U nang bạch huyết ở trẻ em là một trong những căn bệnh ác tính thường gặp đối với hệ thống miễn dịch. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những biến chứng và cách điều trị bệnh nhé!
Thế nào là u nang bạch huyết ở trẻ em?
U bạch huyết là một căn bệnh phổ biến trong lâm sàng, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người già. Tuy nhiên, theo các thống kê từ Bộ Y tế, có tới 90% tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán mắc u bạch huyết đều ở độ tuổi dưới 2. Trong đó trẻ sơ sinh chiếm một phần lớn, khoảng 50%. U nang bạch huyết ở trẻ em có nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào vị trí và kích thước với các triệu chứng đặc trưng riêng.
U bạch huyết còn được gọi là u hạch bạch huyết, là một biểu hiện của dị tật trong hệ thống bạch huyết. Các khối u có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, có thể do bẩm sinh hoặc do tác động từ bệnh lý, chấn thương,...
Trong một số trường hợp, các khối u bạch huyết có thể phát triển lớn hơn và gây áp lực lên các dây thần kinh, mạch máu hoặc thậm chí xâm lấn vào đường hô hấp. Do đó, các phương pháp điều trị thích hợp cần được xem xét, tránh những tình huống rủi ro có thể xảy ra.
Hiện nay, căn nguyên của u nang bạch huyết ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia cho rằng 3 nguyên nhân chính có thể dẫn đến u nang bạch huyết ở trẻ em là:
- Các mạch bạch huyết vùng cổ tắc nghẽn, gây cản trở cho quá trình lưu thông giữa các hệ bạch huyết vùng cổ và tĩnh mạch cảnh.
- Mô lympho giai đoạn phôi bất thường dẫn đến sự sai sót trong lưu thông các bạch huyết.
- Sự bất thường của các mạch bạch huyết xảy ra vào giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 6 đến thứ 9, dẫn đến hình thành các u nang chứa đầy bạch huyết.
Triệu chứng đặc trưng của u nang bạch huyết ở trẻ em
Hầu hết trẻ sơ sinh mắc u nang bạch huyết thường biểu hiện bằng những triệu chứng cận lâm sàng như:
- U to và tăng kích thước nhanh chóng: Điều này có thể dẫn đến áp lực và chèn ép, gây khó thở đặc biệt khi u nằm ở vùng cổ hoặc ngực.
- Nhiễm trùng: Một số trường hợp có thể xảy ra triệu chứng nhiễm trùng, khi u bạch huyết bị viêm nhiễm. Vùng u thường trở nên căng, đỏ, đau và bệnh nhân có thể sốt cao.
- Cấu trúc nang u bạch huyết: Các nang u bạch huyết có thể có khoảng trống bên trong, chứa chất lỏng màu rơm hoặc có thể thay đổi màu sắc khi bị nhiễm trùng.
Nếu u bạch huyết phát triển quá nhanh ở trẻ, triệu chứng chảy máu trong nang u có thể dẫn đến mất máu cấp trên lâm sàng. Đôi khi, các tổn thương của u bạch huyết có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động, đặc biệt là khi u lớn ở tay và chân. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp, tổn thương u bạch huyết thường không gây đau hoặc chỉ gây đau nhẹ.
Nếu phân loại chi tiết u nang bạch huyết ở trẻ em, có thể nhận biết qua các triệu chứng đặc trưng sau:
- U bạch huyết dạng mao mạch: Dấu hiệu nhận biết là những đốm mụn nhỏ có màu từ hồng đến đỏ sậm. Đây là tổn thương lành tính và bạn có thể điều trị nếu chúng ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- U bạch huyết dạng hang: Bệnh thường thấy ngay từ khi mới sinh và đôi khi cũng gặp ở trẻ lớn hơn. Tổn thương nằm sâu dưới da và tạo thành một khối lồi lên bề mặt da, do đó bệnh lý này thường xuất hiện ở vùng cổ, lưỡi, môi và có kích thước từ vài milimet tới vài centimet.
- U bạch huyết hỗn hợp: Bệnh thường chứa nhiều nang với kích thước lớn và nhỏ khác nhau, đồng thời thể tích của mỗi nang có thể lớn hoặc nhỏ hơn 2 cm3.
Những biến chứng bệnh u nang bạch huyết ở trẻ em
U nang bạch huyết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây ra những biến chứng như:
- Chảy máu: U nang bạch huyết có thể dẫn đến chảy máu, đặc biệt khi chúng phát triển nhanh chóng.
- Viêm mô tế bào tái phát: Một số trường hợp u bạch huyết gây viêm mô tế bào và có thể tái phát sau một thời gian.
- Rò rỉ dịch bạch huyết: Trong một số trường hợp, u bạch huyết có thể gây ra rò rỉ dịch bạch huyết ra ngoài.
Ngoài ra, u bạch huyết còn có thể dẫn đến các biến chứng khác như:
- Khó nuốt và rối loạn hô hấp: Nếu u lớn nằm ở vùng cổ, chúng có thể gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn và thậm chí làm rối loạn chức năng hô hấp.
- Nhiễm trùng hô hấp: U bạch huyết có thể dẫn đến nhiễm trùng hô hấp trong trường hợp nang bị viêm nhiễm.
- Tính di truyền: U mạch huyết dạng nang có thể được phân tích di truyền tế bào để xác định xem có bất thường nhiễm sắc thể không. Điều này liên quan đến các lần mang thai tiếp theo của người mẹ.
- Biến chứng sau phẫu thuật: Các biến chứng sau khi phẫu thuật loại bỏ u bạch huyết có thể gây ra những tổn thương trong các cấu trúc cơ quan ở vùng cổ, gây nhiễm trùng sau phẫu thuật và có thể dẫn đến tái phát u bạch huyết.
Cách điều trị u nang bạch huyết ở trẻ em
Thông thường, các khối u bạch huyết không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, bệnh nhân có thể không yêu cầu điều trị đặc biệt. Người bệnh thường chỉ bắt đầu quan tâm khi khối u phát triển quá lớn, gây cản trở hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể.
U nang bạch huyết ở trẻ em có thể hình thành và phát triển theo nhiều thể khác nhau, do đó tính chất của từng khối u có thể khác nhau. Tùy thuộc vào loại u bạch huyết cụ thể, các bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp:
- Điều trị u bạch huyết dạng mao mạch: Các phương pháp có thể áp dụng điển hình như dẫn lưu dịch bạch huyết, liệu pháp laser, hoặc phẫu thuật để loại bỏ khối u.
- Xử lý u nang bạch huyết: Phẫu thuật thường là lựa chọn chính để loại bỏ hiệu khối u. Tuy nhiên, đối với trường hợp u nang bạch huyết, người bệnh có thể tái phát sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, một biện pháp khác là tiêm xơ, là quá trình tiêm thuốc trực tiếp vào khối u, thường được ưu tiên sử dụng đối với u nang bạch huyết.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về những biến chứng và cách điều trị u nang bạch huyết ở trẻ em. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh u nang bạch huyết này, đồng thời cân nhắc điều trị cho trẻ, tránh các biến chứng có thể xảy ra.