Khi bị tụt huyết áp, bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu, chóng mặt, mệt mỏi, và thậm chí là ngất xỉu. Tuy nhiên, không nên lo lắng về việc huyết áp thấp nên làm gì vì qua bài viết sau đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ thông tin đến bạn một số biện pháp đơn giản có thể thực hiện ngay để giảm thiểu tác động của huyết áp thấp.
Biểu hiện của tụt huyết áp
Hệ thống huyết áp luôn hoạt động để duy trì sự ổn định trong cơ thể, đảm bảo rằng máu được cung cấp đều đặn đến các cơ quan từ trái tim. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta có thể gặp phải tình trạng huyết áp thấp, khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Hiện tượng này được gọi là tụt huyết áp.
Khi huyết áp giảm đột ngột, người bệnh có thể trải qua những cảm giác choáng váng, mắt mờ, chóng mặt, nhịp tim nhanh và trong một số trường hợp nặng hơn, có thể gây lơ mơ, mất tập trung, ngất xỉu và mất ý thức. Tụt huyết áp khiến não và các cơ quan khác trong cơ thể không nhận được đủ máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, có thể gây ra tình trạng thiếu máu não và thậm chí là tổn thương não.
Khi bị huyết áp thấp nên làm gì?
Việc cấp cứu cho người bị tụt huyết áp đòi hỏi sự nhanh chóng và chính xác để tránh các biến chứng nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Khi phải cấp cứu cho một người bị tụt huyết áp, lưu ý là phải kiểm tra xem người đó có tiền sử bệnh tiểu đường hay không, để loại trừ khả năng hạ đường huyết và tập trung vào việc cấp cứu hạ huyết áp. Quá trình cấp cứu cần tuân thủ các bước sau đây:
- Giữ thái độ bình tĩnh và từ từ đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm xuống một bề mặt phẳng. Sử dụng gối để kê đầu và chân và nếu có thể, đặt chân cao hơn so với đầu.
- Cung cấp một cốc nước sâm, trà gừng, cafe, chè đặc hoặc thức ăn giàu muối để giúp cơ thể hồi phục. Trường hợp không có những thức uống hay thực phẩm này, hãy cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc để kích thích nhịp tim và tăng huyết áp tạm thời.
- Cung cấp một ít sô-cô-la nếu có, vì nó có thể giúp bảo vệ mạch máu và duy trì huyết áp ổn định hơn.
- Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị huyết áp thấp theo đơn của bác sĩ, hãy đảm bảo rằng bệnh nhân đã uống đủ liều thuốc.
- Nếu tình trạng của bệnh nhân cải thiện, hãy giúp bệnh nhân ngồi dậy từ từ và khuyến khích họ vận động chân tay trước khi đứng dậy.
- Nếu bệnh nhân không cảm thấy đỡ, cần đưa ngay vào một cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Điều quan trọng khi bắt gặp người bị tụt huyết áp là chăm sóc và xử lý ngay lập tức để giảm thiểu nguy cơ biến chứng và đảm bảo an toàn cho người bị tụt huyết áp.
Một số phương pháp giúp hạn chế bị huyết áp thấp trở lại
Các biện pháp để hạn chế tái phát huyết áp thấp có thể được thực hiện như sau:
- Giảm uống rượu và uống nhiều nước lọc hơn: Uống rượu có thể tăng huyết áp, nhưng không nên uống quá nhiều khi bị huyết áp thấp. Thay vào đó, hãy đảm bảo uống đủ nước để duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu. Điều này cũng giúp ngăn ngừa triệu chứng huyết áp thấp do mất nước.
- Kiểm soát lượng muối ăn: Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn có thể giúp kiểm soát huyết áp cao, nhưng không phải là giải pháp cho huyết áp thấp. Vì vậy, khi điều trị huyết áp thấp, cần tuân thủ khuyến nghị hằng ngày là 2 - 3mg muối.
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Tránh thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi xuống. Điều này giúp ngăn ngừa tái phát huyết áp thấp và triệu chứng như chóng mặt và đau đầu. Trước khi đứng lên, nên bóp chân và mắt cá chân vài lần, sau đó từ từ đứng dậy và di chuyển.
- Giảm lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn: Một chế độ ăn nhiều carbohydrate không phù hợp cho người bị huyết áp thấp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm lượng carbohydrate trong thực phẩm giúp giảm huyết áp và rút ngắn thời gian huyết áp giảm sau khi ăn. Do đó, nếu bạn bị huyết áp thấp, hạn chế hấp thu carbohydrate.
- Tránh tắm nước nóng và xông hơi: Tắm nước nóng và xông hơi có thể gây chóng mặt và choáng váng, vì áp lực trong cơ thể giảm. Hạn chế thời gian tắm nóng và sử dụng ghế để ngồi và thư giãn nếu cần. Hãy xoa bóp bàn chân và bắp đùi trước khi đứng dậy từ ghế.
- Ăn thường xuyên: Tránh ăn các bữa lớn mà thay vào đó chia thành nhiều bữa nhỏ sau mỗi hai giờ. Điều này giúp cơ thể xử lý tốt vấn đề huyết áp thấp và tránh triệu chứng chóng mặt sau khi ăn.
- Sử dụng tất dài: Nếu được khuyến nghị bởi bác sĩ, bạn có thể sử dụng tất dài đến gối và đùi để giúp máu lưu thông ở phần trên cơ thể mà không gây tụt huyết áp.
Tuy nhiên, trong trường hợp mà áp dụng những biện pháp trên nhưng huyết áp vẫn chưa trở về mức bình thường hoặc khi tụt huyết áp đi kèm với chấn thương và mất máu, việc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất sớm nhất là cần thiết. Điều quan trọng cuối cùng là thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà cho bản thân và người thân, nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe và có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả có thể xảy ra.
Tóm lại, không chỉ tăng huyết áp mà tụt huyết áp cũng mang trong mình những nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Việc hiểu và nắm bắt khi bị huyết áp thấp nên làm gì là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.