g VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + rơm rạ mục và đất mùn tầng mặt. Xé bầu trước khi đặt bầu xuống hố (tránh làm vỡ bầu), lấp đất ngang mặt hố. Sau khi trồng cần cắm choái cho cây leo lên và làm giàn có chiều cao khoảng 1,6 - 1,8cm.
- Bón thúc tăng trưởng:
+ Tưới gốc: Sau trồng 1 tháng tiến hành bón phân thúc, hòa 1kg xô VD DÙ XANH + 500g VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN pha 400 lít nước, tưới 2-3 lít/ gốc, định kỳ 20 ngày/ lần tưới để tăng năng suất chồi.
+ Phun qua lá:
Công thức 1: Dùng 250ml VD VUA NHÚ ĐỌT + 250g VD SUPER NUTRI pha 200 lít nước phun ướt đều mặt lá.
Công thức 2: Dùng 250 ml VD AMI-NO.1 + 50ml VD PHÂN TÍM pha 200 lít nước phun ướt đều mặt lá. Luân phiên công thức 1 và 2 định kỳ 7-10 ngày/ lần, giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn, cho năng suất cao và ổn định.
Lưu ý: Cây lá giang từ khi trồng đến khi thu hoạch lứa đầu tiên kéo dài 4 tháng, khi cây leo khoảng 40-50 cm thì bấm ngọn cho cây phân cành, khi cành phát triển mạnh tiếp tục bấm các ngọn cành để cây phân nhiều nhánh hơn, cho lá nhiều hơn. Cây lá giang càng cắt cây càng phát triển mạnh.
Với bộ sản phẩm và quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lá giang của mìn, Tổng công ty VI DAN kính chúc quý bà con được mùa bội thu.
Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp Tổng công ty VI DAN