Khám phá về sở trường là gì, sở đoản của bản thân là gì sẽ giúp bạn vượt qua câu hỏi về ưu nhược điểm một cách suôn sẻ. Bên cạnh đó, một số ví dụ về sở trường sở đoản của bản thân sẽ giúp bạn xác định bản thân một cách chính xác nhất. Trong bài viết dưới đây, Sforum sẽ cùng bạn tìm hiểu các cách để xác định sở trường sở đoản của bản thân hiệu quả, chính xác.
Sở trường là gì? Ví dụ về sở trường
Sở trường là để chỉ điểm mạnh trong một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, chẳng hạn như con người, ý tưởng, giá trị,... Nói chung, sở trường là những kỹ năng mà một người sở hữu giúp họ giải quyết và vượt qua khó khăn. Sở trường có thể xoay quanh những vấn đề về thể chất hoặc tinh thần. Vì các tình huống khác nhau đòi hỏi các dạng kỹ năng khác nhau.
Những kỹ năng sở trường bản thân không chỉ giúp mọi người giải quyết mọi thứ trong cuộc sống mà còn thường được đánh giá cao và khen thưởng trong xã hội ngày nay. Vậy một số ví dụ về sở trường là gì? Sforum sẽ giới thiệu một số sở trường của bản thân mà bạn có thể tham khảo:
- Kỹ năng tự học nhanh
- Độ thích nghi linh hoạt
- Tính chủ động cao
- Chú ý đến các vấn đề một cách chi tiết
- Sáng tạo
- Đam mê
- Linh hoạt
- Kiên nhẫn
- Trung thực
- Có lối suy nghĩ và cách sống tích cực
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng viết
- Chuyên gia về một kỹ năng hoặc phần mềm cụ thể
Sở đoản là gì? Ví dụ về sở đoản
Trái ngược với câu hỏi sở trường là gì thì sở đoản hay yếu điểm là những khía cạnh, yếu tố chưa tốt của một người. Những điểm chưa tốt này có thể chưa được phát triển hoặc phát triển chưa đúng cách. Do đó, các sở đoản có thể gây cản trở cho công việc và các mối quan hệ xung quanh. Tuy nhiên, những khuyết điểm này có thể thay đổi bằng cách rèn luyện.
Để bạn có thể hiểu rõ hơn về sở trường là gì, sở đoản là gì, ngoài những ví dụ về sở trường ở phần bên, bạn cũng có thể xem các ví dụ về sở đoản dưới đây:
- Dễ mất kiên nhẫn
- Nói quá nhiều
- Quá thẳng thắn
- Nhạy cảm
- Thiếu tự tin
- Quá hướng ngoại
- Quá hướng nội
- Khả năng giao tiếp còn yếu
Lợi ích khi biết được sở trường sở đoản của bản thân
Khi tìm hiểu về sở trường sở đoản, bạn có thể hiểu được giá trị của bản thân. Thông qua những giá trị đó, có thể mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Vậy những lợi ích khi biết sở đoản, sở trường là gì? Cùng Sforum điểm qua dưới đây:
Tiết kiệm thời gian: Việc hiểu rõ một số sở trường của bản thân giúp bạn hiểu rõ được mình. Bạn sẽ biết được những khía cạnh mà mình cần phát huy, các kỹ năng sẵn có của bản thân. Từ đó, xác định mục tiêu đúng đắn, vạch ra đường đi ngắn nhất để thành công.
Cho phép bản thân phát triển hơn nữa: Hiểu rõ một số ví dụ về sở trường sở đoản sẽ giúp bạn hiểu rõ những gì mình đang có. Bạn sẽ phát huy tốt những tài năng có sẵn. Đồng thời, bù trừ, khắc phục các khuyết điểm của mình hiệu quả hơn.
Thúc đẩy khả năng hợp tác: Biết rõ sở trường là gì cũng sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất khi hợp tác. Bạn có thể phát huy sức mạnh của cá nhân mình và đóng góp vào việc xây dựng tạo nên kết quả đáng mong đợi.
