CV xin việc cho sinh viên năm nhất cần những nội dung gì? Làm thế nào để một sinh viên năm nhất chưa có kinh nghiệm làm việc có thể chứng minh được năng lực của bản thân? Hãy cùng JobsGO khám phá ngay bạn nhé.
1. Tầm Quan Trọng Của CV Xin Việc Đối Với Sinh Viên Năm Nhất
Sinh viên năm nhất cần làm CV xin việc khi có ý định đi làm thêm, ứng tuyển vào vị trí thực tập tại các tổ chức/doanh nghiệp hoặc muốn trở thành thành viên của các câu lạc bộ,…
Thông qua CV, các bạn sinh viên năm nhất có thể cho nhà tuyển dụng thấy được quyết tâm, định hướng nghề nghiệp, cũng như kiến thức và kỹ năng mà mình có. Qua đó, HR có thể nhận thấy mức độ phù hợp của bạn với vị trí đang tuyển dụng.
Có thể nói rằng, CV xin việc cho sinh viên năm nhất không chỉ là tài liệu cung cấp thông tin mà còn là “chìa khóa” giúp mở ra các cơ hội nghề nghiệp.
Xem thêm: Cách làm CV xin việc ấn tượng, đúng chuẩn cho mọi ngành nghề
2. Hướng Dẫn Cách Viết CV Xin Việc Cho Sinh Viên Năm Nhất
Dưới đây là các phần nội dung quan trọng trong CV của một sinh viên năm nhất.
2.1. Ảnh CV
Tại Việt Nam, ảnh gần như là một phần không thể thiếu khi thiết kế CV. Ngay cả khi bạn là sinh viên, bạn vẫn nên chuẩn bị một chiếc ảnh mang tính nghiêm túc.
Ảnh CV trong CV xin việc cho sinh viên năm nhất nên có phông nền đơn giản; khuôn mặt thể hiện sự tự tin với mắt nhìn thẳng về phía trước, môi hơi mỉm cười. Bạn nên mặc áo sơ mi khi chụp ảnh để cho thấy bản thân là một người chuyên nghiệp.
2.2. Thông Tin Cá Nhân
Đây không chỉ là nơi để bạn giới thiệu bản thân mà còn là cách để bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng phương thức liên hệ với mình. Do đó, bạn nên đưa ra thông tin một cách chính xác. Tránh để rơi vào tình huống nhà tuyển dụng muốn gọi mời bạn đến phỏng vấn nhưng không thể kết nối được.
Những thông tin quan trọng không thể thiếu trong phần này là: họ tên, số điện thoại liên hệ, email. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung nội dung năm sinh, địa chỉ và link dẫn tới các trang mạng xã hội chuyên nghiệp (nếu có).
Ví dụ:- Họ và tên: Nguyễn Văn A
- Ngày sinh: 01/01/2003
- Địa chỉ: Số 123, Đường ABC, Quận XYZ, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0123 456 789
- Email: van.a@example.com
2.3. Mục Tiêu Nghề Nghiệp
Sinh viên năm nhất thường chưa có kinh nghiệm làm việc, vậy phải làm thế nào để chứng minh được sự phù hợp của bản thân với vị trí công việc đang ứng tuyển? Câu trả lời cho câu hỏi này là bạn cần tập trung vào phần nội dung mục tiêu nghề nghiệp.
Trong phần này, bạn cần thể hiện được mong muốn của bản thân khi ứng tuyển và quyết tâm của bản thân trong việc hoàn thành mục tiêu đó.
Ví dụ:Là một người trẻ năng động, ham học hỏi; với những kiến thức có được từ ngành XXX, tôi mong muốn phát triển bản thân, trau dồi kỹ năng và có thêm kinh nghiệm thực tế khi làm việc tại vị trí YYY. Mục tiêu của tôi là trong vòng 1 tháng có thể đóng góp một phần sức lực cho công ty dưới sự chỉ đạo của người hướng dẫn. Sau 3 tháng có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao và có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của công ty sau khi tốt nghiệp hoặc sớm hơn khi công ty tạo điều kiện.
