Khi đất nước đang bước vào kỷ nguyên công nghiệp hóa - hiện đại hóa, ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động. Chính vì vậy mà ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa của trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM luôn hấp dẫn các bạn trẻ trong mỗi kỳ tuyển sinh. Hôm nay, Hocmai.vn sẽ đánh giá những thông tin cần thiết của ngành này để các bạn có cái nhìn rõ hơn và dễ đưa ra quyết định cho mình!
1. Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa là gì?
Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa là ngành nghiên cứu, vận hành, thiết kế các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động cho những nhà máy, thiết kế, chế tạo robot, điều khiển, quản lý sản phẩm tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là ngành có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình sản xuất công nghiệp, nơi mà các thao tác của con người dần dần được thay thế bằng hoạt động của máy móc robot tự đồng để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, thời gian và nhân công.
Sinh viên Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa được học các kiến thức về: kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, lý thuyết mạch điện - điện tử, các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại,….
2. Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM có gì?
Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa của Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM dành cho các bạn sinh viên có đam mê và sở thích về điều khiển các đối tượng kỹ thuật, công nghệ và quá trình tự động hóa các quá trình sản xuất. Chương trình học sẽ có hai hướng là Công nghệ tự động hóa và Kỹ thuật điều khiển. Sau khi ra trường, sinh viên sẽ trở thành những kỹ sư tài năng, có khả năng xây dựng và thiết kế các hệ thống điều khiển tự động và hệ thống tự động hóa ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như: dây chuyền sản xuất, dầu khí, robot, máy móc và quản lý năng lượng.
Khi bạn tuyển sinh vào HCMUT, trong 3 học kỳ đầu, sinh viên của khoa Điện - Điện tử sẽ được học cùng nhau với các môn nền tảng về điện - điện tử với các môn cơ sở về kỹ thuật điện, cơ sở về kỹ thuật điện tử và máy tính. Điều này cho phép sinh viên nắm được kiến thức vững vàng về các kỹ năng và sau này có thể làm việc liên ngành với các sinh viên thuộc ngành khác của khoa. Đến học kỳ thứ 4, bạn sẽ được đăng ký vào ngành mình thích dựa vào điểm số môn học của 3 học kỳ đầu. Vậy nên, nếu bạn nào muốn chủ động hơn trong việc chọn ngành thì hãy cố gắng học thật tốt ở 3 học kỳ đầu nhé.
Nội dung đào tạo chi tiết:
Ngoài các môn học của ngành và chuyên ngành, sinh viên có 3 môn học tương đương với 9 tín chỉ tự chọn. Đây là cơ hội để học các môn của các ngành nghề liên quan để khi ra trường làm việc thực tế, sinh viên dễ dàng tiếp xúc và hợp tác với các kỹ sư của ngành đó. Bật mí là sinh viên HCMUT luôn được khuyến khích hợp tác với sinh viên các khoa khác để làm chung một dự án, đồ án, để học hỏi lẫn nhau và phát triển nhanh hơn.
Khoa Điện - Điện tử là một trong 4 khoa lâu đời nhất tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM nhưng lâu đời không có nghĩa là lạc hậu. Hàng năm, các thầy cô đều rà soát lại chương trình đào tạo, xem xét lại đề cương môn học của môn mình dạy để có thể cập nhật kiến thức phù hợp với công nghệ hiện đại để sinh viên thích nghi được với công việc khi ra trường.
Là ngành học về công nghệ, đặc biệt là ngành có tốc độ phát triển nhanh “khủng khiếp” như Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa, cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm cũng đòi hỏi phải cập nhật liên tục. Chính vì thế, trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM luôn có nguồn kinh phí hàng năm để nâng cấp các thiết bị phòng thí nghiệm và phòng thực hành. Ngoài ra, với hệ thống cựu sinh viên và doanh nghiệp đối tác rất mạnh, trường nhận được rất nhiều sự hỗ trợ về vật chất và kiến thức để sinh viên cập nhật nhanh nhất với các công nghệ mới nhất.
Sinh viên Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa tại HCMUT cũng thường xuyên có cơ hội trau dồi kiến thức và kỹ năng mềm thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm, học bổng, thực tập, tham quan thực tế, các hoạt động CLB, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao,…
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa
Trong thời đại hiện nay, ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa là ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai bởi bất cứ lĩnh vực sản xuất công nghiệp nào cũng cần Điều khiển và tự động hóa. Kỹ sư tốt nghiệp có thể dễ dàng tìm được việc làm với mức lương tương đối với các vị trí như: chuyên viên tư vấn, vận hành kỹ thuật thiết kế, phân tích mô phỏng tại các nhà máy điện, công ty thương mại dịch vụ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa. Cụ thể:
- Kỹ sư vận hành và bảo trì: Bảo đảm quy trình vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng các hệ thống điện tử, điện, tự động.
- Chuyên gia hệ thống: chuyên phân tích nhu cầu về hệ thống điện, tự động hóa của các nhà máy, công ty.
- Kỹ sư vận hành bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động của các nhà máy, xí nghiệp.
- Chỉ huy các dự án: Thiết kế các hệ thống tự động và tham gia thi công các dự án về điều khiển tự động.
- Thiết kế các hệ thống tự động hóa cho xí nghiệp, nhà máy, công ty, tổ chức…
- Lập trình ứng dụng: những chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, CNC, PLC, các bộ điều khiển về lập trình.
- Chuyên gia tư vấn cung cấp các giải pháp và tư vấn trong lĩnh vực tự động, tham gia huấn luyện nhân viên.
- Giảng dạy tại các trường trung cấp cao đẳng, đại học, nơi đào tạo Kỹ sư, Cử nhân thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.
Vậy là Hocmai.vn đã hoàn thành bài Review những thông tin chi tiết về ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa. Chúc các bạn học tập tốt và vững bước trên con đường tương lai!