Tóm lại, việc hiểu về sở trường bản thân sẽ giúp bạn phát triển, khai thác bản thân tối đa. Hơn hết, những sở đoản, khuyết điểm sẽ được khắc phục thông qua rèn luyện sẽ hỗ trợ công việc trong tương lai một cách hoàn hảo.
Cách xác định sở trường, sở đoản của bản thân
Sau khi tìm hiểu một số ví dụ về sở trường sở đoản của bản thân, bạn cần tìm hiểu cách xác định chúng. Có đa dạng phương pháp để nhận ra một số sở trường của bản thân đúng đắn. Sforum sẽ chỉ bạn các cách để nhận biết điểm mạnh, yếu của bản thân nhé.
Đặt mục tiêu trong khả năng: Đạt được những mục tiêu “trong tầm với” có thể giúp bạn xác định các khía cạnh sở trường của mình. Tập trung vào việc cải thiện từng khía cạnh một và dành thời gian quan sát kết quả.
Ghi nhận lời nhận xét mang tính chất xây dựng: Học cách chấp nhận và tiếp thu lời phê bình mang tính xây dựng. Hãy yêu cầu phản hồi từ người khác, sau đó dành thời gian suy nghĩ về những điều đó. Bạn nên cân nhắc xem những lời khuyên này có thể giúp bạn cải thiện sở trường bản thân như thế nào nhé!
Học hỏi từ người khác: Quan sát cách những người thành công tiếp cận mục tiêu của họ. Từ đó, cố gắng kết hợp một số kỹ thuật này vào cuộc sống để tìm ra sở trường là gì. Xem cách tiếp cận nào hiệu quả nhất đối với người khác và cân nhắc xem có thể áp dụng với bạn hay không.
Dành thời gian cho bản thân: Điều quan trọng là bạn phải dành thời gian để nạp lại năng lượng và suy ngẫm về lối đi của mình. Hãy đảm bảo nghỉ ngơi khi cần để bạn có thể quay lại với cảm giác tràn đầy năng lượng và động lực.
Cách trả lời câu hỏi về sở trường, sở đoản khi phỏng vấn
Trao đổi về một số sở trường của bản thân là điều khá đơn giản. Bạn chỉ cần nêu từ 3-5 ưu điểm của bản thân mình. Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi về sở đoản, bạn nên có những cách nói tinh tế và khéo léo để nhà tuyển dụng có cái nhìn tích cực hơn về bạn. Vậy, làm thế nào bạn có thể nói về điểm yếu của mình theo cách thể hiện sự tự nhận thức và mong muốn học hỏi?
- Luôn trung thực nói ra những sở đoản sở trường bản thân nhưng nên khéo léo trong từng câu nói.
- Hãy nói nhiều hơn về việc tự cải thiện bản thân của bạn. Bởi hành động, kết quả luôn có sức thuyết phục hơn. Hãy thể hiện cho công ty thấy được cách bạn đã, đang và sẽ hoàn thiện tốt sở đoản của mình. Hãy chỉ rõ và cụ thể những việc bạn thực hiện để cải thiện.
- Khi thảo luận về sở đoản của mình, luôn cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có thể tiếp nhận những lời nhận xét từ mọi người. Thể hiện mong muốn tiếp tục học hỏi và nâng cao bản thân.
- Đối với mỗi một sở đoản, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn cũng có một số sở trường của bản thân để hỗ trợ cho điểm yếu đó.
Trên đây là một số ví dụ về sở trường sở đoản của bản thân mà Sforum giới thiệu đến bạn. Bên cạnh đó, Sforum cũng cung cấp cho bạn các định nghĩa về sở trường là gì, sở đoản là gì. Do đó, bạn có thể xác định bản thân rõ ràng nhất. Hãy theo dõi Sforum để có thêm những thông tin và mẹo phỏng vấn hay nhé.
- Xem thêm bài viết chuyên mục: Wiki - Thuật ngữ