2.4. Kỹ Năng
Là sinh viên năm nhất, có thể bạn chưa có được những kỹ năng chuyên môn quan trọng trong lĩnh vực bạn muốn theo đuổi. Nhưng để chứng minh mình là một ứng viên tiềm năng, ham học hỏi, bạn nên đề cập tới những kỹ năng mềm sau:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng làm việc độc lập
- Kỹ năng tự học
- Kỹ năng research thông tin
2.5. Trình Độ Học Vấn
Trình độ học vấn cũng là một trong những yếu tố được nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm khi đọc CV xin việc cho sinh viên năm nhất. Vì thông qua nội dung này, họ có thể đánh giá được phần nào đó năng lực học tập cũng như khả năng tư duy của bạn.
Trong phần nội dung này, bạn hãy đề cập đến những thành tích, kết quả học tập tốt mà bạn đã đạt được.
Ví dụ:Sinh viên ngành Xã hội học
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQGHN | 2023 - 2027
GPA kỳ I, 2023: 3.8/4
Học bổng cho sinh viên đạt loại Xuất sắc kỳ I, 2023
Nếu bạn có chứng chỉ IELTS thì cũng ngại “khoe ra” cho nhà tuyển dụng biết.
2.6. Kinh Nghiệm Làm Việc
Sẽ thật tuyệt nếu bạn đã từng có kinh nghiệm làm việc trước đó. Ngay cả khi bạn không làm công việc trực tiếp liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển thì cũng hãy cho nhà tuyển dụng biết nhé. Đừng quên liệt kê đầy đủ thông tin về công ty, vị trí làm việc, nhiệm vụ mà bạn cần thực hiện hàng ngày.
Trong trường hợp bạn chưa có bất kỳ kinh nghiệm làm việc nào, thì cũng đừng quá lo lắng. Vì kinh nghiệm không phải là một yếu tố chiếm số điểm lớn khi nhà tuyển dụng đánh giá CV của một sinh viên năm nhất.
2.7. Dự Án Nghiên Cứu Khoa Học, Hoạt Động Ngoại Khóa
Nếu bạn từng tham gia nghiên cứu khoa học, các dự án cộng đồng hoặc hoạt động ngoại khóa, hãy đưa thông tin này vào CV. Bạn nên nói rõ mục đích của nghiên cứu/ hoạt động đó và trình bày rõ ràng về vai trò, đóng góp của bạn. Đừng quên đề cập đến kết quả mà bạn đã đạt được từ những hoạt động này.
Ví dụ:Hoạt Động Ngoại Khoá
Thành viên nhóm Tình nguyện Xã hội ABC | 10/2022 - Nay
- Tổ chức và tham gia các hoạt động từ thiện trong cộng đồng
- Đã cùng nhóm tổ chức thành công hoạt động XXX tại tỉnh YYY
Đội trưởng Đội bóng đá sinh viên | 11/2022 - Nay
- Tổ chức các buổi đá bóng định kỳ hàng tuần
- Tổ chức thành công giải đấu bóng đá cấp trường năm 2022
Xem thêm: Kinh nghiệm ngoại khóa viết thế nào cho ấn tượng
2.8. Sở Thích
Bạn cũng có thể bổ sung thông tin về sở thích của mình vào CV xin việc cho sinh viên năm nhất để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn. Lời khuyên là bạn nên liệt kê những sở thích liên quan mật thiết đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí Thực tập sinh Content, hãy đề cập tới những sở thích sau:
- Đọc sách
- Nghe nhạc
- Viết truyện ngắn
- Quay tiktok
Khi viết CV xin việc, sinh viên có thể dựa vào kết quả MBTI trắc nghiệm để nhấn mạnh những điểm mạnh và tính cách nổi bật của mình, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhận thấy sự phù hợp với vị trí ứng tuyển
>>>Xem thêm: Cách viết sở thích trong Cv xin việc ấn tượng
3. Lưu Ý Khi Viết CV Xin Việc Năm Nhất
Khi viết CV, các bạn sinh viên năm nhất cần lưu ý những điều sau:
3.1. Về Hình Thức
- Độ dài: CV xin việc cho sinh viên năm nhất nên có độ dài tiêu chuẩn từ 1 - 2 trang A4.
- Font chữ: Bạn nên sử dụng các font chữ quen thuộc như Arial, Calibri,… để CV có thể được mở trên tất cả các thiết bị đồng thời giúp nhà tuyển dụng dễ đọc nội dung.
- Màu sắc: Tùy thuộc vào vị trí ứng tuyển mà bạn nên chọn màu sắc CV phù hợp. Với những vị trí công việc văn phòng thông thường, hãy chọn những màu sắc nhã nhặn, chuyên nghiệp như xám, xanh dương, vàng nhạt,… Nếu bạn ứng tuyển vào những vị trí yêu cầu sự sáng tạo, hãy thể hiện điều này thông qua việc phối màu sắc ấn tượng hơn cho CV của mình.
- Bố cục: Các phần nội dung trong CV xin việc cho sinh viên năm nhất nên được sắp xếp một cách khoa học với những nội dung quan trọng ở trên. Bạn nên thay đổi kích thước, định dạng chữ tiêu đề để tách biệt các phần thông tin.
- Ảnh CV: Bạn không nên sử dụng ảnh selfie để làm ảnh CV. Hãy chụp một bức ảnh cho thấy sự tự tin, chuyên nghiệp của bạn.
3.2. Về Nội Dung
- Câu từ: Bạn nên sử dụng những câu văn ngắn, rõ nghĩa khi viết CV xin việc cho sinh viên năm nhất. Tránh viết dạng đoạn văn dài, lan man.
- Sử dụng checklist: Hãy sử dụng các gạch đầu dòng để nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi nội dung.
- Tuyệt đối không sử dụng teencode: Ngay cả khi bạn là một người trẻ, nhưng khi xin việc bạn cần thể hiện tính chuyên nghiệp, tôn trọng doanh nghiệp. Do đó, hãy sử dụng văn phong trang trọng, tuyệt đối không viết tắt, không dùng teencode.
- Thêm từ khóa chuyên môn: Nếu có thể, bạn hãy đưa một vài từ khóa chuyên ngành vào CV để thể hiện rằng mình là một người có kiến thức. Tuy nhiên, hãy sử dụng những từ ngữ này đúng cách, đúng thời điểm để tránh bị đánh giá là khoe khoang.
4. Tham Khảo Một Số Mẫu CV Xin Việc Sinh Viên Năm Nhất
5. Những Câu Hỏi Liên Quan Đến CV Xin Việc Cho Sinh Viên Năm Nhất
❓ Khi là sinh viên năm nhất, CV của tôi cần có những phần chính nào để thu hút nhà tuyển dụng?
=> CV xin việc của sinh viên năm nhất cần bao gồm thông tin cá nhân, học vấn, kỹ năng, hoạt động ngoại khóa và mục tiêu nghề nghiệp. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc, đừng quên bổ sung nội dung này vào CV.
❓ Làm thế nào để tôi tạo điểm nhấn trong CV xin việc cho sinh viên năm nhất với ít kinh nghiệm làm việc?
Tạo điểm nhấn trong CV với ít kinh nghiệm bằng cách làm nổi bật kỹ năng cá nhân, sao cho chúng phản ánh sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển.
❓ Có nên đính kèm hoạt động ngoại khóa trong CV khi tôi là sinh viên năm nhất không?
Có thể đính kèm hoạt động ngoại khóa trong CV để thể hiện kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, sự năng động và nhiệt tình của bạn.
❓ Làm thế nào để tôi chứng minh năng lực của mình mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm?
Bạn hãy chứng minh năng lực của mình bằng cách tập trung vào thành tích học tập, dự án nghiên cứu khoa học, hoặc kỹ năng đặc biệt mà bạn có.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách viết CV xin việc cho sinh viên năm nhất. Đừng quên áp dụng để có được một mẫu CV thật chất lượng và mở ra cánh cửa phát triển sự nghiệp, bạn nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: